Đến ngày 20/2, huyện Lạc Thuỷ đã cơ bản cấy xong lúa vụ chiêm - xuân, đạt 100% kế hoạch (Ảnh: tập trung cấy lúa xuân trà muộn trên địa bàn xã Hưng Thi)

Đến ngày 20/2, huyện Lạc Thuỷ đã cơ bản cấy xong lúa vụ chiêm - xuân, đạt 100% kế hoạch (Ảnh: tập trung cấy lúa xuân trà muộn trên địa bàn xã Hưng Thi)

(HBĐT) - Đảm bảo cây mạ sạch bệnh trước khi đem ra ruộng cấy, thực hiện sớm biện pháp làm cỏ sục bùn và bón thúc cho lúa đã cấy, cấy dặm những diện tích lúa bị ảnh hưởng bởi rét đậm, rét hại… Đó là những biện pháp kỹ thuật quan trọng mà Chi cục BVTV đã khuyến cáo, đề nghị các địa phương tăng cường áp dụng nhằm đảm bảo điều kiện sinh trưởng tốt cho cây lúa vụ chiêm - xuân năm nay.

 

Theo Chi cục BVTV, từ ngày 10/2 đến nay, do liên tiếp chịu ảnh hưởng của các đợt không khí lạnh trong đó, nhiều ngày rét đậm, rét hại nên một số diện tích lúa xuân đã bị ảnh hưởng, nhất là những diện tích trà sớm và trà muộn cấy vào những ngày trời rét. Dự báo từ nay đến trung tuần tháng 3 sẽ tiếp tục có các đợt không khí lạnh và có thể xảy ra rét đậm, rét hại, đặc biệt, tình trạng trời âm u, có mưa nhỏ, mưa phùn vẫn rất phổ biến. Đây là những yếu tố không thuận lợi cho sự sinh trưởng của cây lúa vụ chiêm - xuân. Chính vì vậy, ngày 19/2, Chi cục BVTV đã có Công văn số 32 đề nghị các huyện, thành phố tăng cường chỉ đạo các biện pháp kỹ thuật chăm sóc lúa chiêm – xuân đã cấy.

 

Cụ thể, đối với diện tích lúa đã cấy, Chi cục BVTV đề nghị: Cần giữ nước đều trên mặt ruộng, không sử dụng thuốc trừ cỏ trên ruộng lúa khi nhiệt độ thấp dưới 180C, sớm làm cỏ sục bùn và bón thúc cho lúa. Trên những chân ruộng bị nghẹt rễ, trước hết cần làm cỏ sục bùn, thay nước ruộng, bón bổ sung phân hữu cơ hoai mục, sau khoảng 7 ngày, cây lúa ra lá mới, xuất hiện rễ trắng mới tiếp tục bón thúc đạm. Trên những chân ruộng đã có hiện tượng chết từng dảnh, từng đám hoặc héo táp lá cả ruộng, nếu rễ lúa còn vàng tươi hay nhú rễ trắng, nhiều khả năng cây sẽ không bị chết, chỉ cần dặm lại những chỗ mất khoảng và tích cực chăm sóc để ruộng lúa nhanh phục hồi. Trường hợp rễ lúa đã thối đen, cây héo chết cần bừa đi cấy lại bằng mạ trà xuân muộn hoặc gieo thẳng bằng các giống ngắn ngày như MĐ1, P6ĐB, CN2…

 

Với diện tích mạ chưa cấy, Chi cục BVTV đề nghị các địa phương chú trọng thực hiện các biện pháp phòng - chống rét cho mạ, chú ý luyện mạ và tranh thủ cấy ngay khi thời tiết có nhiệt độ trung bình ngày trên 150C. Bên cạnh đó cần kiểm tra toàn bộ diện tích mạ còn lại để xử lý sớm, dứt điểm hiện tượng nấm bệnh hại trên lúa mạ bằng các loại thuốc đặc trị, đảm bảo cây mạ sạch bệnh trước khi đem ra ruộng cấy.

 

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh, diện tích lúa xuân trà sớm đang trong giai đoạn đẻ nhánh, trà chính vụ giai đoạn hồi xanh, trà muộn cấy - hồi xanh. Đến nay, toàn tỉnh đã cơ bản hoàn thành gieo cấy lúa vụ chiêm - xuân. Tuy nhiên, theo phản ánh của Trạm BVTV các huyện, thành phố, các đợt không khí lạnh từ đầu đến trung tuần tháng 2 đã ảnh hưởng xấu đến một số diện tích lúa mới cấy, gây ra hiện tượng héo lá và chết dảnh. Thêm vào đó, một số loại sâu bệnh hại đã bắt đầu xuất hiện trên cây lúa, điển hình như tập đoàn rầy mật độ trung bình 5-7 con/m2, cao 20-40 con/m2, ốc bươu vàng mật độ phổ biến 0,3-0,5 con/m2, sâu cuốn lá mật độ phổ biến 0,5-1 con/m2, bệnh nghẹt rễ lúa tỷ lệ hại phổ biến 0,5-1% số khóm, chuột hại tỷ lệ phổ biến 0,5-1% số dảnh… Còn trên diện tích mạ chưa cấy, do ảnh hưởng của đợt rét đậm, rét hại vừa qua nên một số diện tích mạ không che phủ nilon có hiện tượng bị chết cục bộ, bệnh hại do nấm, bệnh đốm nâu, tiêm lửa tỷ lệ hại 0,5-1% số dảnh, cao 3-7% số dảnh (Lạc Thuỷ, Mai Châu, Tân Lạc), các đối tượng khác hại nhẹ… Dự báo từ nay đến cuối tháng 2, các đối tượng này sẽ tiếp tục gây hại, nhất là diện tích lúa mới cấy, Chi cục BVTV khuyến cáo bà con nông dân cần thăm đồng thường xuyên, kịp thời phát hiện các đối tượng dịch hại, áp dụng các biện pháp phòng trị được cán bộ khuyến nông hướng dẫn, trong đó, áp dụng triệt để kỹ thuật phun thuốc “4 đúng” khi không thể tránh được rầy di trú tấn công và truyền bệnh. Đặc biệt, bà con nên áp dụng biện pháp IPM và kỹ thuật “3 giảm, 3 tăng” ngay từ đầu vụ nhằm tạo cây lúa khỏe, ruộng lúa khỏe, từ đó đảm bảo điều kiện sinh trưởng tốt cho cây lúa vụ chiêm - xuân, đảm bảo sản xuất lúa chiêm xuân đạt mục tiêu kế hoạch.

 

 

                                                                         Thu Trang

 

 

 

Các tin khác


Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Kim Bôi, Cao Phong

Ngày 2/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Kim Bôi và Cao Phong.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục