Lực lượng thường trực PCTT & TKCN cùng nhân dân tổ 24 – 25 phường Chăm Mát khắc phục sự cố thiên tai chiều ngày 3/6.

Lực lượng thường trực PCTT & TKCN cùng nhân dân tổ 24 – 25 phường Chăm Mát khắc phục sự cố thiên tai chiều ngày 3/6.

(HBĐT) - Không nằm ngoài dự báo về một mùa mưa bão có nhiều diễn biến thời tiết cực đoan, trong khoảng 1 tuần nay trên địa bàn toàn tỉnh, cùng với tình trạng nắng, nóng gay gắt đỉnh điểm là sự xuất hiện liên tiếp của các trận dông, lốc thường xảy ra vào cuối các buổi chiều. Lạc Sơn, Tân Lạc, Kim Bôi và thành phố Hoà Bình là những địa phương chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai dông lốc.

 

Chúng tôi có mặt tại đường Võ Thị Sáu, phường Chăm Mát (thành phố Hoà Bình) ngay khi xảy ra trận dông, lốc chiều ngày 3/6. Hàng chục cây to trên trục đường bị gió đốn ngã bật tung, đổ rạp trên đường gây cản trở, khó khăn cho việc lưu thông của xe cộ và việc đi lại của nhân dân trên tuyến. Trong điều kiện thời tiết đã ngớt gió còn mưa vẫn rơi nặng hạt, lực lượng thường trực Ban chỉ huy PCLB & TKCN phường tích cực cùng với nhân dân các tổ dân phố nhanh chóng thu dọn, chặt tỉa cây đổ để hạn chế ùn tắc giao thông. Đồng chí Bùi Đình Chung – Phó trưởng phòng Kinh tế, cơ quan thường trực Ban chỉ huy PCTT & TKCN thành phố đưa chúng tôi tiếp cận với điểm giao thông khu vực trường Cao đẳng Sư phạm Hoà Bình, nơi xảy ra dông lốc nghiêm trọng nhất buộc phải cắt điện và đặt biển cấm đường chờ xử lý. Đồng chí cho biết: Với tác động của gió lốc cường độ mạnh, một cây to bên đường đã bị quật đổ nằm đè lên toàn bộ hệ thống đường dây điện 0,4 kW gây sự cố mất điện, đồng thời làm đổ 1 cột điện hạ thế, 1 cột đèn cao áp. Do sự cố này mà các lực lượng huy động phải xử lý trong hơn 2 giờ đồng hồ, vừa cưa, chặt tỉa, dọn dẹp cây cối, vừa nâng, chỉnh, gia cố phần dây điện trước khi đường được thông và điện lưới được cấp trở lại.

 

Tại các huyện Lạc Sơn, Tân Lạc, Kim Bôi, Lạc Thuỷ, Yên Thuỷ liên tiếp trong các ngày 30 – 31/5, 3/6 cũng bị ảnh hưởng của mưa, lốc. Đáng kể là huyện Lạc Sơn ước thiệt hại trên 1 tỷ đồng. Ngoài thịêt hại về nhà cửa với tổng số 46 nhà, trong đó 3 nhà đổ sập hoàn toàn, 10 nhà hư hỏng nặng, các xã Tự Do, Phú Lương, Chí Đạo còn bị thiệt hại về hoa màu với gần 0,6 ha cây màu bị dập, gẫy, đổ giàn, hơn 40 cây dổi lấy hạt, trên 50 cây lâm nghiệp chuẩn bị vào kỳ thu hoạch bị gẫy, đổ. Huyện Tân Lạc ước thiệt hại trên, dưới 1 tỷ đồng. Cụ thể là 99 nhà dân bị tốc mái, 1 nhà văn hoá xóm bị tốc vách. Diện tích hoa màu bị thiệt hại trên 74 ha, các cây trồng khác gồm 50 cây bưởi và 30 cây tre bị đổ, bật gốc. Ở các địa phương còn lại cũng bị ảnh hưởng bởi dông, lốc, chủ yếu tốc mái nhà, gãy đổ cây cối, hoa màu. Hiện, các xã đang ra soát, thống kê, tổng hợp báo cáo Ban chỉ huy PCTT & PCLB cấp huyện.

 

Có một thực tế đáng mừng là gần đây, nhờ người dân đã có sự chủ động hơn trong chằng, chống nhà cửa, kịp thời sơ tán từ nhà ở xuống cấp đến nơi trú đảm bảo an toàn nên không có thiệt hại về người do lốc xoáy. Khẩn trương khắc phục hậu quả, mau chóng ổn định đời sống nhân dân là ghi nhận từ các địa phương trong tỉnh đối với triển khai yêu cầu nhiệm vụ phòng - chống lũ bão, giảm nhẹ thiên tai. Diễn biến thời tiết theo cảnh báo của cơ quan chuyên môn trong những ngày tới sẽ còn cực đoan, khó lường. Cho đến hết tháng 6 vẫn phải đề phòng dông, lốc đến bất thình lình, khó lường trước.

 

Đồng chí Trần Kim Phàn – Chi cục Trưởng chi cục Thuỷ lợi & PCLB, cơ quan thường trực Ban chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh khuyến cáo: để giảm bớt mức độ thiệt hại của dống, lốc thiên tai, các huyện, thành phố cần đẩy mạnh, tăng cường thông tin, tuyên truyền, giáo dục, cảnh báo, hướng dẫn phòng vệ để người dân nâng cao ý thức phòng thiên tai. Trong điều kiện hộ dân bị thịêt hại hầu hết là hộ làm nông nghiệp, hộ nghèo, bên cạnh chính sách hỗ trợ của Nhà nước thì sự vào cuộc của cộng đồng trợ giúp hộ gặp thiên tai khắc phục hậu quả, mau chóng ổn định cuộc sống.

 

 

                                                                      

                                                                Bùi Minh

 

     

                    

  

 

Các tin khác


Kiểm tra tiến độ dự án sử dụng vốn Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ thực hiện dự án sử dụng vốn Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH thuộc lĩnh vực y tế tại Trung tâm Y tế (TTYT) TP Hòa Bình.

Công bố Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc

Ngày 24/5, tại thành phố Việt Trì, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức hội nghị Hội đồng điều phối vùng Trung du và miền núi phía Bắc lần thứ Ba và công bố Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Linh hoạt chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao thu nhập

Thời gian qua, nhiều hộ dân huyện Đà Bắc mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cải tạo vườn tạp đầu tư thâm canh, chuyên canh các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Qua đó không chỉ nâng cao thu nhập mà còn mở ra hướng phát triển kinh tế hiệu quả.

Huyện Kim Bôi đẩy nhanh tiến độ thực hiện các tiêu chí

Là 1 trong 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) lớn, có ý nghĩa quan trọng hướng đến xây dựng "tam nông” thịnh vượng, Chương trình MTQG xây dựng NTM được cả hệ thống chính trị và người dân các xã huyện Kim Bôi dồn sức hoàn thiện, phấn đấu về đích theo đúng lộ trình.

Cao Phong nỗ lực xây dựng huyện nông thôn mới

Theo kế hoạch, kết thúc nhiệm kỳ 2020 - 2025, huyện Cao Phong sẽ hoàn thành các tiêu chí xây dựng huyện nông thôn mới (NTM). Tính đến thời điểm này, huyện có 8 xã đạt chuẩn NTM và 1 xã đang hướng tới xây dựng NTM kiểu mẫu. Năm 2024, huyện phấn đấu đưa xã Thạch Yên về đích NTM và xã Bắc Phong về đích NTM nâng cao. Cùng với đó, huyện tiếp tục thực hiện 5/9 tiêu chí xây dựng huyện NTM.

Thúc đẩy hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ

Trong thời gian qua, hoạt động chuyển giao công nghệ trên địa bàn tỉnh có bước chuyển biến tích cực, thể hiện ở tỷ lệ các kết quả nghiên cứu vào ứng dụng trong thực tiễn, số lượng và giá trị các hợp đồng chuyển giao công nghệ tăng, có nhiều doanh nghiệp (DN) quan tâm, đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và chuyển giao công nghệ. Từ năm 2018, tỉnh đẩy mạnh hoạt động ươm tạo DN khoa học và công nghệ (KH&CN), hỗ trợ thành lập DN, tổ chức KH&CN. Đến nay, toàn tỉnh có 15 tổ chức KH&CN. Các tổ chức, DN đã ứng dụng công nghệ, kết quả nghiên cứu vào hoạt động sản xuất, kinh doanh theo lĩnh vực đăng ký.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục