Ngư dân Bình Định đưa tàu lên bờ và chằng giữ bảo đảm an toàn cho tàu.

Ngư dân Bình Định đưa tàu lên bờ và chằng giữ bảo đảm an toàn cho tàu.

Hai ngày qua, hàng trăm hộ dân ở huyện Phù Mỹ đã tập trung gặt lúa chạy bão. Trong ngày 9-11, chính quyền và người dân tại các địa phương trong toàn tỉnh Bình Định đã dồn sức chống siêu bão.

 

Các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của tỉnh cắm chốt tại các vùng xung yếu để chỉ đạo chống bão. Từ chiều nay - 9-11, hơn 5.000 cán bộ, chiến sĩ, lực lượng dự bị động viên thuộc Bộ CHQS tỉnh Bình Định và 12 đơn vị của Bộ Quốc phòng và Quân khu 5 đóng trên địa bàn tỉnh đã sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ ứng phó với siêu bão Haiyan.

Huyện Hoài Nhơn, nằm phía bắc tỉnh là nơi tập trung đội tàu đánh bắt thủy sản lớn nhất Bình Định gồm 2.389 chiếc với hơn 17 nghìn lao động. Ban Chỉ huy PCLB-TKCN Hoài Nhơn cho biết, đến chiều 9-11, toàn bộ phương tiện đã tìm được nơi trú ẩn an toàn hoặc thoát khỏi phạm vi nguy hiểm trên biển. Ngoài ra, 195 tàu cùng 1.443 lao động của Bình Định cũng kịp vào tránh bão tại Malaysia, Indonesia, Brunei, Campuchia.

Hoài Nhơn đã đề nghị UBND tỉnh Bình Định hỗ trợ khẩn cấp 50.000 bao cát, 10.000 chai nước, 5.000 thùng mì tôm, 100 cơ số thuốc dự phòng cùng nhân lực và phương tiện có khả năng cơ động trong bão, phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn.

Hai ngày qua, hàng trăm hộ dân ở huyện Phù Mỹ đã gặt lúa chạy bão. Huyện cũng đã di dời 908 hộ gồm 4.049 nhân khẩu ở vùng nguy hiểm đến nơi an toàn.

Xã Nhơn Hải, thành phố Quy Nhơn đã tiến hành di dời 202 hộ gần mép biển vào các trường học, nhà ở kiên cố và các chùa ở trong xã.

 

                                                                               Theo Báo ND

 

 

Các tin khác


Cao Phong - miền quê trù phú, giàu bản sắc

Cao Phong nổi tiếng với đặc sản mía, cam, bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc anh em. Miền quê trù phú, giàu bản sắc đang trên đà phát triển, khẳng định thế mạnh và hướng đi đúng đắn trong phát triển KT-XH.

Thành phố Hòa Bình bắt nhịp đà tăng trưởng

Thành phố Hòa Bình đã và đang có những đổi thay mạnh mẽ về hệ thống hạ tầng, phát triển đô thị, tạo ra sức sống, diện mạo mới và đảm đương tốt vị trí đầu tàu về KT-XH của tỉnh.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Lương Sơn vùng đất anh hùng

Viết tiếp truyền thống vẻ vang trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, trong suốt chiều dài lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lương Sơn luôn đoàn kết, năng động, sáng tạo dựng xây quê hương ngày một đổi mới.

Sức vươn Lạc Thuỷ

Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạc Thuỷ không ngừng nỗ lực, đạt được những bước phát triển mạnh mẽ. Huyện tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, tạo môi trường thu hút nguồn lực đầu tư phát triển. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng và dịch vụ thương mại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục