Nhạc sỹ, nhà giáo nhân dân Trương Sơn trao đổi chuyên môn cùng các hội viên trong một buổi sinh hoạt chi hội thường kỳ. ảnh:?p.v
(HBĐT) - LTS: Khi mới thành lập chỉ 6 hội viên, đến nay, Chi hội Nhạc sỹ tỉnh đã có 16 hội viên. Cùng với sự lớn mạnh về số lượng, Chi hội ngày càng có nhiều đóng góp về sáng tác, lý luận, chỉ huy, đào tạo và biểu diễn. Nhân dịp Đại hội Chi hội Nhạc sỹ Việt Nam tỉnh nhiệm kỳ 2016 - 2021, PV Báo Hòa Bình đã phỏng vấn nhạc sỹ, nhà giáo nhân dân Trương Sơn, Chi hội trưởng Chi hội Nhạc sỹ Việt Nam tỉnh về dấu ấn của Chi hội trong đời sống văn hóa văn nghệ của tỉnh.
PV: Thưa ông, xin ông cho biết những kết quả hoạt động âm nhạc nổi bật của Chi hội Nhạc sỹ Việt
Nhạc sỹ, nhà giáo nhân dân Trương Sơn: Kết quả nổi bật nhất phải nói đến là hoạt động sáng tác. Chi hội đã tổ chức nhiều đợt xâm nhập thực tế, tổ chức trại sáng tác ở các địa phương như Lạc Sơn, Kỳ Sơn, Cao Phong… Qua đó đã sáng tác được hàng trăm tác phẩm có chất lượng tốt. Những tác phẩm xuất sắc nhất đã được chi hội lựa chọn để tổ chức biểu diễn, giao lưu ngay tại địa điểm diễn ra trại sáng tác. Đặc biệt, trong nhiệm kỳ vừa qua, chúng tôi đã tổ chức được 3 đêm nhạc, tuyển chọn những ca khúc đặc sắc nhất của các nhạc sỹ Tống Đức Cửu,Đinh Thanh Lượng và Huy Tâm. Nhiều tác phẩm do hội viên chi hội sáng tác đã đạt giải cao trong các liên hoan âm nhạc như ca khúc “Tay trong tay” của nhạc sỹ Trần Ngọc Dũng đạt giải A Ngày hội văn hóa thể thao và du lịch Tây Bắc lần thứ VII, ca khúc “Vui hội Tây Bắc” của tác giả Nguyễn Văn Hạnh đạt giải A Ngày hội văn hóa thể thao và du lịch Tây Bắc lần thứ VIII…
Công tác lý luận đã bước đầu định hướng cho văn nghệ sỹ trong việc sáng tạo, biểu diễn. Hội viên chi hội đã có những đề tài như “Sưu tầm nghiên cứu và bảo tồn phát huy văn hóa của người Dao quần chẹt ở Hòa Bình”, “Giới thiệu một số làn điệu cồng chiêng của người Mường Hòa Bình” của nhạc sỹ Bùi Ngọc Tú… Hoạt động chỉ huy ghi đậm dấu ấn các nhạc sỹ như Huy Tâm, NSưT Phan Dương, nhạc sỹ Nguyễn Thành Viên, nhạc sỹ Đinh Thanh Lượng….với vai trò tổng đạo diễn, chỉ đạo nghệ thuật.
Trong công tác đào tạo, nhiều hội viên của chi hội hiện đang là giảng viên các trường, viện Văn hóa nghệ thuật như nhạc sỹ Bùi Văn Hộ, nhạc sỹ Bùi Ngọc Tú, nhạc sỹ Nguyễn Văn Hạnh, NSưT Phan Dương…đã tích cực nghiên cứu và có những bài giảng chất lượng góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghệ thuật. Hoạt động biểu diễn nổi bật với những cái tên như NSưT Hồng Tam, Đinh Tùng Bách, Bùi Hữu Trí, Trần Ngọc Dũng…luôn là “linh hồn” của chương trình.
PV: Hòa Bình là một mảnh đất giàu bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số. Vậy thưa ông, Chi hội Nhạc sỹ Hòa Bình đã có những hoạt động gì nhằm bảo tồn và phát huy vốn văn hóa quý giá đó?
Nhạc sỹ, Nhà giáo nhân dân Trương Sơn: Hòa Bình là tỉnh có nhiều dân tộc anh em, có nền văn hóa lớn độc đáo giàu bản sắc dân tộc. ý thức được điều đó cùng với tình yêu và niềm tự hào về văn hóa truyền thống của quê hương mình nên các hội viên của chi hội đã tập trung khai thác, sử dụng nhuần nhuyễn sự độc đáo rất bản sắc nhưng vẫn mới mẻ hấp dẫn của dân ca Mường, Thái, Mông, Dao, Tày. Rất nhiều nhạc sỹ đã thành công trong việc sáng tác ca khúc đương đại nhưng mang đậm chất liệu dân ca, giúp cho các ca khúc nhanh chóng được đón nhận và có sức sống lâu bền. Tiêu biểu như ca khúc “Hồn chiêng” của nhạc sỹ Bùi Đình Chiến, “Tiếng sáo ôi” của nhạc sỹ Bùi Hữu Trí…
Bên cạnh việc sáng tác, trong hoạt động biểu diễn, hội viên của chi hội cũng luôn quan tâm, chú trọng đưa vào chương trình những tác phẩm mang đậm bản sắc văn hóa. Những nỗ lực đó đã tạo nên “bản sắc riêng” cho những chương trình nghệ thuật của Hòa Bình. Đồng thời giúp cho khán giả được thưởng thức nhiều hơn, thêm khắc sâu và tự hào về bản sắc văn hóa dân tộc truyền thống của quê hương mình.
PV: Thưa ông, từ kết quả đã đạt được, trong nhiệm kỳ tới, Chi hội sẽ phấn đấu đạt được những nhiệm vụ chủ yếu gì?
Nhạc sỹ, nhà giáo nhân dân Trương Sơn: Trong nhiệm kỳ tới, chúng tôi đặt ra 3 nhiệm vụ chính.
Thứ nhất đó là việc tiếp tục hướng mạnh về cơ sở, tích cực xâm nhập thực tế để tạo cảm hứng sáng tác nhiều hơn nữa các tác phẩm chất lượng cao.
Thứ hai là chúng tôi sẽ nỗ lực đa dạng thể loại, hình thức sáng tác âm nhạc. Phấn đấu có các tác phẩm khí nhạc, hợp xướng được đầu tư dàn dựng công phu. Tập trung sáng tác ca khúc, tổ khúc, hợp xướng mang đậm bản sắc quê hương phục vụ cho sinh hoạt văn hóa của cán bộ và nhân dân trên địa bàn tỉnh. Đồng thời quan tâm nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn âm nhạc dân gian các dân tộc trên địa bàn tỉnh.
PV: Xin chân thành cảm ơn nhạc sỹ.
Dương Liễu (TH)
(HBĐT) - Sáng 27/7, được sự đồng ý của UBND tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Viện Ngôn ngữ học- Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học về “Xây dựng bộ chữ Mường phục vụ cho việc bảo tồn, phát huy văn hóa Mường tại tỉnh Hòa Bình”. Dự hội thảo, về phía tỉnh ta có các đồng chí: Bùi Văn Tỉnh, UV BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Về phía Trung ương có GS.TS, Nhà giáo nhân dân Lê Quang Thiêm, Chủ tịch Hội Ngôn ngữ học Việt Nam; GS.TS Mai Ngọc Chừ, chuyên gia ngữ âm học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh, các nhà khoa học và các nghệ nhân.
(HBĐT) - Tối 26/7, tại nhà văn hoá thành phố Hoà Bình, khối thi đua các Công đoàn ngành đã tổ chức liên hoan nghệ thuật quần chúng năm 2016. Đây là hoạt động thiết thực chào mừng 87 năm thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 – 28/7/2015) và các ngày lễ, kỷ niệm của đất nước.
Tối 25/7, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Quảng Trị, đã diễn ra Lễ bế mạc Liên hoan nghệ thuật 5 nước Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar, Thái Lan.
Sau thành công của Hồ sơ đa quốc gia Nghi lễ và trò chơi kéo co được UNESCO vinh danh vào năm 2015, Việt Nam tiếp tục tham gia xây dựng Hồ sơ đa quốc gia Nghề sơn mài truyền thống đệ trình UNESCO xét ghi danh vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là hướng đi mới đem đến cho Di sản văn hóa Việt Nam thêm cơ hội được UNESCO vinh danh.
Triển lãm “Những bức tranh trở về từ Châu Âu” kết thúc chiều tối ngày 21-7, không có quyết định khởi tố của cơ quan chức năng; bảo tàng không giữ lại 17 bức tranh được cho là giả và mạo danh.
Sau âm nhạc, hài, đối tượng thiếu nhi giờ đang là “miếng mồi béo bở” của các chương trình truyền hình thực tế. Không riêng chỉ các chương trình chuyên biệt cho đối tượng này, mà ngay cả các chương trình có sự xuất hiện của các tài năng nhí cũng được khai thác một cách triệt để.