Nhiều hộ gia đình xóm Mon, xã Phúc Tiến (Kỳ Sơn) phát triển kinh tế rừng nâng cao thu nhập.

Nhiều hộ gia đình xóm Mon, xã Phúc Tiến (Kỳ Sơn) phát triển kinh tế rừng nâng cao thu nhập.

(HBĐT) - Xã Phúc Tiến (Kỳ Sơn) hiện có hơn 300 ha rừng tự nhiên. Nhờ biết phát huy lợi thế và tiềm năng từ rừng, nhiều năm nay, kinh tế rừng đã góp phần lớn vào công cuộc xóa đói giảm nghèo.

 

Ông Nguyễn Văn Hồng, Chủ tịch UBND xã Phúc Tiến cho biết: là một xã vùng sâu, ít ruộng đất nên từ lâu, kinh tế Phúc Tiến chỉ biết nhìn vào đồi rừng và chăn nuôi. Từ năm 2006, Đảng ủy đã ra nghị quyết phát triển KT-XH, trong đó, xác định kinh tế rừng là trọng yếu. Từ đó, tại tất cả các xóm trong xã, người dân đẩy mạnh phát triển kinh tế rừng gắn với chăn nuôi để từng bước xóa đói - giảm nghèo.

 

Năm nay, gia đình ông Bùi văn Thảo, xóm Mon chính thức thoát khỏi danh sách hộ nghèo và bài toán thoát thoát nghèo của ông bắt đầu từ kinh tế rừng. Theo ông Thảo, gia đình trước đây vốn chủ yếu làm nông nghiệp, vào những ngày nông nhàn đi làm phụ hồ quanh các xã trong huyện. Tuy nhiên, đồng lương làm thuê không khá giả nhưng lại thường phải đi làm xa nhà và rất vất vả. Tìm cách để thoát nghèo, ông đã được Hội Nông dân xã hướng dẫn nhận khoán đất rừng để trồng keo lai và tín chấp vay vốn hộ nghèo. Có vốn ông đầu tư chăn nuôi lợn và gà. Lấy ngắn nuôi dài, hiện nay, gia đình ông đã có hơn 1 ha keo đang bắt đầu cho thu và trung bình mỗi năm xuất gần 1 tấn lợn thịt. Chính từ đó, gia đình ông đã có thu nhập ổn định và từng bước thoát nghèo hiệu quả.  

 

Không chỉ giúp thoát nghèo, nhiều hộ gia đình đã vươn lên có cuộc sống khá giả từ kinh tế đồi rừng. Gia đình ông Đinh Công Phượng (xóm Quyết Tiến) trước đây cũng là một trong những hộ nghèo trong xóm. Nhà có nhiều lao động nhưng ruộng đất ít lại không có vốn đầu tư làm ăn nên hầu hết, ông và vợ con đều phải đi làm thuê vào lúc nông nhàn. Từ năm 2006, cùng với chủ trương của cấp ủy Đảng, chính quyền và thực hiện dự án 661 về trồng rừng, gia đình ông đã mạnh dạn nhận khoán trồng 2 ha keo tai tượng. Từ 2 ha keo ban đầu, nhận thấy công chăm sóc ít mà lợi nhuận thu được khá. Từ những lợi thế ban đầu đó, gia đình ông tiếp tục tự mở rộng diện tích trồng keo, hiện nay, gia đình ông đã có 30 ha keo hiện đang bắt đầu cho thu ở chu kỳ thứ 2. Ngoài ra, đình ông Phượng, ở các xóm Quyết Tiến, Mon, nhiều hộ cũng đã lấy kinh tế rừng làm hướng đi chủ yếu. Theo ông Hồng, hiện nay, toàn xã có hơn 100 ha keo tai tượng, trong đó, tập trung nhiều nhất tại xóm Mon và Quyết Tiến, ở đây trung bình mỗi hộ có khoảng 1 ha keo đang bắt đầu cho thu ở chu kỳ thứ 2. Ngoài việc phát triển kinh tế rừng, nhiều hộ dân ở đây đã tích cực lấy ngắn nuôi dài trồng rừng kết hợp với chăn nuôi gà thả và trồng các loại cây màu ngắn ngày để tăng thêm thu nhập, trong đó, chủ yếu là cây sắn với diện tích hơn 170 ha, 10 ha khoai sọ, 73 ha xả …  Bên cạnh đó, trên địa bàn xã Phúc Tiến, hiện nay cũng đã bắt đầu hình thành các xưởng sơ chế sản phẩm lâm nghiệp từ rừng như xưởng sơ chế bột keo, ép gỗ… Với việc xây dựng các xưởng chế biến lâm sản, giá trị từ rừng đã được nâng cao hơn nhiều, góp phần mang lại thu nhập cho người dân. Theo số liệu của UBND xã Phúc Tiến, với lợi thế rừng và biết khai thác tốt tiềm năng đất đai cùng với những cơ chế chinh sách hợp lý, kinh tế rừng đã giúp cho nhiều hộ dân ở Phúc Tiến mở ra hướng đi góp phần xóa đói - giảm nghèo, ổn định cuộc sống. Hiện nay, thu nhập bình quân tại Phúc Tiến đạt hơn 18 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 11,67%.

 

 

                                                                               Đinh Hòa

 

 

Các tin khác


Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Giá vàng sáng 26/4

Ngày 26/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau: Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 82 - 84,32 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra).

Khách sạn đầu tiên của tỉnh Hoà Bình được công nhận tiêu chuẩn 4 sao

Cục Du lịch quốc gia Việt Nam - Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) vừa ban hành Quyết định số 307/QĐ-CDLQGVN về việc công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch đối với khách sạn Sakura (tổ 5, phường Tân Thịnh, TP Hoà Bình). Theo đó, trên cơ sở căn cứ tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4391:2015, Cục Du lịch quốc gia Việt Nam công nhận khách sạn Sakura đạt tiêu chuẩn 4 sao trong 5 năm, kể từ tháng 4/2024.

Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục