Sản phẩm du lịch xanh trong khu phố cổ Hà Nội đem lại hiệu quả thiết thực và thân thiện với môi trường

Sản phẩm du lịch xanh trong khu phố cổ Hà Nội đem lại hiệu quả thiết thực và thân thiện với môi trường

Nhân ngày Đô thị Việt Nam, Bộ Xây dựng và Diễn đàn Đô thị Việt Nam đã phối hợp tổ chức hội nghị "Đô thị Việt Nam thân thiện môi trường - phát triển bền vững".

 

Hội nghị là dịp để phát động phong trào gìn giữ đô thị Việt Nam thân thiện môi trường - phát triển bền vững; kết nối các tổ chức quốc tế, các nhà tài trợ đầu tư vào các công trình nâng cấp đô thị quốc gia và là cơ hội để những người quan tâm đến vấn đề đô thị, các nhà quản lý cấp T.Ư đến địa phương trao đổi về các vấn đề liên quan đến quản lý, phát triển đô thị.

Tăng nhanh về lượng, chuyển đổi về chất

Những năm vừa qua, với sự nỗ lực của các cấp lãnh đạo và nhân dân các đô thị, công tác quy hoạch và phát triển đô thị đã đạt được những kết quả quan trọng. Nhiều thể chế, chính sách, định hướng, chiến lược, đồ án quan trọng về quy hoạch và phát triển đô thị như Luật Quy hoạch đô thị, Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị quốc gia đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050, Chương trình nâng cấp đô thị quốc gia, Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội, Quy hoạch chung xây dựng TP Hồ Chí Minh... đã được phê duyệt và triển khai thực hiện; hàng loạt đô thị được nâng cấp, cùng với các dự án phát triển đô thị được triển khai rộng khắp các tỉnh, thành trên cả nước, đã giúp cho diện mạo đô thị ngày càng thay đổi theo hướng văn minh, hiện đại, khu vực đô thị thường xuyên đóng góp khoảng gần 70% tổng GDP quốc gia.

Hưởng ứng Ngày Đô thị Việt Nam, mỗi cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể, cơ quan, tổ chức, mỗi công dân đô thị cần nêu cao ý thức trách nhiệm, có những hành động cụ thể, thiết thực vì mục tiêu chung là chăm lo cho sự nghiệp phát triển đô thị, góp phần tạo lập nên các đô thị Việt Nam giàu bản sắc, hiện đại, năng động và sẵn sàng hội nhập, đáp ứng tốt nhất mọi nhu cầu của xã hội, của người dân, tạo nên môi trường sống đô thị ngày càng văn minh, hiện đại, thân thiện với môi trường, đóng góp mạnh mẽ hơn nữa cho sự nghiệp phát triển chung của đất nước.

Ông Trịnh Đình Dũng Bộ trưởng Bộ Xây dựng

Trong những năm qua, đô thị Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ. Cả nước hiện có 755 đô thị, trong đó có 2 đô thị loại đặc biệt là thủ đô Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Song song với các đô thị hiện hữu, nhiều khu vực kinh tế trọng điểm, gắn với chiến lược phát triển kinh tế biển đảo và khu công nghiệp tập trung đang là tiền đề cho các đô thị mới hình thành. Hiện nay, cả nước có trên 638 khu đô thị mới có quy mô từ 20ha trở lên. Phần lớn các dự án có quy mô nhỏ hơn 200ha, quy mô từ 200 - 1.000ha có 80 dự án và có 14 dự án có quy mô lớn hơn 1.000ha. Với tổng quy mô diện tích trên 100.000ha, các khu đô thị mới, đã giải quyết từng bước nhu cầu nhà ở của người dân đô thị. Bên cạnh đó, tại khu vực đô thị hiện hữu, các khu chung cư cũ đang được tăng cường cải tạo chỉnh trang.

Cùng "nhịp đập" với sự phát triển của số lượng các đô thị, giao thông liên vùng, liên đô thị và nội đô đã được đầu tư xây dựng mới và nâng cấp. Chất lượng phục vụ của giao thông công cộng tại các đô thị ngày càng tốt hơn. Hệ thống tàu điện ngầm và tuyến đường sắt trên cao đã bắt đầu triển khai thực hiện tại các thành phố  lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.

Cần những giải pháp đột phá

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được của công tác phát triển đô thị, trong thời gian qua, hệ thống đô thị Việt Nam còn tồn tại một số vấn đề như tốc độ tăng trưởng và đô thị hóa cao tại các đô thị đã dẫn đến sự mất cân đối trong khả năng đáp ứng của hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị. Mạng lưới giao thông tại các đô thị lớn chưa đủ khả năng phục vụ nhu cầu đi lại và vận chuyển. Tỷ lệ đất dành cho giao thông đô thị còn thấp, chưa đến 13% đất xây dựng đô thị (trong khi tỷ lệ yêu cầu từ 20 - 25%), tỷ lệ đất dành cho giao thông tĩnh dưới 1% đất xây dựng đô thị (trong khi tỷ lệ yêu cầu từ 3 - 3,5%). Đặc biệt, vấn đề môi trường đô thị chưa được kiểm soát chặt chẽ. Nhiều đô thị chưa quan tâm đến khí thải và tiếng ồn trong đô thị.

Bà Phan Thị Mỹ Linh, Cục trưởng Cục Phát triển đô thị - Bộ Xây dựng đánh giá, công tác quản lý đô thị hiện còn chưa theo kịp thực tiễn phát triển. Khả năng dự báo của công tác quy hoạch chưa đáp ứng xu thế phát triển đô thị. Phát triển các khu đô thị mới chưa xuất phát từ quy hoạch, kế hoạch. Kết nối hạ tầng giữa các khu đô thị chưa được quan tâm, hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội triển khai chậm, thiếu đồng bộ, công tác quản lý môi trường đô thị chưa chặt chẽ. Tình trạng lãng phí đất đai trong các đô thị chưa được khắc phục, hiệu quả đầu tư xây dựng còn thấp ảnh hưởng đến phát triển bền vững và diện mạo đô thị.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho biết, theo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị quốc gia, đến năm 2015, tỷ lệ đô thị hoá của nước ta đạt khoảng 38%, cả nước sẽ có khoảng trên 870 đô thị các loại, tăng khoảng 125 đô thị so với hiện nay, với yêu cầu phát triển hệ thống đô thị đồng bộ, hiện đại, bền vững, trong bối cảnh Việt Nam đang phải chịu ảnh hưởng nặng nề của suy thoái kinh tế thế giới và tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu toàn cầu, đây thực sự là khó khăn, thách thức đối với tất cả các đô thị.

Để đạt được mục tiêu đã đề ra, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cho rằng, mỗi đô thị cần triển khai đồng bộ các giải pháp thúc đẩy phát triển và quản lý có hiệu quả công tác quy hoạch và phát triển đô thị, kiểm soát tốt quá trình đô thị hoá; vừa thực hiện các định hướng, quy hoạch có tầm nhìn dài hạn, vừa triển khai các chương trình, dự án cụ thể trong ngắn hạn có tính khả thi cao; bảo đảm khai thác và phát huy tốt nhất mọi tiềm năng về tự nhiên, xã hội, tài nguyên thiên nhiên, tiến bộ khoa học kỹ thuật và nhất là nguồn lực con người. Trong đó, Bộ trưởng lưu ý cần có các giải pháp đột phá, nhằm thu hút mọi nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển đô thị, để phát triển đô thị thực sự là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đồng thời với đảm bảo an sinh xã hội và duy trì phát triển bền vững quốc gia.

Ngày Đô thị Việt Nam (8/11) ra đời từ năm 2008 với mục đích để hội nhập quốc tế trong công tác quy hoạch và phát triển đô thị, nhằm làm cho đô thị Việt Nam ngày càng tiếp cận với chuẩn quốc tế và nâng cao chất lượng sống của dân cư đô thị. Đồng thời tạo nên sự quan tâm chung của toàn xã hội đối với công tác quy hoạch và phát triển đô thị. Nhân dịp kỷ niệm ngày đô thị Việt Nam, Diễn đàn Đô thị Việt Nam đã kết nạp 24 thành viên mới, nâng tổng số hội viên của Diễn đàn lên 49 thành viên.

 

                                                                       Theo KTĐT

 

Các tin khác


Khách sạn đầu tiên của tỉnh Hoà Bình được công nhận tiêu chuẩn 4 sao

Cục Du lịch quốc gia Việt Nam - Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) vừa ban hành Quyết định số 307/QĐ-CDLQGVN về việc công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch đối với khách sạn Sakura (tổ 5, phường Tân Thịnh, TP Hoà Bình). Theo đó, trên cơ sở căn cứ tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4391:2015, Cục Du lịch quốc gia Việt Nam công nhận khách sạn Sakura đạt tiêu chuẩn 4 sao trong 5 năm, kể từ tháng 4/2024.

Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục