Hai tuyến đường hiện đại bậc nhất Thủ đô sẽ được mang tên Trường Sa, Hoàng Sa
Sáng 3/8, HĐND Thành phố Hà Nội đã thông qua nghị quyết về đặt tên và điều chỉnh độ dài một số tuyến đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn năm 2016.
Theo đó, sẽ có 26 tuyến đường phố mới được đặt tên, 6 tuyến đường phố được điều chỉnh độ dài và đặt tên một công trình công cộng.
Trong 26 tuyến đường phố được đề nghị đặt tên lần này có 18 đường phố mang tên địa danh, 8 đường phố mang tên danh nhân. 8 danh nhân lựa chọn đề xuất đặt tên chủ yếu là các danh nhân thời hiện đại như: Trần Danh Tuyên, Trần Quốc Vượng, Nguyễn Lân…
Đáng chú ý, trong số các đường phố mới được đặt tên có: Đường Hoàng Sa (Đông Anh) cho đoạn từ ngã tư giao cắt với đường Võ Văn Kiệt (đối diện Khu công nghiệp Thăng Long, xã Kim Chung) đến ngã tư chân cầu vượt đường Võ Nguyên Giáp; dài 4,8 km; rộng 68 m;
Đường Trường Sa (Đông Anh) cho đoạn từ ngã tư giao cắt cầu vượt Võ Nguyên Giáp (thôn Ngọc Chi, xã Vĩnh Ngọc) đến chân cầu Đông Trù, xã Đông Hội) dài 7,3 km; rộng 68 m;
Đường Lý Sơn (Long Biên) cho đoạn từ nút giao cầu vượt đường 5 với đường Ngô Gia Tự, Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Văn Linh đến phía đông nam chân cầu Đông Trù.
Các quận có nhiều đường phố mới được đặt, đổi tên gồm: Bắc Từ Liêm với 4 đường phố (Phố Lộc, Mạc Xá, Phúc Minh, Tây Đam); Long Biên với 9 đường phố (Bát Khối, Đồng Dinh, Hội Xá, Kim Quan Thượng, Lý Sơn, Vũ Đức Thận, Trần Danh Tuyên, Chu Huy Mân, Đàm Quang Trung).
HĐND Thành phố cũng quyết nghị điều chỉnh độ dài của 6 tuyến đường, gồm: Phố Tôn Thất Thiệp (quận Ba Đình, Hoàn Kiếm) cho đoạn từ điểm cuối phố đến ngã 3 giao cắt phố Lý Nam Đế; Phố Hào Nam (Đống Đa) cho đoạn từ điểm cuối phố đến ngã 5 giao cắt với các phố Giảng Võ, Cát Linh, Giang Văn Minh; Đường Cổ Linh (Long Biên) cho đoạn từ điểm cuối đường đến nút giao cao tốc Hà Nội - Hải Phòng; Phố Kẻ Tạnh (Long Biên) cho đoạn từ điểm cuối phố đến ngã 3 đường quy hoạch 12m Khu đô thị Việt Hưng; Phố Lưu Hữu Phước (Nam Từ Liêm) cho đoạn từ cuối phố đến ngã 4 giao cắt với đường Khu đô thị Mỹ Đình I; Phố Triều Khúc (Thanh Trì) cho đoạn từ điểm cuối phố đến ngã 3 đường xóm Chùa đi đường Chiến Thắng (Hà Đông).
Một công trình công cộng được đặt tên là cầu Đông Trù (huyện Đông Anh), cây cầu bắc qua sông Đuống có điểm đầu thuộc phường Ngọc Thuỵ, quận Long Biên điểm cuối thuộc địa phận thôn Đông Trù, xã Đông Hội với chiều dài trên 1,1 km, rộng 46-54m.
Trong báo cáo thẩm tra về tờ trình của UBND Thành phố, Ban Văn hóa - Xã hội cho biết, việc đặt tên đường Hoàng Sa và Trường Sa tại Thủ đô Hà Nội đã được Đảng bộ và chính quyền thành phố Hà Nội giao cho các cơ quan liên quan nghiên cứu và tổ chức thực hiện từ năm 2010. Đây chính là nguyện vọng của nhân dân Thủ đô và cả nước. |
(HBĐT) - Với thành tích liên tục đứng trong tốp đầu tại các kỳ liên hoan, hội diễn văn nghệ quần chúng do huyện tổ chức, phong trào văn nghệ quần chúng ở xã Kim Bình (Kim Bôi) đã khẳng định sức sống mạnh mẽ, không chỉ là món ăn tinh thần phong phú của người dân trong xã mà còn góp phần bảo tồn, gìn giữ và phát triển văn hoá dân tộc.
Lễ hội giao lưu văn hóa Việt - Nhật 2016 có sự góp mặt của 62 đoàn khách Nhật Bản, trong đó có hơn 25 đoàn nghệ thuật.
(HBĐT) - Ngày 28/7, BCĐ Du lịch tỉnh tổ chức Hội nghị sơ kết đánh giá kết quả hoạt động trong 6 tháng đầu năm và triển khai công tác phát triển du lịch 6 tháng cuối năm 2016. Đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ Du lịch tỉnh chủ trì hội nghị.
(HBĐT) - Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí; duy trì các lớp đào tạo, bồi dưỡng năng khiếu, CLB và tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện tạo môi trường giáo dục thiếu nhi phát triển... Nhà Thiếu nhi tỉnh được biết đến là nơi ươm mầm những tài năng nhí. Vì cả tỉnh có 1 nhà thiếu nhi, tuy nhiên quá trình hoạt động còn gặp không ít khó khăn vì sự quan tâm, đầu tư chưa thỏa đáng.
(HBĐT) - Sáng 27/7, được sự đồng ý của UBND tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Viện Ngôn ngữ học- Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học về “Xây dựng bộ chữ Mường phục vụ cho việc bảo tồn, phát huy văn hóa Mường tại tỉnh Hòa Bình”. Dự hội thảo, về phía tỉnh ta có các đồng chí: Bùi Văn Tỉnh, UV BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Về phía Trung ương có GS.TS, Nhà giáo nhân dân Lê Quang Thiêm, Chủ tịch Hội Ngôn ngữ học Việt Nam; GS.TS Mai Ngọc Chừ, chuyên gia ngữ âm học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh, các nhà khoa học và các nghệ nhân.
(HBĐT) - Tối 26/7, tại nhà văn hoá thành phố Hoà Bình, khối thi đua các Công đoàn ngành đã tổ chức liên hoan nghệ thuật quần chúng năm 2016. Đây là hoạt động thiết thực chào mừng 87 năm thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 – 28/7/2015) và các ngày lễ, kỷ niệm của đất nước.