Chương trình “Đưa hàng Việt Nam bình ổn giá về nông thôn” tại điểm bán hàng  xã Trung Hòa (Tân Lạc) chỉ 1 góc nhỏ bày biện đơn điệu, sơ sài.

Chương trình “Đưa hàng Việt Nam bình ổn giá về nông thôn” tại điểm bán hàng xã Trung Hòa (Tân Lạc) chỉ 1 góc nhỏ bày biện đơn điệu, sơ sài.

(HBĐT) - Hưởng ứng CVĐ “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” về vùng nông thôn do Bộ Chính trị phát động, trong thời gian từ tháng 6-8/2012, một số hội, đoàn thể của tỉnh đã phối hợp với các doanh nghiệp giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm hàng Việt đến các địa bàn nông thôn, vùng sâu, xa. Chương trình phối hợp tuy phần nào để lại dấu ấn nhưng vẫn chưa có được kết quả như người tiêu dùng mong muốn.

 

Có mặt tại một số điểm bán hàng của xã Mỹ Hòa, Trung Hòa (Tân Lạc) trong thời gian doanh nghiệp Metrovina Việt Nam triển khai chương trình “Đưa hàng Việt Nam bình ổn giá về nông thôn” đã có nhiều ý kiến của người tiêu dùng nông thôn về chương trình này. Bà con cho rằng, tuy theo giới thiệu có tổng số 28 loại sản phẩm hàng Việt, chất lượng cao nhưng chủ yếu là đồ gia dụng: nồi lẩu điện, bếp hồng ngoại, máy lọc nước tinh khiết, máy xay sinh tố, bộ nồi... Trong khi nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng nông thôn, vùng sâu, xa đối với các sản phẩm này không cao. Nhiều bà con thích mua các sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu hàng ngày như quần áo, bột giặt, mì chính, nước mắm, dầu ăn nhưng doanh nghiệp lại không có hàng cung ứng. Bà Đinh Thị Tư ở xóm Thăm, xã Trung Hòa cho biết: Gian hàng sơ sài, không có nhiều hàng tiêu dùng để lựa chọn. Tôi cũng rất đắn đo nhưng cuối cùng chỉ đành xem, không mua được gì. Xóm Thăm chưa có điện nên mua nồi cơm điện hay bếp từ đều chịu, không dùng được.   

 

Chương trình đưa hàng Việt Nam bình ổn giá được triển khai ở 100% xã, thị trấn thuộc địa bàn 7 huyện: Tân Lạc, Cao Phong, Lạc Thủy, Yên Thủy, Kim Bôi, Mai Châu và Lương Sơn. Theo ông Bùi Văn Dán, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Cao Phong, các sản phẩm đưa về vùng nông thôn không thu hút được đông đảo người dân đến mua sắm, thăm quan. Tiêu thụ được ít hàng nên sau thống kê ở 13 xã, thị trấn, doanh nghiệp chỉ bán được từ 60 - 70 triệu đồng. Hội viên nông dân nhiều xã cũng thắc mắc về giá của chương trình đưa vẫn cao so với sản phẩm cùng loại có mặt trên thị trường. Đơn cử như mũ bảo hiểm có giá 265.000 đồng được doanh nghiệp bán ra với giá ưu đãi 215.000 đồng nhưng khảo giá tại các cửa hàng mũ bảo hiểm của TPHB chỉ có giá từ 200.000 - 210.000 đồng.

 

Chương trình Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam - chương trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng do UB MTTQ tỉnh phối hợp với Công ty TNHH Rồng Vàng tổ chức tuy sức tiêu thụ có khá hơn nhưng nhìn chung sản phẩm cung ứng cho thị trường nông thôn còn đơn điệu (chỉ giới thiệu về mặt hàng sữa bột do nhà máy sữa Vạn Xuân sản xuất). Bà Nguyễn Thị Xanh, Chủ tịch MTTQ huyện Cao Phong cho biết: Về chất lượng sữa của Công ty được người tiêu dùng đánh giá không vấn đề gì, phù hợp với nhiều lứa tuổi, giá cả chấp nhận được. Thành phần sữa gồm đạm đậu nành, dầu đậu nành tinh chế, hạt sen, đậu xanh, đường gluco. Nếu so sánh với các loại sữa ngoại, giá chỉ bằng 1/3. Hiện, huyện đã phối hợp giao về các xã, thị trấn với tổng số 273 thùng, số lượng tiêu thụ đạt khoảng 80%.

 

Theo bà Nguyễn Thị Ngọc Thành, Trưởng phòng Kinh doanh, Công ty TNHH Metrovina Việt Nam: chương trình đưa hàng Việt Nam bình ổn giá về nông thôn ngoài mục tiêu quảng bá thương hiệu hàng Việt còn là dịp để  doanh nghiệp nắm bắt nhu cầu. Đây là lần đầu tiên doanh nghiệp phối hợp với Hội Nông dân tỉnh triển khai nên vẫn còn những hạn chế nhất định. Tại một số huyện: Lạc Thủy, Yên Thủy, Mai Châu và Cao Phong, hàng hóa bán chậm, thậm chí không bán được hàng. Tổng kết doanh số bán hàng ở cả 7 huyện chỉ đạt gần 700 triệu đồng. Do chưa nắm bắt được nhu cầu nên sản phẩm hàng hóa chưa đáp ứng được thị hiếu của bà con vùng sâu, xa. Chúng tôi sẽ rút kinh nghiệm để phục vụ người dân tốt hơn ở lần phối hợp lần sau.

 

Ông Bùi Đình Giót, Phó Chủ tịch UB MTTQ tỉnh thẳng thắn nhìn nhận: Việc đưa sản phẩm hàng Việt mà người dân chưa có nhu cầu cao về tiêu dùng, sử dụng là một trong những điểm còn hạn chế của chương trình. Thêm vào đó, vấn đề tuyên truyền, vận động ưu tiên dùng hàng Việt chưa được lan tỏa rộng khắp ở địa bàn, nhất là đối với vùng sâu, xa. Thực tế cho thấy, không ít chương trình nhờ tăng cường mặt hàng thiết yếu, phù hợp với nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng đã thu hút và tạo dấu ấn đối với người tiêu dùng, giúp doanh nghiệp giới thiệu, quảng bá thành công sản phẩm của mình. Mới đây, chương trình Đưa hàng Việt về nông thôn 3 huyện: Yên Thủy, Lạc Thủy, Đà Bắc do UB MTTQ tỉnh và Sở Công thương phối hợp tổ chức nhờ những đổi mới trong cách làm, sự đa dạng về hàng hóa không chỉ giúp doanh nghiệp Việt Nam tăng doanh số bán ra, quảng bá sản phẩm, mang đến cho người tiêu dùng sự thỏa mãn, hài lòng. Một chương trình khác là giới thiệu hàng Việt của doanh nghiệp Big C tại TPHB mang lại cho người tiêu dùng ấn tượng tốt.              

 

 

 

                                                                       Bùi Minh 

 

Các tin khác


Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục