Tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm 2011 đạt 5,6%, thấp hơn mức 6,16% 6 tháng đầu năm 2010. Tính đến tháng 6, lạm phát cả nước đã lên trên 13,29% do tác động giá thế giới, điều chỉnh tỉ giá và giá đầu vào một số mặt hàng nguyên liệu. Trong khi đó thâm hụt thương mại lên đến 7,5 tỉ USD.
Giá cả tăng cao buộc người tiêu dùng phải cắt giảm chi tiêu, sức mua giảm mạnh - Ảnh: N.Bình |
Đó là những con số được giáo sư - tiến sĩ khoa học Nguyễn Quang Thái, Hội Khoa học kinh tế VN, đưa ra tại hội thảo “Tác động của các chính sách kinh tế và ứng phó của doanh nghiệp” tổ chức tại TP.HCM ngày 28-6.
Theo ông Thái, đang có nhiều thách thức, khó khăn chờ doanh nghiệp từ đây đến cuối năm và doanh nghiệp cần linh động để có các biện pháp ứng phó kịp thời. Giá cả nguyên liệu đầu vào tăng nhanh và liên tục cũng làm giảm lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp.
Tình trạng mất cân đối vĩ mô nền kinh tế đã tích tụ lâu ngày, ngân sách huy động của VN cao nhất Đông Nam Á nhưng vẫn bội chi lớn trên 5%. Chưa kể nền sản xuất còn bị phụ thuộc nhập khẩu, thiếu công nghiệp phụ trợ, xuất khẩu thô, sử dụng công nghệ lạc hậu tiêu hao nhiều năng lượng, năng suất lao động thấp… khiến doanh nghiệp càng khó khăn.
Theo PGS.TS Lê Xuân Bá - viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, nghị quyết 11/NQ-CP đã đưa ra các gói giải pháp toàn diện và đã có tác dụng tích cực đối với mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Ông Bá cho rằng trong hoàn cảnh hiện nay các doanh nghiệp cần học cách thích nghi và có những biện pháp đối phó thích hợp.
Ông Đỗ Hồng Khanh, phó chủ tịch Hội Các nhà quản trị doanh nghiệp VN, cho biết hiện nay nhiều doanh nghiệp đã có những cách thức để giảm thiểu tác động của lạm phát như tiết giảm điện, tăng ca đêm, tăng hệ số quay vòng vốn, đàm phán với đối tác về phương thức hợp đồng, đa dạng hóa nguồn tài chính…
Tuy nhiên, ông Khanh cho rằng về lâu dài, doanh nghiệp vẫn cần sự ổn định trong các chính sách của Nhà nước để chủ động được kế hoạch sản xuất kinh doanh.
Theo Báo Tuoitre
(HBĐT) - Sau hơn 1 năm thực hiện chuyển đổi từ doanh nghiệp công ích sang hình thức cổ phần, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Công ty CP Môi trường đô thị Hòa Bình đã có sự thay đổi lớn “về chất”. Cụ thể, năng lực, quy mô hoạt động được tăng cường và mở rộng, các chỉ tiêu sản xuất - kinh doanh, việc làm, đời sống cho người lao động được cải thiện mạnh, cán bộ công nhân lao động đã thích ứng với cơ chế quản lý mới, yên tâm tin tưởng vào định hướng phát triển của công ty.
Chúng tôi về xã Tân Văn, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng vào cuối mùa gặt vụ chiêm xuân 2011, trong khi có những cánh đồng vụ mùa bội thu thì cũng có những cánh đồng người dân không thèm gặt mà bỏ mặc cho lúa vàng úa, vịt đồng giày xéo và đem máy cắt cỏ đến dọn ruộng.
Nhu cầu tiêu thụ cá tra trên thế giới đang tiếp tục tăng. Thực tế trong nước, nhiều nhà máy không đủ nguyên liệu cá tra để sản xuất, xuất khẩu; vậy mà cá tra nguyên liệu vẫn cứ dư thừa theo chu kỳ, người nông dân đang bán tháo cá tra với giá thấp hơn giá thành sản xuất.
Để đáp ứng được nhu cầu thị trường Mỹ và EU, người nuôi thủy sản Việt Nam nên đi từ tiêu chuẩn GlobalGap (thực hành nông nghiệp an toàn) đến ASC (nuôi thủy sản nước ngọt không ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên).
Các tỉnh thành vùng ĐBSCL xây dựng hàng chục mô hình cánh đồng mẫu lớn trên vụ lúa hè-thu với diện tích từ 100 - 2.000ha. Dẫn đầu là An Giang với nhiều cánh đồng lớn được triển khai khắp các địa phương trong tỉnh.
Ngày 27-6, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có Công văn số 4896/NHNN-TT yêu cầu các tổ chức phát hành thẻ và các tổ chức thanh toán thẻ phối hợp triển khai kết nối mạng lưới POS trên toàn quốc.