Cục Hàng không Việt Nam (Bộ GTVT) phối hợp với Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) đã tổ chức họp báo giải thích về việc điều chỉnh khung giá trần vé máy bay nội địa mới được áp dụng. Lần điều chỉnh này có sự thay đổi cả về cơ chế trong phương thức quyết định trần giá và được áp dụng tăng theo lộ trình phù hợp.

Tăng trần, nới dải giá

Bộ Tài chính đã ra quyết định 2967/QĐ-BTC về việc điều chỉnh mức tối đa khung giá cước vận chuyển hành khách hạng phổ thông trên các đường bay nội địa còn vị thế độc quyền. Theo đó, mức tối đa khung giá cước vận chuyển là 5.000đ/hành khách/km. Từ năm 2012, mức tối đa khung giá cước vận chuyển hành khách hạng phổ thông trên các đường bay nội địa còn vị thế độc quyền có cự ly từ 500km trở lên sẽ là 3.000 đ/hành khách/km (chưa bao gồm thuế VAT).

Ông Lại Xuân Thanh – Phó Cục trưởng Cục Hàng không VN khẳng định lần điều chỉnh khung giá trần này có sự thay đổi cả cơ chế quyết định trần giá. Theo ông Thanh, các hãng hàng không đề nghị bỏ trần giá hoặc có cơ chế linh hoạt để tránh thua lỗ kéo dài. Bởi nếu kinh doanh thua lỗ kéo dài các hãng hàng không sẽ không đủ tiềm lực để mở thêm các đường bay mới, tăng chuyến bay.

Theo tính toán của Cục Hàng không ở đường bay thông dụng 1000 – 1280km mức giá thành cần đạt được là 2.047.000 đồng/hành khách/lượt, tuy nhiên mức thu bình quân chỉ đạt 1.830.000 đồng/hành khách/lượt nên hãng vẫn bị lỗ 217.000 đồng/vé. Ở các chặng khác sẽ có các mức lỗ khác nhau. Vì vậy mức giá trần cần dựa trên giá thành và yếu tố trượt giá, mức trần cao để hãng có thể đưa ra nhiều dải giá khác nhau. Ví dụ ở chặng bay Hà Nội – TPHCM mức giá cao nhất VNA đang áp dụng là 2.560.000 đồng/khách/lượt chưa tính thuế. Nhưng hành khách vẫn có thể lựa chọn mức giá 1.050.000 đồng/lượt ở thời điểm thích hợp. Ngay cả phương thức tính theo hành khách.km cũng là cách tính mới theo cách Hàng không Thái Lan đã làm.

Còn theo ông Lưu Thanh Bình – Phó Cục trưởng Cục Hàng không VN cơ sở tính mức giá trần dựa trên giá thành, chi phí của các hãng hàng không. Một số yếu tố đầu vào của ngành hàng không như xăng dầu, thuê máy bay, bảo dưỡng máy bay, thuê phi công, … đều tính bằng ngoại tệ. Thời gian qua có sự biến động mạnh về ngoại tệ nên phải điều chỉnh. Để đưa ra phương án điều chỉnh lần này, các cơ quan chức năng phải mất gần 6 tháng tính toán, cân nhắc theo hướng vận hành giá dịch vụ hàng không theo cơ chế không bao cấp nhưng cũng tính đến sức chịu đựng của người tiêu dùng, biến động của chỉ số giá cả.

Cục Hàng không VN yêu cầu các hãng công khai mức trần giá cước vận chuyển hành khách nội địa hạng phổ thông (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) theo 5 nhóm cự ly vận chuyển. Cụ thể, đối với cự ly dưới 500km, mức giá trần tối đa là 1.700.000 đ/vé/chiều; từ 500km - dưới 850km, 2.250.000 đ/vé/chiều; 850km đến dưới 1.000km, 2.890.000 đ/vé/chiều; 1.000km đến dưới 1.280km, 3.400.000 đ/vé/chiều và 1.280 km trở lên là 4.000.000 đ/vé/chặng.

Ảnh: Internet.
Ảnh: Internet.

Vẫn chưa đủ bù lỗ!

Tuy nhiên việc tăng mức trần cần được thực hiện theo lộ trình để tránh gây “sốc” cho thị trường. Vì vậy, Cục Hàng không VN yêu cầu các hãng hàng không kê khai giá lần đầu theo từng chặng tương ứng không vượt quá các mức sau: 1.700.000 đ/vé/ chiều; 1.940.000 đ/vé/chiều; 2.580.000 đ/vé/chiều; 2.720.000 đ/vé/chiều; 3.430.000 đ/vé/chiều.

Ông Nguyễn Tiến Thỏa – Cục trưởng Cục quản lý giá, Bộ Tài chính cho rằng việc điều chỉnh khung giá trần vào thời điểm này sẽ có tác động nhất định đến xã hội vì vậy các cơ quan chức năng và các hãng hàng không đều đã tính đến yếu tố người tiêu dùng, chỉ số giá cả. Thực tế, nếu áp dụng ngay mức giá 5.000 đồng/hành khách.km mới hoàn toàn theo cơ chế thị trường, đảm bảo cho các hãng hàng không có lãi. Nếu làm vậy có thể gây sốc cho thị trường vì vậy cần áp dụng có lộ trình, năm 2012 chỉ tính ở mức 3.000 đồng/hành khách.km.

Chính vì vậy tăng khung trần giá vé nội địa lần này cũng chưa đáp ứng được kỳ vọng của các hãng hàng không. Theo đề  nghị của VNA và Jetstar Pacific, mức giá trần cần được tăng thêm 1,5 lần, còn Air Mekong đề nghị tăng gấp 2 lần. Theo ông Thanh, với mức trần như hiện nay các hãng vẫn bị lỗ với đường bay từ 500km trở lên.

Đồng tình với quan điểm này, ông Phạm Ngọc Minh – Tổng Giám đốc VNA cho hay mức giá trần hiện nay vẫn chưa đủ để VNA bù lỗ nhưng hãng vẫn chịu đựng được. Việc tăng giá tại thời điểm này cũng đã được tính toán kỹ để tiếp cận theo phương án ít ảnh hưởng nhất đến người dân. VNA cũng chỉ tăng 15% đối với các chặng đông khách và áp dụng nhiều mức giá khác nhau trên cùng một chặng để khách hàng lựa chọn.

Hiện mới chỉ có VNA báo cáo về việc sẽ tăng khung giá trần vé máy bay nội địa từ 15.12.2011.

 

                                                                  Theo Báo Lao Dong

Các tin khác


Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Kim Bôi, Cao Phong

Ngày 2/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Kim Bôi và Cao Phong.

Xử lý nghiêm tập thể, cá nhân làm chậm tiến độ triển khai dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (đoạn từ Km19+000 - Km53+000 trên địa bàn tỉnh) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực Tây Bắc. Tuy nhiên tiến độ triển khai chậm, nhất là các thủ tục liên quan đến đất đai, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, chuyển mục đích sử dụng rừng, cắm mốc, trích đo, giải phóng mặt bằng (GPMB)...

Công khai người nộp thuế nợ thuế đến ngày 31/3/2024

Ngày 25/4, Cục Thuế tỉnh có Công văn số 1991/CTHBI-QLN về việc công khai người nộp thuế nợ thuế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục