Hầu hết ý kiến của các hiệp hội ngành hàng XK chủ lực của VN là dệt may, nông - thuỷ sản tại cuộc họp giao ban XNK quý I do Bộ Công Thương chủ trì hôm qua (5.4) đều khẩn thiết mong Chính phủ có chính sách hỗ trợ giúp các DN XK trước mặt bằng lãi suất quá cao như hiện nay.

 

Không chỉ có vậy, vốn cho các DN cũng là vấn đề nan giải, bên cạnh các yếu tố nguyên liệu đầu vào tăng cao, nhiều loại phí bất hợp lý đang làm giảm đáng kể sức cạnh tranh của DN.

Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng.     Ảnh: Giang Huy
Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng.
Ảnh: Giang Huy

Đói vốn

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên, 3 tháng đầu năm nay, kim ngạch XK của VN đã tăng 33,7%, cao hơn nhiều so với chỉ tiêu Quốc hội đề ra (10%). Dù lượng XK một số mặt hàng giảm, nhưng do được giá nên giá trị XK tăng thêm 4,85 tỉ USD so cùng kỳ.

Trong đó, giá hàng hóa tăng khoảng 3 tỉ USD, lượng tăng 1,5 tỉ USD. Tuy thế, tại cuộc họp giao ban xuất - nhập khẩu của Bộ Công Thương, nhiều ý kiến hiệp hội DN đã tỏ ý lo ngại về độ trễ của chính sách, khi mà chủ trương thắt chặt tín dụng trong nước để kiềm chế lạm phát đã khiến nguồn vốn vay bị hạn hẹp.

Ông Nguyễn Hữu Dũng - Phó Chủ tịch Hiệp hội chế biến và XK thủy sản VN (Vasep) - cho biết: 3 khó khăn mà ngành chế biến thuỷ sản VN phải đối đầu là thiếu vốn, nguyên liệu cho sản xuất và đời sống người lao động gặp khó khăn do giá cả leo thang. Hiện mặt bằng lãi vay đã bị đẩy là quá cao, thậm chí trên mức 20%.

Với ngành điều, ông Nguyễn Thái Học - Chủ tịch Hiệp hội Điều VN - phân tích: Quý II tới là thời điểm thu mua nguyên liệu của ngành điều, nguồn vốn thu mua cần tới 25.000 tỉ đồng/năm, nhưng DN mới cân đối được khoảng 5.000 - 6.000 tỉ đồng, còn lại phải vay ngân hàng.

Trong quý I, các DN ngành này mới tiếp cận vốn vay khoảng 10% tổng nhu cầu tín dụng. 3 tháng (4, 5 và 6) là thời kỳ cao điểm thu mua nguyên liệu, lượng vốn cần huy động lên tới 12.000 tỉ đồng chưa biết lấy đâu ra. Do còn phải NK tới 50% sản lượng nguyên liệu cho sản xuất trong nước, nên nếu không nhanh chân thu mua nguyên liệu, thì các đối thủ cạnh tranh của VN là Ấn Độ, Philippines sẽ mua hết, đẩy giá nguyên liệu lên cao.

Tính ra, 1 tấn nhân điều XK mua vào 8.100USD, thời điểm giao dịch chỉ khoảng 7.700USD/tấn, DN lỗ 400USD/tấn. Tương tự, với ngành càphê, ông Đỗ Hoài Nam - Phó Chủ tịch Hiệp hội Càphê, cacao VN - cho biết: Do thiếu vốn nên DN VN đành ngồi nhìn DN nước ngoài tổ chức thu mua càphê ngay trên sân nhà. Vai trò chi phối thị trường đang thuộc về các Cty nước ngoài khi họ hiện đang nắm tới 60-70% nguồn nguyên liệu.

Làm gì để có vốn?


Trên thực tế, không phải DN nào cũng khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn NH. Thứ trưởng Nguyễn Thành Biên cho biết, mặt hàng gạo thời gian qua đã không còn kêu ca về vốn. Một số DN ngành này do được hiệp hội đứng ra bảo lãnh với NHNN, gửi danh sách các DN có nhu cầu vay vốn tới các NHTM để áp dụng hạn mức và lãi suất vay ưu đãi, nên DN chủ động được vốn và lãi vay không quá cao. Vì vậy, vai trò của các hiệp hội là vô cùng quan trọng - ông Biên nói. Ngoài ra, các bộ, ngành đã phối hợp hiệu quả trong việc đề xuất các cơ chế chính sách hỗ trợ DN trong bối cảnh tín dụng thắt chặt.

Ông Biên cho biết: “Để tháo gỡ khó khăn cho DN, theo đề nghị của liên bộ Tài chính - Công Thương, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Tài chính triển khai thực hiện việc dãn nộp thuế thu nhập DN cho các DN nhỏ và vừa.

Ước tính có khoảng 200 nghìn DNNVV nằm trong diện được dãn thuế TNDN với số thuế dự kiến vào khoảng 7.000 tỉ đồng. Việc này sẽ giúp DN giảm nhu cầu vốn lưu động, từ đó giảm áp lực về vốn và áp lực tăng lãi suất NH trong ngắn hạn. Đại diện Ngân hàng Nhà nước tại cuộc giao ban cũng cho biết: NHNN đã chỉ đạo về việc ưu tiên cho vay đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn, khu vực sản xuất hàng XK với khung lãi suất hợp lý.

Việc cơ cấu lại danh mục cho vay, giảm tỉ lệ vay các mục đích phi sản xuất, dành vốn cho các lĩnh vực sản xuất cũng tạo điều kiện cho các DN có thêm vốn. Vấn đề là để đảm bảo an toàn tín dụng, các DN đều phải đảm bảo các quy định về hạn mức tín dụng (không quá 15% vốn pháp định của NH với 1 hồ sơ vay vốn), quy định về thế chấp để đảm bảo khoản vay.

                                                                            Theo Báo Laodong

 

Các tin khác


Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục