Mô hình trồng cây lấy hạt chất lượng cao được triển khai, nhân rộng tại xóm Mới, xã Văn Nghĩa.

Mô hình trồng cây lấy hạt chất lượng cao được triển khai, nhân rộng tại xóm Mới, xã Văn Nghĩa.

(HBĐT) - So với cách đây chừng dăm năm, diện mạo nông nghiệp, nông thôn xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn) đã nhiều đổi thay. Đi đến bất cứ nơi đâu từ làng trên, xóm dưới, việc gây dựng, phát triển kinh tế của bà con giờ không còn dè dặt với sắn, lúa, ngô mà trở nên rôm rả bởi câu chuyện nhân rộng các mô hình trồng mướp đắng, bí đỏ, dưa chuột lấy hạt… Từ một xã có tốc độ chuyển dịch kinh tế chậm, Văn Nghĩa đang vươn lên chuyển đổi mạnh mẽ nhờ đề án Trồng cây lấy hạt chất lượng cao do cấp uỷ, chính quyền nơi đây tuyên truyền, vận động nhân dân cùng thực hiện.

 

Là xã đông dân với trên 1.500 hộ, 6.559 nhân khẩu, Văn Nghĩa gặp không ít gian nan trong công cuộc xoá đói, giảm nghèo bởi điều kiện về đất đai, địa hình canh tác lại không bằng phẳng. Toàn xã có khoảng 220 ha ruộng cấy lúa 1 vụ, 433 ha ruộng cấy lúa 2 vụ, 20 ha đất trồng màu và tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm trên 60 ha. Thời điểm năm 2013, trong khi mức bình quân thu nhập của tỉnh đạt 15,8 triệu đồng/người thì xã Văn Nghĩa mới chỉ đạt 11 triệu đồng/người. Thực tế này được lý giải do nhận thức của một bộ phận cán bộ và nhân dân còn hạn chế. Tuy đã có một vài mô hình lúa, ngô, chăn nuôi gia súc đạt hiệu quả nhưng chưa được nhân diện rộng.

 

Tháng 6/2013, Đề án số 01/ĐA – UBND đã được tổ chức thực hiện tại địa phương với nội dung chuyển dịch cơ cấu cây trồng lấy hạt chất lượng cao trên phạm vi 10/10 xóm trong xã. Theo đó, Đề án tập trung chỉ đạo, huy động mọi nguồn lực nhằm đảm bảo ổn định diện tích gieo trồng hàng năm, song song với việc chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, giảm tỷ trọng ngành trồng trọt đối với cây lượng thực lấy hạt như lúa, ngô. Đặc biệt, chỉ ổn định một phần diện tích để đảm bảo an ninh lương thực, diện tích còn lại công với diện tích trồng màu sẽ chuyển sang trồng các loại cây lấy hạt có giá trị kinh tế cao hơn như mướp đắng, bí đỏ, dưa chuột, dưa hấu. đây là những cây trồng có giá trị kinh tế cao, một trong những mặt hàng nông sản không chỉ phục vụ tiêu dùng trong nước mà còn xuất khẩu ra thị trường nước ngoài, góp phần tăng thu nhập cho các hộ nông dân, người lao động.

 

Đồng chí Bùi Văn Chung, Chủ tịch UBND xã cho biết: Trước khi bắt tay vào thực hiện Đề án, nguồn đất đai, khí hậu, nguồn nước tại tất cả các xóm đã được khảo sát phù hợp với điều kiện sinh trưởng và phát triển của cây trồng lấy hạt. Đồng thời, Đề án được cụ thể hoá, tổ chức thực hiện trên cơ sở nhu cầu thị trường, áp dụng khoa học, công nghệ và phát huy mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế, sự hỗ trợ của bên đầu tư, bao tiêu sản phẩm. Đồng hành trong triển khai Đề án kể từ năm 2013 đến nay, công ty giống cây trồng lấy hạt chất lượng cao Tân Lộc Phát đã hỗ trợ hạt giống cho hộ dân tham gia không hoàn lại, các loại vật tư như lưới, bạt phủ, phân bón, thuốc BVTV sau khi thu hoạch sản phẩm mới phải thanh toán. Công ty còn cho cán bộ kỹ thuật hướng dẫn nông dân quy trình chăm sóc, có chính sách ưu đãi là bao tiêu toàn bộ sản phẩm khi thu hoạch với giá cao, ổn định.

 

Đến nay, Đề án đã thu hút gần 50 hộ tham gia triển khai mô hình với trên 300 lao động, quy mô diện tích trồng cây lấy hạt chất lượng cao ở 10/10 xóm đã đạt 35 ha – 40 ha với giá trị thu nhập bình quân xấp xỉ 300 triệu đồng/ha. Từ xã có thu nhập thấp so với mặt bằng chung của tỉnh, huyện, đến nay, xã Văn Nghĩa đã đạt mức thu nhập 14,5 triệu đồng/người/năm 2014, dự kiến đạt 18 triệu đồng/người/năm 2015. Cây lấy hạt hiện còn được bà con mở rộng đưa vào trồng ở vụ đông vẫn đạt hiệu quả cao hơn so với loại cây trồng khác (ước thu nhập trên 100 triệu đồng/ha vụ đông). Nhiều hộ vươn lên cuộc sống khá giả, ấm no nhờ trồng cây lấy hạt như hộ ông Bùi Văn Chung ở xóm Mới, hộ ông Bùi Thành Luân ở xóm Đa…

                                                                                

 

                                                                                 Bùi Minh

 

 

 

 

Các tin khác


Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục