Từ vốn vay ưu đãi của NHCSXH, gia đình anh Bùi Văn Minh,  xóm Hồng Vân, xã Bắc Phong (Cao Phong) đầu tư mua trâu  cùng trồng trọt phát triển kinh tế gia đình.

Từ vốn vay ưu đãi của NHCSXH, gia đình anh Bùi Văn Minh, xóm Hồng Vân, xã Bắc Phong (Cao Phong) đầu tư mua trâu cùng trồng trọt phát triển kinh tế gia đình.

(HBĐT) - Quyết định số 15/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với hộ cận nghèo đã giúp cho các hộ cận nghèo có điều kiện tiếp cận nguồn vốn từ NHCSXH để đầu tư sản xuất, phát triển kinh tế gia đình. Sau hơn 3 năm thực hiện chương trình tín dụng đối với hộ cận nghèo đã góp phần giải “cơn khát” vốn của nhiều hộ trên địa bàn tỉnh, là cơ hội để hộ cận nghèo có vốn phát triển kinh tế, đầu tư sản xuất, từng bước giảm nghèo bền vững.

 

Không ít hộ cận nghèo vận dụng đồng vốn vay có hiệu quả. Gia đình anh Bùi Văn Minh ở xóm Hồng Vân, xã Bắc Phong (Cao Phong) là một ví dụ. Năm 2013, khi đang khó khăn về nguồn vốn phát triển kinh tế, gia đình anh được tiếp cận chương trình tín dụng hộ cận nghèo của Phòng giao dịch NHCSXH huyện vay 17 triệu đồng để mua 1 con trâu. Ngoài chăn nuôi, gia đình anh còn trồng mía và cam bước đầu cho thu hoạch. Bên cạnh đó, gia đình được vay 8 triệu đồng từ chương trình NS&VSMT xây dựng bể chứa nước và công trình vệ sinh. Anh Minh tâm sự: Gia đình chỉ mong tín dụng chính sách cho hộ cận nghèo được tiếp tục mức cho vay cao hơn để chúng tôi có điều kiện vươn lên trong cuộc sống, giảm nghèo bền vững.

 

Chương trình cho vay hộ cận nghèo ngay từ khi mới triển khai đã nhận được sự đồng thuận, nhất trí cao của các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân trong tỉnh. Do NHCSXH tỉnh có sẵn các điểm giao dịch ở cấp xã nên khâu khảo sát, giải ngân cho vay rất thuận lợi. Qua rà soát, khách hàng đều sử dụng đúng mục đích và bước đầu phát huy hiệu quả. Công tác triển khai cho vay được tiến hành chặt chẽ, NHCSXH tỉnh đã chỉ đạo các phòng giao dịch điều tra, khảo sát số hộ cận nghèo trên địa bàn, nắm bắt nhu cầu vay của người dân để xây dựng kế hoạch tín dụng phù hợp. Ngân hàng cũng tích cực tham mưu với chính quyền địa phương phân bổ chỉ tiêu, điều chuyển vốn giữa 2 chương trình cho vay hộ nghèo và hộ cận nghèo để bảo đảm nguồn vốn tín dụng trên địa bàn tỉnh; thường xuyên phối hợp với UBND các xã, tổ chức hội, đoàn thể củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động giao dịch tại xã; bảo đảm giải ngân, thu nợ, thu lãi tại điểm giao dịch xã, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của người dân.

 

Từ đầu năm đến nay, doanh số cho vay toàn tỉnh đạt gần 56 tỷ đồng, đưa tổng dư nợ chương trình tín dụng hộ cận nghèo đạt trên 350 tỷ đồng với 15.656 hộ còn dư nợ. Từ ngày 5/6/2015, mức lãi suất cho vay đối với hộ cận nghèo giảm còn 0,66%/tháng, giảm 0,06%/ tháng đối với mức lãi suất hộ cận nghèo trước đây, mức vay tối đa được nâng lên 50 triệu đồng/hộ.

 

Đồng chí Vũ Đình Đoài, Giám đốc NHCSXH tỉnh cho biết: Ranh giới giữa hộ nghèo và hộ cận nghèo rất mong manh. Với phương thức làm ăn nhỏ lẻ, manh mún, phụ thuộc nhiều vào thời tiết thì đôi khi chỉ sau một đợt dịch bệnh, thiên tai, có người đau ốm hoặc con cái đi học là hộ vừa thoát khỏi diện nghèo không còn vốn để đầu tư SX-KD. Đến khi đáo hạn, nếu ngân hàng thu hết cả nợ gốc lẫn lãi, đối tượng này sẽ không còn nguồn để tái đầu tư nên rất dễ tái nghèo.

 

Theo kết quả điều tra đa chiều mới đây, toàn tỉnh còn 24.586 hộ cận nghèo. Để đồng vốn chính sách tiếp tục phát huy hiệu quả, trong thời gian tới, NHCSXH tiếp tục phối hợp cùng các sở, ban, ngành, hội, đoàn thể các cấp định hướng, hướng dẫn hộ vay cách làm kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi sao cho phù hợp với địa phương và nhu cầu thị trường. Các hội, đoàn thể, ban giảm nghèo, tổ tiết kiệm và vay vốn cần tích cực kiểm tra, giám sát hộ vay sử dụng vốn đúng mục đích, đôn đốc thu hồi nợ đến hạn; kịp thời bình xét cho những hộ khó khăn có nhu cầu vay vốn phát triển kinh tế gia đình. Có như vậy, nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ mới phát huy hiệu quả giúp những hộ cận nghèo vươn lên ổn định cuộc sống một cách bền vững.

 

 

                                                                    Đinh Thắng

 

Các tin khác


Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục