Những cánh rừng keo tít tắp ở xã Mỹ Thành (Lạc Sơn).

Những cánh rừng keo tít tắp ở xã Mỹ Thành (Lạc Sơn).

(HBĐT) - Những cánh rừng trồng xanh ngắt chạy dài, những vườn keo lai, keo tai tượng mỡ màng xen lẫn với trám, lát vươn mình trong nắng gió. Đất trời Hoà Bình hôm nay được khoác lên mình tấm áo xanh đầy sức sống của rừng. Đi dưới những tán rừng, không khí thoáng đãng trong, lành khiến lòng bỗng thanh thản lạ thường, tôi chợt nhớ đến lời ca trong một bài hát của nhạc sỹ Đỗ Hồng Quân: “Một người không thể ngăn được gió /Một người không thể ngăn được lũ... Nhiều người trồng ta sẽ có ngàn cây /Vạn người trồng ta sẽ có rừng cây”.

 

Trong tiết trời se lạnh của ngày đầu xuân, chúng tôi về xã Ngọc Mỹ (Tân Lạc). Ngọc Mỹ có 19 xóm, là xã còn nhiều khó khăn nhưng phong trào trồng rừng phát triển mạnh. Xóm Đôi và xóm Cóc có diện tích rừng nhiều nhất xã. Ông Bùi Văn Dương, Chủ tịch UBND xã Ngọc Mỹ cho biết: Năm 2014, xã trồng được trên 200 ha rừng, diện tích rừng khai thác cho thu nhập trên 6 tỉ đồng. Có được những cánh rừng trải dài  này là nhờ chỉ đạo, tổ chức triển khai của cấp ủy, chính quyền xã và sự đồng lòng, chung sức của nhân dân. Trước đây, do đời sống người dân còn nhiều khó khăn nên bà con đã  chặt phá rừng bừa bãi. Để khắc phục tình trạng đó, Ban quản lý phát triển rừng xã và các thôn, xóm rà soát lại diện tích rừng bị lấn chiếm, đẩy mạnh tuyên truyền thông qua các cuộc họp thôn, xóm, tuyên truyền trên hệ thống loa phát thanh xã... để giúp người dân hiểu rõ những lợi ích trong phát triển trồng rừng. Nhờ đó, bà con đã có nhận thức đúng đắn và tích cực trồng cây gây rừng. Nhiều hộ thoát nghèo và có cuộc sống khấm khá từ  trồng rừng.

 

Chúng tôi đến xóm Đôi, diện tích rừng keo 7, 5 ha 6 năm tuổi của gia đình anh Bùi Văn Tuấn đang được các thương lái thu mua khai thác trọn gói. Anh Tuấn cho biết: Gia đình trồng rừng từ năm 1999 theo dự án Pam. Khi dự án kết thúc, gia đình tự đầu tư trồng và chăm sóc. Năm nay rừng cho khai thác chu kỳ 2, toàn bộ diện tích này là của 4 anh em chung nhau làm, cùng với trồng keo, gia đình anh trồng xen sắn dưới tán rừng cho thu hoạch từ 50-60 tấn /năm. Thu nhập từ diện tích rừng năm nay được 335 triệu đồng, đây là thành quả lao động của cả 4 anh em. Vì không phải thuê lao động làm nên số tiền trên chia đều cũng được hơn 80 triệu đồng /người. Vậy là Tết này các anh có “món” để sắm sửa đàng hoàng, tươm tất hơn cho gia đình. Sau thu hoạch là đến giai đoạn phát dọn thực bì, tìm nguồn giống chất lượng để vào vụ trồng rừng mới.

 

Ông Nguyễn Xuân Trường, Chi cục phó Chi cục Lâm nghiệp cho biết: Năm 2014, tỉnh có kế hoạch trồng mới 8.560 ha rừng. Nhờ chủ động về đất đai, cây giống, đến hết tháng 12, các huyện, thành phố và lâm trường trên toàn tỉnh đã trồng được 8.641 ha và 266.591 cây phân tán. Trong đó, các dự án hỗ trợ đầu tư trồng rừng sản xuất 1.608 ha; công ty Lâm nghiệp trồng được 862 ha; dự án kfw7 trồng 555 ha; nhân dân tự bỏ vốn trồng được 5.615 ha. Cùng với trồng mới, địa phương tập trung bảo vệ 89.098 ha rừng. Các khu rừng được bảo vệ tốt không có hiện tượng chặt, cháy, lấn chiếm xâm hại rừng làm nương rẫy. Với kết quả đó, tỉnh ta tiếp tục duy trì độ che phủ rừng ổn định khoảng 49,41%. Để triển khai có hiệu quả chỉ tiêu phát triển rừng ngay từ đầu năm, các địa phương đã giao đất lâm nghiệp, giao rừng, cho thuê đất lâm nghiệp đối với các hộ và các đơn vị sản xuất kinh tế lâm nghiệp; khuyến khích các thành phần kinh tế mở rộng quy mô, chế biến lâm sản trên địa bàn để tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh đó, công tác BVR cũng luôn được quan tâm và chú trọng. Từ việc nhận khoán trồng, chăm sóc, bảo vệ, ý thức của người dân trong công tác BVR đã được nâng lên rõ rệt. Những khu rừng keo có tác dụng cải tạo, hồi sinh vùng đất bạc màu và trả lại sự cân bằng môi trường sinh thái. Ngoài lợi ích về kinh tế, nhờ phát triển lâm nghiệp mà nhiều năm qua, tỉnh đã giảm thiểu tình trạng sạt lở núi trong mùa mưa. Thực tế tại các địa phương cho thấy, phong trào trồng rừng kinh tế đã phát triển mạnh. Hàng ngàn hộ nông dân của các huyện Kim Bôi, Lạc Thủy, Lạc Sơn... từ nghèo khó đã  vươn lên khá giả nhờ trồng rừng, phát triển nông, lâm kết hợp...

 

Mùa xuân mới đang về trên khắp các nẻo đường... Những người trồng rừng trong tỉnh được nghỉ ngơi sau một năm hăng say lao động và chuẩn bị bước vào mùa trồng rừng mới. Đi giữa tiết trời se lạnh, nhìn những vạt rừng nối tiếp nhau trải dài tít tắp mà lòng tôi như  ấm lại và có niềm tin vững chắc: rừng xanh sẽ mang đến no ấm.

 

 

 

                                                                           Đinh Thắng

 

 

 

Các tin khác


Đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo sức bật cho phát triển

Phát biểu tại Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư, hợp tác xã Xuân Giáp Thìn, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh khẳng định: "Với phương châm chính quyền đồng hành cùng DN, Hòa Bình luôn xác định thành công của DN cũng là thành công của tỉnh; khó khăn, vướng mắc của các DN là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp”. Phương châm đó được thực hiện xuyên suốt, hiệu quả, tạo nên dấu ấn trong quá trình phát triển của tỉnh và cộng đồng DN trong tỉnh.

Huyện Yên Thủy lan tỏa phong trào xây dựng vườn mẫu

Với sự hỗ trợ của huyện và sự vào cuộc của các phòng, ban, ngành, người dân…, thời gian qua, huyện Yên Thủy đã triển khai có hiệu quả Đề án hỗ trợ xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu và vườn mẫu thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Yên Thủy, giai đoạn 2021 - 2025. Huyện tích cực vận động, hỗ trợ người dân cải tạo vườn tạp, hình thành những mô hình vườn mẫu cho hiệu quả kinh tế cao.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Đất thức Kim Bôi

Chúng tôi cảm nhận rõ nét sự thay đổi trong tư duy, nhận thức, cách làm, trong diện mạo vùng đất Kim Bôi thời điểm cán bộ và nhân dân nỗ lực thi đua lập thành tích chào mừng ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ngày Quốc tế Lao động. Cấp ủy, chính quyền đổi mới và nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành, tập trung chỉ đạo những nhiệm vụ chính trị, trọng tâm đột phá. Kim Bôi đã định hình được hướng phát triển, chú trọng cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ các dự án đầu tư vào lĩnh vực đô thị, du lịch, dịch vụ, khai thác tiềm năng nguồn nước khoáng, cảnh quan thiên nhiên.

Cao Phong - miền quê trù phú, giàu bản sắc

Cao Phong nổi tiếng với đặc sản mía, cam, bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc anh em. Miền quê trù phú, giàu bản sắc đang trên đà phát triển, khẳng định thế mạnh và hướng đi đúng đắn trong phát triển KT-XH.

Thành phố Hòa Bình bắt nhịp đà tăng trưởng

Thành phố Hòa Bình đã và đang có những đổi thay mạnh mẽ về hệ thống hạ tầng, phát triển đô thị, tạo ra sức sống, diện mạo mới và đảm đương tốt vị trí đầu tàu về KT-XH của tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục