Mô hình trồng thanh long ruột đỏ ở xã Hợp Thành đem lại giá trị cao, thu nhập bình quân từ 100 - 200 triệu đồng/ha.

Mô hình trồng thanh long ruột đỏ ở xã Hợp Thành đem lại giá trị cao, thu nhập bình quân từ 100 - 200 triệu đồng/ha.

(HBĐT) - Theo đồng chí Nguyễn Văn Khang, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Kỳ Sơn, một trong những điểm nhấn sản xuất nông nghiệp của huyện những năm qua là bước đầu đã xây dựng và hình thành các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa, áp dụng tiến bộ KH-KT vào sản xuất, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, sản lượng các loại cây trồng.

 

Theo thống kê, tổng diện tích gieo trồng bình quân toàn huyện đạt trên 5.300 ha/năm, trong đó diện tích lúa trên 2.100 ha, năng suất bình quân đạt trên 56 tạ/ha. Tổng sản lượng lương thực có hạt bình quân hàng năm đạt trên 14.500 tấn, bình quân đầu người đạt trên 450 kg/năm. Cùng với duy trì diện tích cấy lúa hàng năm, những năm qua Kỳ Sơn đã chú trọng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mở rộng diện tích trồng bí đỏ, mướp đắng, phật thủ, bưởi da xanh, thanh long ruột đỏ, ớt, dưa chuột... cho giá trị thu nhập bình quân đạt từ 100 - 200 triệu đồng/ha. Bên cạnh đó, huyện khuyến khích người dân đầu tư phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung, mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng, đảm bảo vệ sinh môi trường. Tổng đàn trâu có trên 4.406 con, 2.230 con bò, 23.796 con lợn, 329.335 con gia cầm. Trong đó, đã xuất hiện nhiều mô hình chăn nuôi có mức thu hàng trăm triệu đồng/năm, như mô hình chăn nuôi lợn thả rông kết hợp chăn nuôi gà thả vườn và ao cá của anh Trịnh Văn Yên ở thị trấn Kỳ Sơn; chăn nuôi lợn của gia đình chị Nguyễn Thị Quyên, Nguyễn Thị Nhu ở xóm Tôm, gia đình ông Nguyễn Quang Tám ở xóm Hải Cao, xã Hợp Thịnh... Kinh tế đồi rừng phát triển, từng bước hình thành vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, đem lại thu nhập ổn định cho người dân. 5 năm qua, toàn huyện đã trồng rừng gắn với cải tạo rừng nghèo, trồng rừng sau khai thác được trên 2.510 ha. Độ che phủ của rừng ổn định đạt 52%.

 

Chính từ đẩy mạnh đầu tư phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa đã từng bước làm thay đổi đời sống người dân, bộ mặt nông thôn của huyện có nhiều khởi sắc. Tổng giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp toàn huyện năm 2015 ước đạt 340,48 tỷ đồng, tăng 55% so với năm 2010, tỷ trọng ngành chiếm 28,82% trong cơ cấu kinh tế. Những kết quả đó đã góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng NTM của huyện. Năm 2015, huyện có xã Hợp Thịnh về đích đạt chuẩn NTM, xã Mông Hóa đạt 16 tiêu chí, 4 xã đạt từ 10 - 14 tiêu chí, 3 xã đạt từ 7 - 9 tiêu chí.

 

 

 

                                                                              Mạnh Hùng

 

 

 

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Huyện Lạc Sơn: Tổng đàn vật nuôi có trên 1,3 triệu con

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 1,3 triệu con.

Đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn thành lập thị xã Lương Sơn

Ngày 26/4, Ban chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn của tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục