Cam Cao Phong đã thực sự tìm được chỗ đứng trên thị trường, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Cam Cao Phong đã thực sự tìm được chỗ đứng trên thị trường, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

(HBĐT) - Trong bối cảnh kinh tế thời hội nhập, để có được lòng tin của người tiêu dùng đối với hàng Việt thì một khâu không kém phần quan trọng so với công tác tuyên truyền, vận động đó là nâng cao chất lượng sản phẩm. Ý thức rõ vấn đề này, 3 năm qua, huyện Cao Phong đã hưởng ứng CVĐ “ Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” bằng việc nghiên cứu khoa học, công nghệ, ứng dụng vào sản xuất nhằm nâng cao chất lượng các sản phẩm hàng hóa được sản xuất tại địa phương, từng bước đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng.

 

Trao đổi với chúng tôi về kinh nghiệm sau 3 năm triển khai thực hiện CVĐ “ Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” bà Nguyễn Thị Xanh, Chủ tịch MTTQ huyện Cao Phong bày tỏ: Làm công tác mặt trận, chúng tôi ý thức rõ ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của CVĐ vận động này. Ngay sau khi có hướng dẫn của cấp trên, Cao Phong đã tổ chức những buổi họp bàn, thành lập BCĐ và xây dựng kế hoạch triển khai, thực hiện. Trong 3 năm, chúng tôi đã phối hợp tổ chức  thành công một số hội chợ thương mại và hàng chục đợt  đưa hàng Việt về nông thôn do các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức thành viên thực hiện. Hoạt động tuyên truyền được thực hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng, băng rôn, khẩu hiệu, tờ rơi và tuyên truyền miệng qua các cuộc hội họp của các ban, ngành, đoàn thể, KDC. Qua các hoạt động khảo sát thị trường và tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của người dân chúng tôi nhận thấy: thị hiếu của người tiêu dùng có thể thay đổi phụ thuộc vào chất lượng của sản phẩm. Trên cơ sở đó, BCĐ huyện đã đưa việc triển khai ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất.

 

Cao Phong là huyện mới có nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Muốn tăng năng suất, chất lượng cho các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi đòi hỏi phải đầu tư ứng dụng tiến bộ KH-KT vào sản xuất. Trong những năm gần đây, Hội đồng khoa học huyện đã nêu cao vai trò tham mưu cho huyện đầu tư ứng dụng tiến bộ KH-KT góp phần phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương. Hàng năm huyện đã huy động từ 300- 400 triệu đồng nguồn vốn từ ngân sách T.Ư, địa phương và các dự án  cho các hoạt động khoa học và công nghệ. Với nguồn kinh phí này, huyện đã tập trung nghiên cứu ứng dụng KHKT trong sản xuất nông- lâm- tiểu thủ công nghiệp.  Cụ thể, đã đưa một số giống mới, đồng thời chuyển giao KHKT để người nông dân xoá bỏ ruộng 1 vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng để tăng giá trị thu nhập trên diện tích đất canh tác. Trong đó, tập trung  vào phát triển cây ăn quả, nhất là cây có múi (cam, quýt, bưởi Diễn) và phát triển mía tím là cây trồng chủ lực cho thu nhập cao ở địa phương. Bên cạnh đó, huyện đầu tư cải tạo đàn trâu, bò theo hướng chăn nuôi hướng thịt để cung cấp ra thị trường. Trong tháng 2 vừa qua, huyện đã đưa ra kế hoạch triển khai thực hiện khoa học và công nghệ góp phần đẩy nhanh quá trình CNH-HĐH của huyện định hướng đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Trong đó, nội dung có phần nêu rõ: Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ KHKT về giống, canh tác, phát triển kinh tế vùng trang trại bằng những cây ăn quả có múi  (cam, quýt), xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm cam, mía tím và các sản phẩm có thế mạnh của địa phương. Phấn đấu đến năm 2016 diện tích cây có múi lên 1.200 ha, sản lượng 15.000 tấn… tập trung thành vùng hàng hoá chất lượng cao, đảm bảo VSATTP, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng. Duy trì diện tích mía tím trên 2.000 ha. Xây dựng, quản lý nhãn hiệu tập thể “Mía tím Hoà Bình” cho sản phẩm mía của tỉnh Hoà Bình, trong đó sản phẩm chủ yếu là ở huyện Cao Phong.

 

Trên thực tế, sự đầu tư, quan tâm xây dựng chất lượng, thương hiệu cho sản phẩm hàng hoá của địa phương đã tạo được hiệu ứng tốt. Theo kết quả khảo sát của thường trực BCĐ “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” của huyện, tỷ lệ người tiêu dùng đặt niềm tin vào hàng Việt, cụ thể hơn là các sản phẩm được sản xuất tại địa phương tăng lên đáng kể. Riêng với mặt hàng cam, mặc dù giá cả chênh lệch khá cao so với cam có xuất xứ Trung Quốc nhưng vẫn được người dân chọn mua. Riêng trong dịp Tết Nguyên đán Quý Tỵ vừa qua, nông dân huyện Cao Phong đã tiêu thụ được 1/3 sản lượng mía tím và trên 10.000 tấn cam. Các loại thực phẩm thiết yếu được sản xuất tại địa phương như gà, vịt, lợn, rau xanh và các loại hoa quả… đều được thương lái và những người tiêu dùng quen biết tìm đến đặt mua tận gốc để đưa ra thị trường và sử dụng trong gia đình.

 

Hàng hóa được sản xuất tại địa phương từng bước đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng trong huyện, tỉnh và các vùng lân cận. Đây thực sự là một tín hiệu vui không chỉ đối với những cán bộ, đảng viên mà còn lan toả tới cả các tầng lớp nhân dân, những người đã và đang tích cực hưởng ứng CVĐ đầy ý nghĩa “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong toàn huyện.

 

                    Thuý Hằng

 

Các tin khác


Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Giá vàng sáng 26/4

Ngày 26/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau: Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 82 - 84,32 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra).

Khách sạn đầu tiên của tỉnh Hoà Bình được công nhận tiêu chuẩn 4 sao

Cục Du lịch quốc gia Việt Nam - Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) vừa ban hành Quyết định số 307/QĐ-CDLQGVN về việc công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch đối với khách sạn Sakura (tổ 5, phường Tân Thịnh, TP Hoà Bình). Theo đó, trên cơ sở căn cứ tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4391:2015, Cục Du lịch quốc gia Việt Nam công nhận khách sạn Sakura đạt tiêu chuẩn 4 sao trong 5 năm, kể từ tháng 4/2024.

Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục