Người trồng cam ở thị trấn Cao Phong áp dụng KHKT vào sản xuất, giữ vững thương hiệu trên thị trường.

Người trồng cam ở thị trấn Cao Phong áp dụng KHKT vào sản xuất, giữ vững thương hiệu trên thị trường.

(HBĐT) - Sau hơn 10 năm chia tách, từ một huyện nghèo, đến nay, Cao Phong đã có những bước tiến quan trọng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt trên 13%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỷ trọng nông - lâm, ngư nghiệp từ 72% năm 2002 giảm xuống 46%; CN-TTCN, xây dựng từ 18% tăng lên 25%; du lịch, dịch vụ từ 10% tăng lên 27%.

 

Thu nhập bình quân đầu người hết năm 2015 ước đạt 27 triệu đồng. Huyện đã triển khai thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng NTM với 2 xã đạt chuẩn, trong đó Dũng Phong là xã đầu tiên trong tỉnh cán đích NTM. Lĩnh vực nông nghiệp tạo được bước đột phá theo hướng sản xuất hàng hóa có giá trị thu nhập cao trên 1 đơn vị diện tích với 2 loại cây chủ lực (cây có múi, mía). Nổi bật là cuối năm 2014, sản phẩm cam Cao Phong đã được chứng nhận chỉ dẫn địa lý, khẳng định thương hiệu, uy tín trên thị trường. Hiện nay, huyện đã phát triển được hơn 2.600 ha mía, 1.500 ha cây ăn quả có múi. Riêng cam, quýt trong thời kỳ kinh doanh đạt 600 ha, sản lượng đạt trên 16.500 tấn /vụ, giá trị ước đạt 540 - 670 triệu đồng /ha. Cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi được quan tâm đầu tư xây dựng. Đến nay, 99,5% hộ được sử dụng điện lưới quốc gia; 87% hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh.

 

Phát huy tiềm năng về du lịch, huyện đã triển khai kế hoạch tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Nhiều điểm du lịch đã tạo được dấu ấn trong lòng du khách như: đền Bờ - du lịch sinh thái hồ sông Đà, bản Giang Mỗ, quần thể hang động núi Đầu Rồng... Sự nghiệp GD &ĐT có bước phát triển với 20/43 trường đạt chuẩn quốc gia, 98,7% phòng học được kiên cố hóa. Hệ thống bệnh viện, trạm y tế đáp ứng nhu cầu KCB của nhân dân. Công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm, thực hiện các chính sách an sinh xã hội đạt hiệu quả. Đời sống nhân dân được nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 14%. Phong trào xây dựng đời sống văn hóa thu hút được đông đảo cán bộ, nhân dân tham gia. QP -AN, TTATXH được giữ vững. Công tác xây dựng Đảng, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể được chú trọng, hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở được củng cố.

Trên cơ sở tiềm năng, lợi thế và nền tảng những kết quả đã đạt được, Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVII đã thống nhất mục tiêu đến năm 2020 Cao Phong trở  thành huyện phát triển khá của tỉnh. Để đạt mục tiêu đó, đồng chí Võ Ngọc Kiên, Bí thư Huyện ủy cho biết: Huyện tập trung thực hiện hiệu quả các nhóm giải pháp chính. Đó là, duy trì và phát triển nông - lâm, ngư nghiệp. Phát triển trồng trọt với 2 loại cây chủ lực (cây ăn quả có múi, mía). Tiếp tục xây dựng thương hiệu cho 2 loại sản phẩm trên, đảm bảo tiêu thụ ổn định, giá trị kinh tế cao. Tập trung duy trì và phát triển chỉ dẫn địa lý Cao Phong đối với sản phẩm cam của huyện theo hướng nâng cao chất lượng, sản lượng, giá thành... Đẩy mạnh ứng dụng quy trình sản xuất cam theo tiêu chuẩn Vietgap nhằm duy trì danh tiếng, uy tín của sản phẩm. Tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện Đề án phát triển du lịch của tỉnh giai đoạn 2014 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Huy động mọi nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, du lịch của huyện.

 

Mở rộng các hoạt động tín dụng, đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ sản xuất. Phát huy cao nhất hiệu quả các công trình, sử dụng đất đúng quy định. Thực hiện có hiệu quả việc đổi mới căn bản, toàn diện GD &ĐT và chủ trương xã hội hóa giáo dục. Củng cố, nâng cao chất lượng hệ thống y tế từ huyện xuống cơ sở. Xây dựng nếp sống văn hoá, văn minh trong các tầng lớp nhân dân. Tiếp tục quán triệt, giáo dục các quan điểm của Đảng về xây dựng nền quốc phòng toàn dân và NQT.ư về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Thực hiện nghiêm túc NQT.ư 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng gắn với Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị. Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền, MTTQ, các đoàn thể nhân dân. Đẩy mạnh thực hiện QCDC ở cơ sở, củng cố khối đoàn kết toàn dân.

 

 

 

                                                                                 Cẩm Lệ

 

 

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Huyện Lạc Sơn: Tổng đàn vật nuôi có trên 1,3 triệu con

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 1,3 triệu con.

Đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn thành lập thị xã Lương Sơn

Ngày 26/4, Ban chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn của tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục