Vườn cam được trồng theo mô hình liên kết sản xuất của gia đình anh Cao Xuân Quân, xóm Nam Thành, xã Nam Phong (Cao Phong) chuẩn bị cho thu hoạch.

Vườn cam được trồng theo mô hình liên kết sản xuất của gia đình anh Cao Xuân Quân, xóm Nam Thành, xã Nam Phong (Cao Phong) chuẩn bị cho thu hoạch.

(HBĐT) - Mô hình liên kết trồng cây có múi đang được nhân rộng và trở thành đòn bẩy tích cực trong phát triển kinh tế nông nghiệp ở Cao Phong thời gian qua.

 

Đồng chí Phạm Văn Long, Chủ tịch UBND huyện cho biết: Trong những năm qua, trên địa bàn huyện Cao Phong, cây cam và mía tím đã phát huy thế mạnh vượt trội. Trở thành cây trồng đem lại giá trị kinh tế cao, mang tính bền vững, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân. Tuy nhiên trên thực tế cho thấy, người nông dân sở hữu nhiều đất sản xuất và có tiềm lực về nguồn lao động nhưng không phải ai cũng có nguồn vốn để đầu tư phát triển sản xuất. Xuất phát từ thực tiễn đó, huyện đã nghiên cứu, triển khai các mô hình liên kết sản xuất giữa người nông dân và các nhà đầu tư. Trong đó, mô hình liên kết trồng cây có múi theo phương thức 50/50 (hay còn gọi là mô hình đầu tư 50/50) trên địa bàn huyện hiện đang được xem là một mô hình đầu tư hiệu quả, phù hợp với thực tiễn ở địa phương. Việc phát triển, mở rộng mô hình này đã giải quyết được một phần bài toán về phát triển kinh tế ở khu vực nông nghiệp, nông thôn của huyện, tháo được 2 nút thắt, 2 điểm nghẽn là vốn đầu tư và kỹ thuật canh tác cho người dân.

 

Hiện nay, mô hình liên kết sản xuất theo phương thức 50/50 ở Cao Phong đang được tạo điều kiện và có xu thế phát triển, mở rộng. Đối tượng cây trồng được lựa chọn liên kết sản xuất là các loại cây có múi, bởi đây là cây trồng có giá trị kinh tế cao, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhà đầu tư và người nông dân. Theo phương thức liên kết, nhà đầu tư sẽ đầu tư nguồn vốn, kỹ thuật, công nghệ và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Người nông dân tham gia đóng góp bằng đất, lao động và kinh nghiệm sản xuất. Khi thu hoạch sản phẩm, tổng thu nhập trên diện tích hợp tác sản xuất sẽ được chia đều cho mỗi bên. Thấy rõ những lợi ích từ mô hình trên đã có nhiều nhà đầu tư và người nông dân xây dựng được mối liên kết bền chặt và hiệu quả, từ đó, tạo sự lan tỏa cao. Theo đồng chí Nguyễn Văn Phúc, Trưởng phòng NN& PTNT huyện, hiện nay trên địa bàn có nhiều cá nhân vào liên kết với người dân địa phương đầu tư trồng cây có múi. Hiện số diện tích thực hiện mô hình liên kết trong toàn huyện đã được mở rộng lên 108 ha ở các xã: Yên Lập, Dũng Phong, Tân Phong, Nam Phong, Tây Phong, Bắc Phong, Đông Phong. Từ mô hình liên kết này, cây cam đã được phủ ở hầu khắp các xã trong huyện.

 

Là một trong số hàng chục hộ trên địa bàn xã tham gia thực hiện mô hình liên kết, anh Bùi Văn Hợp, xóm Bằng, xã Tây Phong chia sẻ: Gia đình tôi có gần 3.000 m2 đất sản xuất. Do điều kiện kinh tế còn khó khăn nên không có vốn đầu tư, diện tích đất sản xuất cơ bản là vườn tạp, hoang hóa nên hầu như không có giá trị thu nhập. Tuy vậy, từ khi tham gia thực hiện mô hình liên kết, toàn bộ diện tích đất sản xuất của gia đình đã được chuyển đổi sang trồng hơn 1.000 cây cam, toàn bộ số giống, phân bón các loại, thuốc BVTV đều được đầu tư từ phía nhà đầu tư. Đến nay, diện tích cam đã bắt đầu bước vào chu kỳ sản xuất. Dự tính, năm đầu tiên sẽ thu được khoảng 250 triệu đồng bằng với số vốn nhà đầu tư bỏ ra. Số tiền này sẽ được chia 50/50. Theo cam kết, các năm tiếp theo nhà đầu tư sẽ tiếp tục đầu tư vốn để mua phân bón, thuốc BVTV... theo yêu cầu kỹ thuật để đảm bảo cho việc đầu tư của các bên đều có lãi.

 

Đồng chí Nguyễn Văn Phúc, Trưởng phòng NN&PTNT cho biết thêm: Để thúc đẩy sự phát triển của mô hình, huyện Cao Phong cũng có những chính sách hỗ trợ kịp thời cho người nông dân. Hàng năm, huyện tổ chức 4 - 5 lớp dạy nghề và hàng chục lớp tập huấn, hướng dẫn nông dân trồng cây có múi. Bên cạnh đó, bằng nguồn kinh phí sự nghiệp phát triển kinh tế, năm 2013, huyện đã hỗ trợ cho người dân 2 xã Yên Lập và Thung Nai 4 ha trồng cam, quýt; năm 2014, huyện tiếp tục hỗ trợ 3 ha cho xã Yên Thượng theo mô hình liên kết sản xuất...

 

Chính vì thỏa mãn với yêu cầu thực tiễn nên mô hình liên kết sản xuất đã có tính lan tỏa cao. Không chỉ phát triển ở Cao Phong mà mô hình này cũng đang được nhân rộng ra ở một số địa phương trong tỉnh. Tính đến hết tháng 8, theo thống kê, toàn tỉnh đã có hơn 300 ha cây có múi được trồng theo mô hình liên kết. Trong đó, Cao Phong có 108 ha, Kim Bôi có 130 ha, Lương Sơn 17 ha, Kỳ Sơn 9,5 ha... Việc mở rộng diện tích đầu tư đã góp phần xóa bỏ vườn tạp và đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xây dựng, hình thành và phát triển vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Tạo đòn bẩy tích cực trong phát triển kinh tế nông nghiệp vùng trong toàn tỉnh.

 

 

                                                                            Thu Trang

 

 

Các tin khác


Đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo sức bật cho phát triển

Phát biểu tại Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư, hợp tác xã Xuân Giáp Thìn, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh khẳng định: "Với phương châm chính quyền đồng hành cùng DN, Hòa Bình luôn xác định thành công của DN cũng là thành công của tỉnh; khó khăn, vướng mắc của các DN là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp”. Phương châm đó được thực hiện xuyên suốt, hiệu quả, tạo nên dấu ấn trong quá trình phát triển của tỉnh và cộng đồng DN trong tỉnh.

Huyện Yên Thủy lan tỏa phong trào xây dựng vườn mẫu

Với sự hỗ trợ của huyện và sự vào cuộc của các phòng, ban, ngành, người dân…, thời gian qua, huyện Yên Thủy đã triển khai có hiệu quả Đề án hỗ trợ xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu và vườn mẫu thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Yên Thủy, giai đoạn 2021 - 2025. Huyện tích cực vận động, hỗ trợ người dân cải tạo vườn tạp, hình thành những mô hình vườn mẫu cho hiệu quả kinh tế cao.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Đất thức Kim Bôi

Chúng tôi cảm nhận rõ nét sự thay đổi trong tư duy, nhận thức, cách làm, trong diện mạo vùng đất Kim Bôi thời điểm cán bộ và nhân dân nỗ lực thi đua lập thành tích chào mừng ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ngày Quốc tế Lao động. Cấp ủy, chính quyền đổi mới và nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành, tập trung chỉ đạo những nhiệm vụ chính trị, trọng tâm đột phá. Kim Bôi đã định hình được hướng phát triển, chú trọng cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ các dự án đầu tư vào lĩnh vực đô thị, du lịch, dịch vụ, khai thác tiềm năng nguồn nước khoáng, cảnh quan thiên nhiên.

Cao Phong - miền quê trù phú, giàu bản sắc

Cao Phong nổi tiếng với đặc sản mía, cam, bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc anh em. Miền quê trù phú, giàu bản sắc đang trên đà phát triển, khẳng định thế mạnh và hướng đi đúng đắn trong phát triển KT-XH.

Thành phố Hòa Bình bắt nhịp đà tăng trưởng

Thành phố Hòa Bình đã và đang có những đổi thay mạnh mẽ về hệ thống hạ tầng, phát triển đô thị, tạo ra sức sống, diện mạo mới và đảm đương tốt vị trí đầu tàu về KT-XH của tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục