Nông dân xã Nam Phong, Cao Phong thu hoạch mía tím cho thu nhập bình quân 150 triệu đồng/ha

Nông dân xã Nam Phong, Cao Phong thu hoạch mía tím cho thu nhập bình quân 150 triệu đồng/ha

(HBĐT) - Xác định xây dựng NTM cốt lõi là nâng cao thu nhập cho người dân. Do đó, đối với huyện Cao Phong, trong giai đoạn 2011 - 2015, bên cạnh việc đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng nông thôn, huyện đặc biệt coi trọng phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, củng cố sản xuất và giảm nghèo bền vững.

 

Sản xuất nông nghiệp của huyện đã có bước phát triển vượt bậc theo hướng sản xuất hàng hoá có giá trị thu nhập cao trên diện tích canh tác, trong đó, tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng với 2 cây trồng chủ lực là cây ăn quả có múi và cây mía. Tỷ trọng lĩnh vực nông nghiệp trong tổng cơ cấu kinh tế của huyện chiếm 48%. Tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp bình quân đạt 6,3%/năm; giá trị sản xuất trên một đơn vị canh tác đạt gần 200 triệu đồng/ha; cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển biến tích cực từ một nền kinh tế sản xuất nhỏ lẻ, tự cung, tự cấp chuyển dần sang sản xuất hàng hoá và dịch vụ đã tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân là cơ sở cho nông dân làm giàu và góp phần ổn định xã hội. Diện tích và sản lượng cây ăn quả có múi tăng nhanh từ 740 ha (năm 2010) lên 1.700 ha (năm 2015), sản lượng từ 11.000 tấn tăng lên trên 20.000 tấn, có nhiều trang trại, hộ gia đình thu nhập từ trồng cam, quýt đạt trên 500 triệu đồng/ha; có những hộ thu nhập từ cam và mía đạt từ 1-7 tỷ đồng. Diện tích mía ổn định trên 2.500 ha. Thương hiệu cam, mía tím Cao Phong đã được khẳng định trên thị trường. Huyện định hướng cho nông dân sản xuất cây ăn quả có múi theo tiêu chuẩn VietGap.

 

Hiện nay trên địa bàn huyện Cao Phong có 40 doanh nghiệp với số vốn đăng ký 263 tỷ đồng, 30 HTX và tổ hợp tác, trong đó có 11 HTX hoạt động hiệu quả. Hoạt động SX-KD của doanh nghiệp, HTX ngày càng hiệu quả. Một số doanh nghiệp đã đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn như trồng cam, quýt, nuôi cá lồng, kinh doanh vật tư nông nghiệp, phát triển chuỗi sản xuất chế biến - tiêu thụ sản phẩm, từng bước thể hiện vai trò “bà đỡ” cho sản xuất nông hộ, thúc đẩy phát triển kinh tế hợp tác, kinh tế hộ nông thôn.

 

Thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững và đào tạo, hỗ trợ phát triển nghề cho lao động nông thôn, trong 5 năm (2011-2015), với nguồn vốn 11.269 triệu đồng từ các chương trình, huyện đã tổ chức được 375 lớp đào tạo nghề và tập huấn chuyển giao KH-KT cho 9.750 lượt người tham gia về nghề may công nghiệp, chổi chít, mây - tre đan, trồng rau an toàn, nuôi gà, lợn, trồng cây ăn quả có múi... Đồng thời xây dựng 150 mô hình sản xuất nông, lâm nghiệp như: Mô hình cải tạo đàn trâu, đàn bò địa phương, nuôi gà thả vườn, lợn bản địa, ngân hàng trâu sinh sản, nhân giống một số giống lúa mới, sản xuất rau an toàn, dệt thổ cẩm, sản xuất cam, trồng cây có múi, phòng - chống cháy rừng, phát triển kinh tế rừng, cải tạo vườn tạp... Đồng thời thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất như: hỗ trợ giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, vắcxin phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm; hỗ trợ nhân rộng các mô hình sản xuất cây có múi, mía mang lại hiệu quả kinh tế cao trên địa bàn huyện.

Đồng chí Hồ Xuân Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Cao Phong cho biết: Phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững, tập trung phát triển mạnh các cây trồng chủ lực đã có nhiều hộ thoát nghèo và vươn lên làm giàu, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2015 đạt 27 triệu đồng/người, tăng gấp đôi so với năm 2010; tỷ lệ hộ nghèo còn 12,13%, giảm 15,63% so với năm 2010, bình quân mỗi năm giảm 3,1%. Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên khu vực nông thôn đạt trên 93%. Đến hết năm 2015, huyện Cao Phong có 2 xã đạt chuẩn NTM. Năm nay, huyện phấn đấu đưa xã Nam Phong về đích NTM.

 

                                                                                    

 

                                                                                Đinh Thắng

Các tin khác


Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Kim Bôi, Cao Phong

Ngày 2/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Kim Bôi và Cao Phong.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục