(HBĐT) - 2 đợt rét bất thường và bất ngờ trong vụ đông- xuân 2010-2011 đã lấy đi của nông dân trong tỉnh gần 1 vạn con trâu, bò. Tỉnh đang cấp bách triển khai những biện pháp hỗ trợ thiệt hại cho người chăn nuôi. Nhưng về lâu dài, cơ sở và người dân cần quản lý tốt đàn gia súc, thay đổi tập quán chăn thả tự nhiên là biện pháp căn bản khôi phục và phát triển sản xuất

 

2 đợt rét lấy đi của nông dân gần 1 vạn gia súc

 

Ông Phạm Vinh Xương, Chi cục phó Chi cục Thú y cho biết: Vụ đông- xuân 2010- 2011 có 2 đợt rét cường độ lớn, lấy đi của nông dân trong tỉnh gần 1 vạn con trâu, bò. Trong đợt 1, rét đậm, rét hại kéo dài 32 ngày liên tiếp, nhiều ngày nhiệt độ xuống thấp dưới 13oC, cả tỉnh có 4.928 con trâu, bò bị chết rét. Trong đó, Lạc Sơn có 1.402 con, Kim Bôi 928 con, Đà Bắc có 899 con, Tân Lạc 454 con, Lương Sơn 317 con, Yên Thủy 284 con, Cao Phong 204 con, Mai Châu 190 con, Lạc Thủy 72 con, thành phố Hòa Bình 50 con. Đợt 2, rét hại liên tục trong 5 ngày (từ ngày 14-18/3) làm 5.046 con trâu, bò bị chết. Trong đó, Đà Bắc 1.311 con, Lạc Sơn 928 con, Kim Bôi 904 con, Tân Lạc 614 con, còn lại các huyện khác trên dưới 300 con.... ông Phạm Vinh Xương cho biết thêm: Nguyên nhân làm trâu, bò đổ ngã và chết với số lượng lớn là do tâm lý chủ quan của nhiều hộ chăn nuôi. Đợt rét thứ nhất đã làm cây cỏ, nguồn thức ăn chính của trâu cạn kiệt. Lượng thức ăn dự trữ đáp ứng không đủ. Mặt khác, đợt rét nàng Bân  tuy ngắn nhưng cường độ mạnh, kèm theo mưa phùn, gió cộng với nhiệt độ trung bình xuống dưới 10oC, vùng núi cao nhiệt độ xuống cực thấp đã làm nhiều trâu, bò đổ ngã.

 

Tập quán chăn thả rông vẫn phổ biến ở nhiều nơi

 

Còn nhớ, đợt rét đậm, rét hại đầu năm 2008, cả tỉnh có khoảng 12.000 con trâu, bò bị chết rét, chiếm khoảng 5% tổng đàn gia súc. Những tưởng người nông dân đã có ý thức hơn trong làm chuồng trại, dự trữ thức ăn cho trâu, bò trong mùa đông. Mặc dù vậy, ở nhiều xã các huyện vùng cao như: Đà Bắc, Mai Châu, người dẫn vẫn có thói quen thả rông trâu, bò, chưa có ý thức chuẩn bị thức ăn nên khi nhiệt độ xuống thấp đột ngột hoặc dài ngày là nguy cơ cao khiến trâu, bò bị chết đói, chết rét. Thực tế, 2 đợt rét cách đoạn và bất thường vụ đông- xuân 2010-2011 cũng lấy đi của nông dân gần 1 vạn con gia súc. Như vậy, mặc dù chúng ta đã triển khai nhiều biện pháp chống đói, rét cho trâu, bò như: khuyến cáo người nông dân chuẩn bị thức ăn dự trữ, bổ sung khoáng chất, vitamin; làm chuồng trại chống rét cho trâu ,bò... Thế nhưng, tập quán chăn thả gia súc tự nhiên vẫn đang phổ biến ở nhiều nơi  và hậu quả là nhiều hộ chăn nuôi bỗng chốc trắng tay. Nhiều xã vùng cao của Đà Bắc, Lạc Sơn, Kim Bôi, Tân Lạc trâu, bò đổ ngã nhiều. Trong khi đó, một số địa phương như: TP Hòa Bình, Cao Phong, Lạc Thủy có số lượng trâu, bò bị chết rét thấp là do người nông dân đã nghiêm túc thực hiện quy trình quản lý vật nuôi, không chăn thả tự nhiên.

 

Giải pháp hỗ trợ nông dân và khôi phục sản xuất

 

Trước tình hình trâu bò chết rét với số lượng lớn, ngành NN&PTNT đã đề nghị UBND tỉnh công bố thiên tai từ ngày 14- 18/3/2011 làm cơ sở để Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ người chăn nuôi theo Quyết định 142/QĐ-TTg ngày 31/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ, mức hỗ trợ 2 triệu đồng/con. Mới đây, tại cuộc họp đánh giá kết quả hoạt động quý I năm 2011, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đã giao nhiệm vụ cho ngành chức năng rà soát, thống kê chính xác thiệt hại trâu, bò chết rét, chủ trương trích 10 tỷ đồng hỗ 1 triệu đồng/con trâu, bò bị chết rét cho nông dân. Hiện, ngành NN&PTNT đang tăng cường phối hợp với UBND các huyện, thành phố chỉ đạo mạng lưới cơ sở cùng người chăn nuôi tổ chức chăm sóc những gia súc gầy yếu, củng cố, che chắn chuồng trại, bổ sung thức ăn, đồng thời đẩy mạnh công tác tiêm phòng, chủ động tạo miễn dịch cho đàn gia súc, gia cầm vụ xuân 2011. Theo Chi cục phó Chi cục Thú y Phạm Vinh Xương, đây là những biện pháp tình thế trước mắt nhằm giúp người dân vượt qua khó khăn, khôi phục sản xuất, phải triển khai hỗ trợ chính xác, đúng đối tượng, không để xảy ra thắc mắc, mâu thuẫn tại cơ sở. Về lâu dài cần thực hiện tốt quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi tỉnh giai đoạn 2010- 2015, định hướng đến năm 2020. Chi cục Thú y cho rằng, trong điều kiện thời tiết thất thường và dịch bệnh diễn biến phức tạp, cần đặc biệt chú trọng công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, thay đổi tập quán chăn nuôi không hiệu quả, áp dụng tiến bộ KHKT chăn nuôi mới cho nông dân theo hướng quản lý tốt vật nuôi như ở huyện Tân Lạc đã triển khai hiệu quả cuộc vận động không nhốt gia súc dưới gầm nhà sàn, xây dựng chuồng trại, chuẩn bị thức ăn cho trâu, bò. Chăn nuôi cần phải có sự quản lý, tổ chức tốt việc dự trữ thức ăn, tận dụng nguồn rơm, cây xanh, các phụ phẩm nông nghiệp khác, tận dụng đất bưa bãi trồng cỏ phát triển đàn gia súc theo hướng hàng hóa. Tiếp đến là phải đẩy mạnh công tác tiêm phòng, tạo miễn dịch cho gia súc. Qua kiểm tra ở một số xã vùng cao cho thấy, tỷ lệ tiêm phòng chỉ đạt 50% tổng đàn, chưa đáp ứng yêu cầu của công tác phòng- chống dịch bệnh. Việc xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh đã và đang thực hiện có hiệu quả tại Cao Phong cho thấy đây là hướng đi hiệu quả để phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa khi huy động được sự vào cuộc của cấp uỷ, chính quyền cơ sở và người dân.

 

 

                                                                                          Lê Chung

 

Các tin khác


Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Giá vàng sáng 26/4

Ngày 26/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau: Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 82 - 84,32 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra).

Khách sạn đầu tiên của tỉnh Hoà Bình được công nhận tiêu chuẩn 4 sao

Cục Du lịch quốc gia Việt Nam - Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) vừa ban hành Quyết định số 307/QĐ-CDLQGVN về việc công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch đối với khách sạn Sakura (tổ 5, phường Tân Thịnh, TP Hoà Bình). Theo đó, trên cơ sở căn cứ tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4391:2015, Cục Du lịch quốc gia Việt Nam công nhận khách sạn Sakura đạt tiêu chuẩn 4 sao trong 5 năm, kể từ tháng 4/2024.

Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục