Những mặt hàng  dệt thổ cẩm  của HTX  Chiềng Châu  (Mai Châu)  luôn được  khách hàng  ưa chuộng.

Những mặt hàng dệt thổ cẩm của HTX Chiềng Châu (Mai Châu) luôn được khách hàng ưa chuộng.

(HBĐT) - Từ khi du lịch Mai Châu phát triển, nhu cầu tiêu dùng hàng thủ công bằng chất liệu thổ cẩm ngày càng lớn. Đó là cơ hội phát triển KT-XH địa phương, đồng thời giữ gìn bản sắc văn hóa đồng bào dân tộc Thái ở Mai Châu .

 

Thực hiện Đề án 1956 của Thủ tướng Chính phủ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn các hội viên HTX Chiềng Châu (Mai Châu) được Hội Nông dân, Trung tâm dạy nghề, Hội Phụ nữ, phòng LĐ - TB&XH huyện tư vấn đào tạo nghề và việc làm cho người lao động. Với phương châm vừa phát triển kinh tế, vừa truyền nghề duy trì bản sắc văn hóa dân tộc, HTX đã ký kết với Trung tâm dạy nghề tạo điều kiện cho 25 học viên lớp may công nghiệp vào thực hành làm việc tại xưởng  may của HTX. Sau học nghề, các học viên được làm việc tại HTX Chiềng Châu để gia công các sản phẩm dệt may thành sản phẩm theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp có uy tín, đảm bảo các điều kiện về việc làm, thu nhập, đáp ứng được yêu cầu của người lao động. Hàng tháng mỗi người làm việc có thu nhập từ 3-3,5 triệu đồng. Có việc làm và thu nhập ổn định, nhiều hội viên đăng ký tham gia đưa vốn điều lệ của HTX lên gần 2 tỷ đồng. Từ đó, cơ sở vật chất của HTX ngày càng được mở rộng, nhiều học viên ở các xã đến liên hệ học việc, hợp tác làm bao tiêu sản phẩm.

 

Ông Mạc Văn Phang, Chủ nhiệm HTX Chiềng Châu (Mai Châu) cho biết: Sản phẩm thổ cẩm được khách hàng nước ngoài ưa chuộng. Mẫu mã có thể thay đổi nhưng sản phẩm phải luôn được làm từ sợi bông tự nhiên, nhuộm màu tự nhiên. Do quy trình sản xuất thổ cẩm hoàn toàn thủ công nên giá cao hơn so với các sản phẩm cùng mẫu mã sản xuất công nghiệp. Hiện nay, chúng tôi đang xây dựng kế hoạch mở rộng về du lịch cộng đồng, các mặt hàng thêu, dệt và hàng may từ thổ cẩm. Cùng với đó là nỗ lực tìm đối tác ký kết để bao tiêu sản phẩm vào các dịp:  triển lãm, hội chợ thương mại, hội chợ văn hóa dân tộc...  tạo việc làm cho nhiều người lao động của xã và các xã lân cận. Trong thời gian tới, ngoài phát triển nghề dệt thổ cẩm, HTX sẽ kết hợp mở các chuyến du lịch trọn gói để du khách lưu lại lâu hơn, góp phần tạo nên một khu du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Nghề dệt thổ cẩm Mai Châu trở thành làng nghề gắn với các hoạt động du lịch sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.

 

 

 

 

                                                                            Việt Lâm

 

 

 

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Huyện Lạc Sơn: Tổng đàn vật nuôi có trên 1,3 triệu con

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 1,3 triệu con.

Đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn thành lập thị xã Lương Sơn

Ngày 26/4, Ban chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn của tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục