Mô hình chăn nuôi lợn thịt của gia đình chị Chung đã mang lại thu nhập hàng chục triệu đồng/năm.

Mô hình chăn nuôi lợn thịt của gia đình chị Chung đã mang lại thu nhập hàng chục triệu đồng/năm.

(HBĐT) - Đã từng trài qua nhiều nghề đế sống nhưng cuối cùng gia đình chị Lê Thị Chung và anh Nguyễn Văn Bốn lại quyết định gắn bó với nghề chăn nuôi và chính mô hình này đã giúp anh chị từ một hộ khó khăn vươn lên làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương.

 

Đến Cao Sơn (Đà Bắc) hỏi thăm vợ chồng Chung – Bốn có lẽ không có  người không biết bởi thương hiệu thịt lợn “sạch” và những nỗ lực vượt khó của anh chị. Không phải là người gốc ở Cao Sơn nên dù lấy nhau, gắn bó với nghề nông nhưng gia đình anh chị lại không có nhiều ruộng đất. Chính vì vậy, trong khi cả xã đổ sô đi trồng ngô, ngoài thời gian làm nông, anh chị phải làm thêm nghề dệt chăn. Nghề làm chăn đưa anh chị đến khắp các vùng miền, đi nhiều nhưng thu nhập chẳng đáng là bao. Con cái dần khôn lớn, chi tiêu gia đình tăng mà mình cũng không thể cứ bỏ nhà đi mãi, còn phải trông con nữa nên lúc đó áp lực kinh tế không nhỏ. Chị Chung tâm sự. Cái khó bó cái khôn, trong lúc đang loay hoay tìm hướng phát triển kinh tế, anh chị nghĩ cách làm sao tận dụng được “vựa ngô” của chính bà con trong xã. Nghĩ là làm, ngay khi có chương trình vay vốn của ngân hàng, anh chị đã mạnh dạn vay 50 triệu đồng để đầu tư chuồng trại nuôi lợn thịt. Có vốn trong tay, vợ chồng anh chị xây được 10 ô chuồng và bắt về 30 đầu lợn. Anh chị tận dụng toàn bộ số ngô thu được trong vườn nhà và đong thêm ngô để làm thức ăn cho lợn. Với việc giá ngô rẻ lại tận dụng được khí bioga từ phân chuồng, chi phí nuôi lợn của anh chị thấp, đồng thời thịt lợn cũng đảm bảo chất lượng. Chính vì vậy, ngay vụ đầu anh chị đã có lãi lớn. Tuy nhiên, anh chị không xuất liền lứa mà trực tiếp mổ lợn bán, đồng thời nuôi lợn nái tại chuồng để chủ động nguồn giống và tiếp tục nuôi gối. Chính cách làm này đã giúp anh chị đạt lãi cao hơn so với việc suất bán cả đàn. Chị Chung cho biết, hiện tại, gia đình chị mỗi ngày mổ một - hai con lợn thịt. Thương hiệu thịt lợn của chị đã được khẳng định không chỉ trên địa bàn xã, huyện mà ngay cả nhiều hộ dân ở thành phố Hòa Bình cũng đến tận nhà chị đặt thịt lợn. Không chỉ chăn nuôi lợn, hiện nay, gia đình chị còn làm thêm nghề nấu rượu và làm đậu. Chị Chung cho biết, làm thêm hai nghề này chủ yếu để tận dụng thức ăn cho chăn nuôi lợn.

 

Nhờ chịu khó, hiện nay, gia đình anh chị đã tạo được một nguồn vốn đảm bảo. Hàng năm, trung bình gia đình xuất từ 7 – 8 tấn lợn; trừ chi phí, thu nhập hơn 100 triệu đồng/ năm. Kinh tế khá giả, gia đình chị có điều kiện đầu tư cho con cái ăn học. Không những vậy, vợ chồng anh chị là một trong những gia đình tích cực tham gia các hoạt động của thôn, xóm. Mô hình chăn nuôi lợn của anh chị cũng thường xuyên là địa điểm để người dân các xóm đến học tập kinh nghiệm.  

 

 

                                                                             Đinh Hoà

 

Các tin khác


Đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo sức bật cho phát triển

Phát biểu tại Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư, hợp tác xã Xuân Giáp Thìn, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh khẳng định: "Với phương châm chính quyền đồng hành cùng DN, Hòa Bình luôn xác định thành công của DN cũng là thành công của tỉnh; khó khăn, vướng mắc của các DN là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp”. Phương châm đó được thực hiện xuyên suốt, hiệu quả, tạo nên dấu ấn trong quá trình phát triển của tỉnh và cộng đồng DN trong tỉnh.

Huyện Yên Thủy lan tỏa phong trào xây dựng vườn mẫu

Với sự hỗ trợ của huyện và sự vào cuộc của các phòng, ban, ngành, người dân…, thời gian qua, huyện Yên Thủy đã triển khai có hiệu quả Đề án hỗ trợ xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu và vườn mẫu thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Yên Thủy, giai đoạn 2021 - 2025. Huyện tích cực vận động, hỗ trợ người dân cải tạo vườn tạp, hình thành những mô hình vườn mẫu cho hiệu quả kinh tế cao.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Đất thức Kim Bôi

Chúng tôi cảm nhận rõ nét sự thay đổi trong tư duy, nhận thức, cách làm, trong diện mạo vùng đất Kim Bôi thời điểm cán bộ và nhân dân nỗ lực thi đua lập thành tích chào mừng ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ngày Quốc tế Lao động. Cấp ủy, chính quyền đổi mới và nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành, tập trung chỉ đạo những nhiệm vụ chính trị, trọng tâm đột phá. Kim Bôi đã định hình được hướng phát triển, chú trọng cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ các dự án đầu tư vào lĩnh vực đô thị, du lịch, dịch vụ, khai thác tiềm năng nguồn nước khoáng, cảnh quan thiên nhiên.

Cao Phong - miền quê trù phú, giàu bản sắc

Cao Phong nổi tiếng với đặc sản mía, cam, bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc anh em. Miền quê trù phú, giàu bản sắc đang trên đà phát triển, khẳng định thế mạnh và hướng đi đúng đắn trong phát triển KT-XH.

Thành phố Hòa Bình bắt nhịp đà tăng trưởng

Thành phố Hòa Bình đã và đang có những đổi thay mạnh mẽ về hệ thống hạ tầng, phát triển đô thị, tạo ra sức sống, diện mạo mới và đảm đương tốt vị trí đầu tàu về KT-XH của tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục