Điều quan trọng hàng đầu là phải thay đổi tư duy, nhận thức về làm du lịch để ngành này không bị tụt hậu, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nêu ý kiến tại hội nghị toàn quốc về phát triển du lịch

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Du lịch Việt Nam nhiều tiềm năng nhưng thiếu dịch vụ, thiếu sản phẩm du lịch đặc trưng

 

Hội nghị này diễn ra ở thành phố Hội An, được lãnh đạo các địa phương, các doanh nghiệp coi là sự kiện “lần đầu tiên có”, “đặc biệt quan trọng” để cùng bàn thảo, tìm hướng phát triển ngành du lịch.

Các ý kiến đóng góp tại hội nghị có ý nghĩa rất quan trọng để Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoàn thiện báo cáo, trình Ban Cán sự Đảng của Chính phủ báo cáo Bộ Chính trị cho ý kiến, dự kiến là trong năm nay.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, người được Bộ Chính trị giao chỉ đạo việc xây dựng Đề án đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn đánh giá nhiều ý kiến tại hội nghị đã trả lời được câu hỏi liệu du lịch có trở thành ngành kinh tế mũi nhọn không? Và đề ra nhiều giải pháp đột phá để đưa ngành này thành mũi nhọn.

Phó Thủ tướng cho rằng du lịch Việt Nam phát triển nhanh theo nhiều tiêu chí, đóng góp nhiều cho đất nước về tổng thu GDP, giải quyết việc làm, lao động, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và ngành này còn tiếp tục phát triển với nhiều tiềm năng.

“Tuy nhiên, nguy cơ tụt hậu của du lịch Việt Nam đang rất lớn”, Phó Thủ tướng nhìn nhận thẳng thắn trên tinh thần phải phát triển ngành này thành kinh tế mũi nhọn.

Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, lượng khách quốc tế tới Việt Nam đứng thứ 5 trong 10 nước ASEAN và 70% khách đến Việt Nam không quay trở lại vì 7 nỗi sợ: Sợ cướp giật, sợ trộm cắp, sợ kẹt xe, sợ tai nạn giao thông, sợ thái độ phục vụ và sự trân trọng du khách, sợ nhà vệ sinh mất vệ sinh, sợ ô nhiễm môi trường.

Trong giai đoạn từ năm 2011-2015, tăng trưởng du lịch của nước ta là 7% trong khi của Campuchia là 8%, Singapore 10%, Thái Lan 12%, Lào 15%, Myanmar 51%. Trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam được Ngân hàng Thế giới công bố năm 2015, Việt Nam xếp thứ 75/141 nước tham gia đánh giá, chỉ trên Lào, Myanmar. Nhưng tiềm năng của Việt Nam thì được xếp rất cao, như sức cạnh tranh giá đứng thứ 22, tài nguyên văn hóa 33, tài nguyên thiên nhiên 40 song năng lực cạnh tranh thực tế rất thấp, như tiêu chí mở cửa quốc tế đứng thứ 59, giải quyết các yêu cầu thiết thực 119, bền vững môi trường 134/141.

“Du lịch Việt Nam nhiều tiềm năng nhưng thiếu khả năng, thiếu dịch vụ, thiếu sản phẩm du lịch đặc trưng là 3 điểm yếu cốt tử của du lịch Việt Nam”, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nêu ý kiến.

 

 

Để thành ngành kinh tế mũi nhọn được, theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đóng góp vào GDP của ngành này phải đạt từ 10% trở lên (hiện nay du lịch mới đóng góp được 6,6% GDP), phải thành ngành kinh tế có tính chuyên nghiệp cao, hệ thống cơ sở đồng bộ hiện đại, sản phẩm du lịch mang đậm dấu ấn bản sắc, hiện đại, có sức cạnh tranh. Theo đó, các cơ quan, doanh nghiệp, địa phương phải coi đây là cơ hội để tái cơ cấu mạnh mẽ ngành du lịch, đặt trong tổng thể tái cơ cấu kinh tế đất nước.

Trong đó, quan trọng nhất là phải thay đổi lại tư duy, coi du lịch là một ngành kinh tế dịch vụ, ứng xử với ngành này theo các quy luật của kinh tế thị trường, chứ không phải chỉ đơn thuần là ngành vui chơi giải trí, mang nặng tính bao cấp. Thứ hai là coi trọng việc nâng cao chất lượng kết cấu hạ tầng du lịch, giao thông và lưu trú, tập trung vào các vùng du lịch trọng điểm các khu du lịch quốc gia, điểm du lịch quốc gia và các đô thị du lịch, không đầu tư dàn trải.

“Cần có quan điểm du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước nhưng không nhất thiết tỉnh nào cũng coi du lịch là mũi nhọn”, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nói.

Phó Thủ tướng cũng đề nghị phải nhận thức ngành du lịch là ngành kinh tế, có dấu ấn văn hóa sâu sắc, có tính tổng hợp, liên kết vùng, liên kết ngành rõ nét. Theo đó, phải coi trọng tính cộng đồng trong kinh doanh du lịch mà vai trò trực tiếp ở đây là doanh nghiệp và người dân.

Cùng với đó, phải làm rõ hơn các giải pháp nâng cao chất lượng du lịch, tạo ra các sản phẩm du lịch có tính khác biệt, đẳng cấp và sức cạnh tranh cao; nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch bằng việc tập trung sửa đổi, bổ sung Luật Du lịch năm 2005, có thể chế chính sách đủ mạnh để tạo ra đột phá cho ngành; tập trung quy hoạch, xây dựng chiến lược, cơ quan quản lý ngành du lịch không sở hữu các dịch vụ du lịch, không làm thay vai trò doanh nghiệp, cộng đồng.

Cơ quan nhà nước sẽ tập trung làm chính sách về phát triển hạ tầng, bảo đảm môi trường du lịch, các chính sách về tài chính, thuế, giá, phí visa… “Nếu không thoáng trong thực hiện các chính sách này thì sẽ quay lại bao cấp thôi, giá phí phải tính đúng, tính đủ theo thị trường mới tạo điều kiện thu hút đầu tư, khai thác du lịch”, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nói.

Đối với chính sách quảng bá và xúc tiến du lịch, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng không phải là do thiếu tiền thực hiện mà quan trọng là thiếu ý tưởng đồng thời dẫn chứng việc Tổng cục Du lịch mới đây làm một video dài 7 phút quy bằng flycam, dịch ra 9 thứ tiếng đã tác động rất mạnh mẽ tới cộng đồng quốc tế.

 

 

                                                                 Theo Baochinhphu

 

 

Các tin khác

HHVN 2016 với vòng thi Bikini.
Nhân dân xóm Ải, xã Phong Phú(huyện Tân Lạc) trong trang phục truyền thống dân tộc Mường chào đón sinh viên đến từ các trường đại học trên thế giới.
Trần Thị Thu Ngân đăng quang Hoa hậu Bản sắc Việt toàn cầu năm đầu tiên

Án phạt'' với Hoa hậu Kỳ Duyên là rất nặng?

Bị khiển trách, cấm xuất hiện tại Hoa hậu Việt Nam 2016- dù không tước vương miện song ‘án phạt’ này với Kỳ Duyên cũng được xem là rất nặng.

Những món ăn dân dã - bản sắc văn hóa dân tộc Mường

(HBĐT) - Hồi còn đi học, biết tôi là người Hoà Bình (ngày ấy, trong quan niệm của người miền xuôi, Hoà Bình là chốn rừng thiêng nước độc), mọi người quen tôi thường hỏi: Hoà Bình có đặc sản gì khác không ngoài rượu cần và cơm lam ? Câu ấy có người hỏi thật, có người hàm ý. Tôi thường dùng câu chuyện ai đó đã bịa ra để trả lời "Có đấy, có ăn món "nhái ôm măng” không? Này nhé, bếp nhà sàn người Mường lúc nào cũng giữ lửa.

Ngắm Sa Pa bồng bềnh trong sương giăng

(HBĐT)-Thị trấn nên thơ Sa Pa (huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai) là một trong những địa danh độc đáo nhất ở nước ta, được đi vào nhiều tác phẩm thi ca, nhạc họa, nhiếp ảnh, văn xuôi, báo chí. Nhận định đó của một du khách Hà Nội khi đến thăm Sa Pa khiến cuộc hành hương của họ thêm phần sôi nổi, hấp dẫn hơn nhất là cuộc “mạn đàm” này được diễn ra trước khu Nhà thờ đá - trung tâm của thị trấn trong cái lành lạnh mát dịu của đêm tháng 7. Anh thốt lên rằng: Năm nào cũng đi Sa Pa 3 - 4 bận. Nhớ Sa Pa ngay cả khi đang ở Sa Pa…

Khai mạc Triển lãm và giao lưu “ASEAN – Sắc màu văn hóa”

Sáng 3-8, tại Bảo tàng Phụ nữ Hà Nội, triển lãm và giao lưu “ASEAN – Sắc màu văn hóa” đã chính thức khai mạc với đông đảo đại diện từ chín nước trong khu vực gồm Brunei, Indonesia, Malaysia, Thái-lan, Lào, Cam-pu-chia, Philippines, Singapore và chủ nhà Việt Nam.

Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình đến năm 2030

(HBĐT) - Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vừa phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình đến năm 2030.

Hà Nội có đường Hoàng Sa, Trường Sa

Sáng 3/8, HĐND Thành phố Hà Nội đã thông qua nghị quyết về đặt tên và điều chỉnh độ dài một số tuyến đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn năm 2016.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục