Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị thăm một gian hàng tại Hội chợ
Hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) của Việt Nam (VN) nói chung và Hà Nội (HN) nói riêng có nhiều tiềm năng phát triển, đóng góp quan trọng vào xóa đói giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội.
Tuy nhiên, ngành hàng này đang gặp nhiều thách thức, trong đó có sự cạnh tranh gay gắt ngay từ các sản phẩm của các nước trong khu vực châu Á, đòi hỏi một sự vươn lên mạnh mẽ... Đó là ý kiến của các chuyên gia tại Hội thảo "Nâng cao năng lực thiết kế mẫu mã sản phẩm và giới thiệu tiềm năng thị trường Bắc Âu" do Sở Công Thương và Hiệp hội Xuất khẩu hàng TCMN VN (VietCraft) tổ chức chiều 9/11. Yếu trong thiết kế và tìm kiếm thông tin Tại Hội thảo, bà Đào Thu Vịnh, Phó Giám đốc Sở nhận định: Hai điểm yếu lớn nhất của DN hàng TCMN Thủ đô chính là chậm đổi mới mẫu mã sản phẩm để theo kịp thị hiếu tiêu dùng và khả năng tìm kiếm thông tin thị trường, nhất là thị trường xuất khẩu (XK). DN chưa có đội ngũ thiết kế chuyên nghiệp, ít đầu tư kinh phí cho công tác thiết kế mà chủ yếu sao chép từ mẫu sẵn trên thị trường hoặc sử dụng mẫu sản phẩm cũ không còn phù hợp thị hiếu tiêu dùng. Đồng thời, thiếu thông tin và thiếu khả năng khai thác thị trường cũng là điểm yếu cố hữu, đang làm giảm sức cạnh tranh của các DN TCMN trên thị trường trong và ngoài nước, mà trước hết là ngay từ những nước thuộc khu vực châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ hay Philippines... Trong khi đó để tạo lợi thế cạnh tranh trong xu hướng hội nhập quốc tế, nhiều nước đã xây dựng chiến lược phát triển thiết kế cho hàng TCMN mang tầm quốc gia từ rất sớm, điển hình như Phần Lan, Hàn Quốc, Brasil, Ấn Độ hay Anh... Ông Lê Bá Ngọc, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký VietCraft cho rằng, VN nói chung và HN nói riêng cần học hỏi nhiều từ kinh nghiệm của các nước để nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm của mình trên trường quốc Cần quảng bá đến khách hàng nước ngoài Trong bối cảnh hàng TCMN của HN nhiều tiềm năng song có ít cơ hội phát triển thị trường, Hội chợ hàng TCMN HN (Hanoi Crafts Show 2011) diễn ra từ ngày 8 - 12/11, thu hút hơn 200 DN, cơ sở và nghệ nhân SXKD hàng TCMN của HN và 18 tỉnh, thành tham gia với trên 400 gian hàng tiêu chuẩn thuộc 10 nhóm ngành nghề tiêu biểu. Quan sát cho thấy, không gian trưng bày hội chợ được chú trọng tạo nên một hình ảnh chuyên nghiệp, với các khu trưng bày đặc sắc. Phần lớn DN đều nhận xét tuy hội chợ lần đầu tiên được tổ chức nhưng đã có quy mô khá tốt, công tác hỗ trợ DN về gian hàng được đề cao, nhất là DN được miễn phí 100% chi phí... Song, theo ông Trần Văn Quyền, Phụ trách bán hàng Công ty TNHH mây tre đan XK Hiền Lương, hàng TCMN VN chủ yếu hướng ra thị trường XK, nhưng công tác quảng bá hội chợ này ra thị trường quốc tế còn hạn chế. "Thường các hội chợ hàng TCMN trong TP. HCM ngay từ ngày khai mạc đã xuất hiện nhiều khách hàng quốc tế, nhưng tại Hanoi Craft Show hầu như chưa có. Trong bối cảnh giá cả leo thang hiện nay, DN làm hàng TCMN trong nước đa số không muốn qua nhà phân phối trung gian mà đều XK trực tiếp nên rất mong gặp được khách hàng nước ngoài ngay tại hội chợ, qua đó, có cơ hội thâm nhập các nước Bắc Mỹ hay Bắc Âu”. ông Quyền nói. Theo các DN, tại các kỳ hội chợ sau, BTC Hanoi Craft Show cần quảng bá rộng rãi hơn tới khách nước ngoài thông qua kênh thông tin đại chúng, lãnh sự quán..., tổ chức nhiều hơn các buổi gặp gỡ trực tiếp DN với khách hàng. "Hội chợ năm nay là cơ sở để TP tiếp tục mở rộng quy mô trong những năm tiếp theo với chủ trương xây dựng Hanoi Craft Show trở thành hội chợ quốc tế. Sở Công thương đang nỗ lực để không chỉ khẳng định thương hiệu Hanoi Crafts Show mà còn để khẳng định tính cạnh tranh của hàng TCMN Thủ đô nói riêng và VN nói chung với các nước trong khu vực trong xu thế hội nhập toàn cầu". Bà Đào Thu Vịnh Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội
Theo KTĐT
Tối 8/11 Festival Lúa gạo Việt Nam lần thứ 2 với chủ đề: “Vinh danh hạt ngọc Việt - Môi trường xanh cho cánh đồng vàng” đã khai mạc tại TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng.
Theo Bộ Công Thương, từ nay đến cuối năm 2011, xuất khẩu sẽ tăng mạnh nhờ các doanh nghiệp tăng tốc giao hàng cho các hợp đồng đã ký trước đó cũng như ký mới các hợp đồng cho năm 2012.
Việt Nam có khoảng 800 sản phẩm nông sản nổi tiếng ở hầu hết các địa phương nhưng đến nay, mới có 59 nhãn hiệu tập thể, 12 nhãn hiệu chứng nhận và 24 chỉ dẫn địa lý được đăng ký bảo hộ. Những con số trên cho thấy Việt Nam đang ở giai đoạn đầu của việc xây dựng thương hiệu nông sản.
(HBĐT) - Tỉnh ta hiện có 8 KCN được phê duyệt quy hoạch. Trong đó, 7 KCN được công bố quy hoạch. 9 tháng năm 2011 đã có 43 dự án đầu tư tại các KCN. Trong đó có 25 dự án đi vào hoạt động sản xuất - kinh doanh, 14 dự án đang triển khai xây dựng cơ bản và sản xuất thử, các doanh nghiệp KCN thực hiện doanh thu đạt 18,77 triệu USD và 907,75 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu đạt 17,57 triệu USD và 9,02 tỷ đồng; nhập khẩu 8,27 triệu USD; nộp ngân sách 49,02 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho gần 4.000 lao động địa phương.
(HBĐT) - Ông Hoàng Như Huỳnh – Đội phó đội QLTT số 12, huyện Cao Phong cho biết: Thời điểm năm 2006, tại nhiều chợ tồn tại không ít điểm bán nội tạng trâu, bò không đảm bảo vệ sinh. Nạn tiêu thụ, bày bán rượu săm cũng xuất hiện ngang nhiên ở nhiều điểm bán, quầy hàng.
(HBĐT) - Đến nay, huyện Lạc Thuỷ đã cấp 273 giấy chứng nhận kinh tế trang trại. Qua điều tra, đánh giá thực trạng có 144 trang trại đạt tiêu chí theo Thông tu liên tịch số 69/2000/TTLT/BNN - TCTK và Thông tư số 74/2003/TT-BNN về hướng dẫn tiêu chí để xác đinh kinh tế trang trại.