Sức mua hàng hóa tiêu dùng tại các chợ truyền thống giảm. Trong ảnh: Một góc chợ Phương Lâm (TPHB).

Sức mua hàng hóa tiêu dùng tại các chợ truyền thống giảm. Trong ảnh: Một góc chợ Phương Lâm (TPHB).

(HBĐT) - Trong mấy tháng lại đây, các lĩnh vực hàng hóa thương mại ổn định do nguồn cung dồi dào nhưng sức mua trên thị trường lại hạn chế. Theo ông Vũ Mai Hồ - Giám đốc Sở Công thương, sức mua tiêu dùng hàng hóa 6 tháng vừa qua được đánh giá thấp nhất so với 5 năm gần đây. So sánh với các năm 2007 - 2011, tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ luôn đạt mức tăng trưởng bình quân từ 25 - 28% so với cùng kỳ.

 

Cụ thể, tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ 6 tháng đầu năm đạt 3.590 tỷ đồng, chỉ tăng 15,06% so với cùng kỳ, bằng 42,7% kế hoạch năm. Phân theo ngành kinh tế, nhóm kinh doanh thương nghiệp đạt 2.718 tỷ đồng, tăng 14,4%, chiếm tỷ trọng 75,7%; lưu trú và ăn uống đạt 556,3 tỷ đồng, tăng 20,5%, chiếm tỷ trọng 15,5%; dịch vụ đạt 313,34 tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ, chiếm 8,72%; du lịch lữ hành đạt 2,36 tỷ đồng, tăng 136,42% nhưng chỉ chiếm 0,08%.  

Tại các trung tâm mua sắm, siêu thị, cửa hàng kinh doanh thương mại trên các tuyến phố và chợ truyền thống, lượng khách hàng đến mua sắm có xu hướng giảm. Lý giải thực tế này, anh Nguyễn Đức Thành - một chủ cửa hàng bách hóa tại phường Hữu Nghị (thành phố Hòa Bình) cho rằng, thời buổi kinh tế khó khăn, đa số người dân chỉ lựa chọn mua những thứ cần thiết cho sinh hoạt, tiêu dùng, hạn chế tối đa chi tiêu.  Nhiều người trong giới tiểu thương cũng cho rằng, việc làm ăn, buôn bán ngày càng khó. Vì giờ đây, lượng khách mua sắm ít đi, buôn bán, kinh doanh gì phải tính toán kỹ để không rơi vào tình cảnh phải đóng cửa. 

Nhiều doanh nghiệp thương mại du lịch đã nỗ lực duy trì giá bán hợp lý nhưng việc cải thiện sức mua vẫn còn không ít khó khăn. Bà Trần Thị Minh Phượng, chủ doanh nghiệp tư nhân Phượng Sáng cho biết: Mặc dù địa bàn phân phối của doanh nghiệp không ít đi với khoảng hơn 300 đại lý, cửa hàng kinh doanh thương mại trên toàn tỉnh nhưng lượng hàng hóa xuất kho của doanh nghiệp không tránh khỏi giảm sút, các đại lý, cửa hàng nhập hàng dè dặt hơn. Nguyên do chủ yếu là sức mua của người tiêu dùng trên thị trường giảm.     

Sức mua thấp, đồng nghĩa với chỉ số giá tiêu dùng giảm liên tiếp trong 4 tháng qua, tháng giảm ít nhất là 0,23%, nhiều nhất là 1,38%. Đơn cử chỉ số giá tiêu dùng tháng 6 giảm 0,23% so với tháng 5, chỉ tăng 1,79% so với tháng 12/2011. Trong đó, nhóm giao thông giảm mạnh (3,32%), nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng giảm 0,16%. Riêng nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 1,29%, các nhóm hàng khác ổn định. 

Làm thế nào để kích thích sức mua hiện nay đang là bài toán hóc búa khiến nhiều DN và người kinh doanh trong lĩnh vực thương mại đau đầu. Một số doanh nghiệp, hộ kinh doanh đã lựa chọn giải pháp khuyến mãi, bán hàng trả góp, giảm giá nhằm tăng sức mua nhưng hiệu quả chưa được như mong muốn. Theo ngành Công thương, để cải thiện sức mua, hữu hiệu nhất là giải pháp kích cầu thương mại. Trước mắt, ngành chủ trì thành lập đoàn kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ. Trên cơ sở nắm bắt sẽ đề xuất với tỉnh những phương án tháo gỡ, tập trung vào vấn đề hàng tồn kho. Các DN, hộ kinh doanh thương mại cần linh hoạt, chủ động hơn, duy trì giá cả hàng hóa ổn định tạo yên tâm cho người  tiêu dùng.   

 

                                                                      Bùi Minh  

 

Các tin khác


Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục