Do quá nhiều tầng nấc trung gian nên người tiêu dùng bị “ăn bớt” gần 30% giá trị bình gas

 

Bán lẻ gas đang là lĩnh vực kinh doanh có lợi nhuận cao. Ảnh: Hồng Thúy
Lâu nay, người tiêu dùng phải trả tiền mua gas với giá chênh lệch cả trăm ngàn đồng/bình gas 12 kg so với giá trị thật. Nguyên nhân là do mặt hàng này khi đến tay người tiêu dùng qua rất nhiều tầng nấc trung gian, trong khi hầu hết các hãng gas chỉ lo chăm sóc cho đại lý bằng mức chiết khấu cao ngất, còn người tiêu dùng (đối tượng tiêu thụ chính) thì không được quan tâm…

Thiệt đơn, thiệt kép

Những ngày qua, có thời điểm giá gas thế giới giảm chỉ còn khoảng 800 USD/tấn, tức giảm đến 60 USD/tấn so với đầu tháng 8. Với mức giảm này đáng lẽ người tiêu dùng Việt Nam sẽ được giảm ít nhất 20.000 đồng/bình 12 kg. Thế nhưng, các hãng gas đã không giảm giá bán lẻ cho người tiêu dùng mà chỉ tăng ưu đãi cho các đại lý bằng hình thức tăng chiết khấu thêm từ 10.000 đồng- 15.000 đồng/bình (tùy hãng).

Giải thích hiện tượng này, các hãng gas đều viện đủ lý do. Bà Lê Thị Anh Mẫn, Phó Tổng Giám đốc Saigon Petro, giải thích: Giá gas thế giới thường công bố một lần cho các khách hàng đăng ký mua dài hạn vào đầu mỗi tháng, mức giá này ổn định cho cả tháng. Còn việc giá thế giới giảm những ngày qua là hàng ký hợp đồng mua bán từng chuyến. Nếu ký hợp đồng mua với mức giá rẻ này, cũng phải mất vài ba tuần, hàng mới về tới Việt Nam thì cũng không thể giảm ngay cho người tiêu dùng được. Vả lại, giá thế giới rất bất thường;  nay giảm, mai tăng là chuyện thường ngày.

Còn ông Nguyễn Sĩ Thắng, Chủ tịch Hiệp hội Gas Việt Nam, cho rằng: Sở dĩ thời điểm này các doanh nghiệp kinh doanh gas không giảm giá bán lẻ cho người tiêu dùng mà chỉ lo tăng chiết khấu cho đại lý là nhằm mục đích cạnh tranh để bán được hàng. Theo các đầu mối kinh doanh gas, nếu giảm giá bán lẻ cho người tiêu dùng, các đại lý sẽ không lấy hàng nhiều mà để chờ giảm giá trong tháng sau (do giá thế giới đang trong xu hướng giảm). Để giải phóng hàng nhanh ngay trong tháng, các hãng gas đã tăng chiết khấu cho đại lý để kích thích họ lấy hàng. Nếu để hàng tồn dồn sang tháng sau, hãng gas sẽ thiệt hại lớn.

Giám đốc một công ty kinh doanh gas tại TPHCM thừa nhận do có quá nhiều tầng nấc trung gian kinh doanh gas (từ đầu mối đến tổng đại lý, rồi đại lý cấp 2, thậm chí cấp 3 mới đến điểm bán lẻ) nên chi phí trung gian rất lớn, mức chiết khấu hiện thường từ 80.000 - 100.000 đồng/bình 12 kg, tùy hãng; chiếm gần 30% giá bình gas khi đến tay người tiêu dùng (giá bán lẻ hiện từ 360.000 - 396.000 đồng/bình 12 kg, tùy loại)...

Lũng đoạn từ hệ thống đại lý

Không chỉ nhiều tầng nấc trung gian không cần thiết mà hệ thống phân phối gas hiện cũng đang có vấn đề trong cạnh tranh. Được biết từ năm 2005, TPHCM đã ngưng cấp giấy phép mới cho các đại lý, các điểm bán gas trên địa bàn để tiến hành quy hoạch lại cơ sở hạ tầng kinh doanh gas. Hơn 6 năm, quy hoạch này vẫn chưa xong. Theo số liệu từ Sở Công Thương TPHCM, trên hồ sơ đăng ký trước đây TPHCM có khoảng 1.700 cửa hàng gas nhưng hiện nay, số cửa hàng thật sự còn hoạt động khoảng 1.500. 

Từ chuyện ngưng cấp phép mới cho việc mở đại lý kinh doanh gas trong một thời gian quá dài đã vô tình làm cho hoạt động bán lẻ mặt hàng gas không còn cạnh tranh mạnh, trong khi các công ty kinh doanh gas mọc lên như nấm, với gần cả trăm đơn vị lớn, nhỏ. Trước tình trạng này, ngoài việc tìm mọi cách để tận thu lợi nhuận cho mình, các hãng gas còn phải đua nhau “o bế” các đại lý, nếu không, họ sẽ chỉ lấy hàng của đơn vị khác có mức chiết khấu cao hơn. Trước năm 2005, mức chiết khấu của nhà cung cấp dành cho đại lý chỉ khoảng 8.000 - 9.000 đồng/bình 12 kg. Đến nay, mức chiết khấu đã lên đến cả trăm ngàn đồng/bình. Người tiêu dùng phải “còng lưng” gánh mức chênh lệch quá lớn này...

Cũng do ngưng cấp phép mới nên việc kinh doanh bán lẻ mặt hàng gas ngày càng trở nên hấp dẫn do không có nhiều đối thủ cạnh tranh khiến tình trạng mua bán giấy phép kinh doanh gas ngày càng phổ biến. Giá sang nhượng lại giấy phép kinh doanh mỗi năm đều tăng giá, hiện giá khu vực ngoại thành phải từ 50 - 60 triệu đồng/giấy phép, còn khu vực trung tâm từ 80 triệu đồng cho đến hơn 100 triệu đồng (chưa kể muốn có danh sách khách hàng cũ thì người sang nhượng phải bỏ thêm vài chục triệu đồng nữa). 

Nghị định 107 về quản lý kinh doanh mặt hàng gas đã có hiệu lực từ cuối năm 2010 quy định các doanh nghiệp kinh doanh gas phải chịu trách nhiệm quản lý hệ thống phân phối, giá cả... Sắp tới, Hiệp hội Gas Việt Nam sẽ có cuộc họp với các doanh nghiệp kinh doanh gas bàn biện pháp giám sát giá cả cũng như lưu thông mặt hàng này.

Ông Nguyễn Sĩ Thắng (Chủ tịch Hiệp hội Gas Việt Nam)

 

                                                                               Theo Báo NLĐ

 

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Huyện Lạc Sơn: Tổng đàn vật nuôi có trên 1,3 triệu con

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 1,3 triệu con.

Đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn thành lập thị xã Lương Sơn

Ngày 26/4, Ban chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn của tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục