Đường giao thông xã Kim Sơn (Kim Bôi) được đầu tư góp phần phát triển KT-XH trên địa bàn.

Đường giao thông xã Kim Sơn (Kim Bôi) được đầu tư góp phần phát triển KT-XH trên địa bàn.

(HBĐT) - Bám sát vào định hướng của Chính phủ và của tỉnh giai đoạn 2011 - 2015, các chương trình, dự án, chính sách giảm nghèo trên địa bàn huyện Kim Bôi đã được triển khai kịp thời, dân chủ, công khai và phát huy hiệu quả. Tổng kinh phí để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên 846 tỷ đồng.

 

Trên địa bàn huyện đã triển khai 4 dự án lớn là Dự án Chương trình 30a, Chương trình 135, Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo và Dự án hỗ trợ truyền thông, giám sát. Đã triển khai thực hiện ở 9 nhóm chính sách hỗ trợ người nghèo với nhiều chương trình thiết thực gồm: chính sách tín dụng ưu đãi, khám - chữa bệnh, hỗ trợ giáo dục, hỗ trợ nhà ở, hỗ trợ học nghề - giải quyết việc làm, hỗ trợ đất sản xuất, trợ giúp pháp lý, hỗ trợ tiền điện và chính sách chuyển giao tiến bộ KHKT. Các chính sách giảm nghèo hiện hành được đánh giá cơ bản phù hợp, phần nào đáp ứng được nhu cầu của người nghèo và hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Trong giai đoạn 2011 - 2015 đã có trên 41.600 hộ nghèo và trên 34.700 hộ cận nghèo được hưởng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Kết quả điều tra năm 2011, toàn huyện có 13.029 hộ nghèo, tỷ lệ 53,79% (so với tổng số hộ), đến cuối năm 2015 giảm còn 4.323 hộ, tỷ lệ  16,45%. Bình quân mỗi năm giảm 7,47%. Từ việc triển khai thực hiện đồng bộ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện, đa số người nghèo đã tiếp cận thuận tiện hơn các chính sách trợ giúp của Nhà nước. Cơ sở hạ tầng được tăng cường, diện mạo NTM có nhiều khởi sắc. TTATXH, QP-AN được giữ vững.

 

Theo đồng chí Vũ Ngọc Quang, Phó Chủ tịch UBND huyện, trong quá trình thực hiện Chương trình, trên địa bàn có một số tồn tại, bất cập cần khắc phục như: Diện tích tự nhiên của huyện rộng nhưng đất canh tác ít, các ngành nghề thủ công chưa phát triển, năng lực và trình độ của người dân, nhất là các hộ nghèo còn hạn chế, xuất phát điểm về kinh tế thấp, thu nhập của nhiều hộ dân còn bấp bênh, không ổn định... Mức đầu tư của Nhà nước còn thấp so với nhu cầu thực tế. Chính sách đầu tư tạo sinh kế cho người nghèo chưa nhiều, suất đầu tư thấp (như vay vốn tín dụng ưu đãi, vay vốn giải quyết việc làm, đào tạo nghề, xuất khẩu lao động)...  Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp thực hiện chính sách giảm nghèo ở một số nơi chưa hiệu quả. Vẫn còn một bộ phận người nghèo chưa vươn lên thoát nghèo, trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, cộng đồng. Kết quả giảm nghèo ở một số xã chưa thật sự bền vững. Nhiều hộ khó có khả năng thoát nghèo hoặc nguy cơ tái nghèo cao. Nhiều xã tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo cao so với mặt bằng chung của huyện, tỉnh và cả nước như Đú Sáng, Bình Sơn, Thượng Tiến, Cuối Hạ, Hùng Tiến, Nuông Dăm...

 

Để khắc phục những khó khăn, vướng mắc và những bất cập nhằm triển khai thực hiện tốt mục tiêu giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 (theo hướng tiếp cận nghèo đa chiều), huyện Kim Bôi xác định cần thực hiện tốt các giải pháp như: Tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở. Tạo sự đồng thuận, quyết tâm mạnh mẽ, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững trong những năm tiếp theo. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ và nhân dân trong quá trình thực hiện chương trình. Từng bước làm thay đổi nhận thức của người nghèo, động viên họ nỗ lực vươn lên thoát nghèo, xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc. Phát huy vai trò tích cực của Ban chỉ đạo giảm nghèo bền vững cấp huyện và xã; các cơ quan, đơn vị được giao trách nhiệm triển khai thực hiện các chương trình, dự án, chính sách giảm nghèo cần phải có kế hoạch cụ thể, chi tiết, triển khai đồng bộ, hiệu quả mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, hỗ trợ kịp thời, đúng mức đến người nghèo, hộ nghèo; qua đó tạo cho họ sinh kế lâu dài, bền vững để vươn lên làm giàu. Chỉ đạo tốt công tác điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận hàng nghèo năm, từ đó xây dựng kế hoạch thực hiện mục tiêu giảm nghèo phù hợp với tình hình của địa phương. Tăng cường kiểm tra, giám sát; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực, phẩm chất, trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo của huyện và các xã, thị trấn. Tổ chức các hội nghị sơ kết, tổng kết, đánh giá nhằm triển khai thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.

 

                                                                              

 

                                                                  Hương Lan

 

 

 

Các tin khác


Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục