(HBĐT) - “Ăn cùng, ở cùng, làm cùng” - đó là trải nghiệm mà bất cứ du khách nào cũng khám phá được từ mô hình du lịch homestay tại huyện Mai Châu. Khách du lịch được hòa mình cùng người dân tìm hiểu những nét đặc trưng văn hóa, giúp đồng bào dân tộc thiểu số làm nông nghiệp và đặc biệt với sự đồng cảm, thấu hiểu sâu sắc đối với người dân nơi đây, nhiều đoàn khách đã hỗ trợ một số hộ nghèo về vật chất để giảm bớt khó khăn trong cuộc sống.
Đoàn khách nước ngoài hỗ trợ tiền và cùng trải nghiệm xây bể nước giúp gia đình anh Hà Văn Diệp tại bản Bước, xã Xăm Khòe (Mai Châu).
Hiện nay, toàn huyện Mai Châu có 92 hộ làm du lịch homestay. Thời gian gần đây, du khách không chỉ đến tham quan các điểm du lịch nổi tiếng như: bản Lác, bản Văn, bản Pom Coọng mà họ bắt đầu thích khám phá các điểm du lịch xa trung tâm thị trấn trên cung đường đi qua các xã Mai Hịch, Xăm Khòe, Bao La, Piềng Vế...
Cảm nhận của chúng tôi khi đặt chân vào khuôn viên của homestay thật thú vị. Cảnh quan khang trang, sạch đẹp với nhiều cây xanh và những loài hoa thơm ngát của núi rừng Tây Bắc. Bước lên nhà sàn, căn nhà được lát gỗ thơm tho với khoảng hơn 20 tấm đệm được trải ga trắng muốt, sạch sẽ. Các homestay xây dựng và trang trí khu phụ gồm nhà vệ sinh, buồng tắm, khu rửa tay chân cho khách bằng các nguyên liệu giá rẻ, có sẵn ở địa phương như tre, cót, dây thừng, vải thổ cẩm vừa mang tính thẩm mỹ cao, vừa hướng đến sự bền vững, thân thiện với môi trường.
Anh Hà Văn Thành, chủ homestay ở bản Bước, xã Xăm Khòe niềm nở chia sẻ: Thiên nhiên đã ban tặng cho chúng tôi khí hậu trong lành, cảnh quan hữu tình. Từ đó, chúng tôi tận dụng để thu hút khách du lịch. Khách nước ngoài rất hào hứng khám phá văn hóa truyền thống của người Thái. Ban ngày du khách có thể đạp xe quanh các bản làng; đi làm ruộng cùng nông dân; câu cá; cùng vào bếp nấu ăn, chúng tôi hướng dẫn du khách làm các món truyền thống như thịt gà, gói nem, đồ xôi...Các món ăn đều được chế biến từ những thực phẩm sạch và tươi ngon. Khi màn đêm buông xuống, du khách say đắm với những trai tài, gái sắc của bản cùng nắm tay nhau múa sạp, hát các làn điệu dân ca của người Thái bên ngọn lửa bập bùng. Nhiều đoàn khách nước ngoài ở lại đến 15 ngày để tìm hiểu sâu hơn về văn hóa bản địa.
Homestay không chỉ là đi du lịch khám phá mà còn mang một ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Qua sự khám phá, tìm hiểu dẫn đến sự đồng cảm sâu sắc của du khách đối với người dân bản địa. Có đoàn khách nước ngoài đã hỗ trợ những hộ gia đình khó khăn về vật chất và giúp người dân làm nông nghiệp, xây dựng các bể nước, công trình vệ sinh... Theo thống kê ở xã Xăm Khòe, 6 tháng đầu năm 2016, các đoàn khách đã giúp đỡ người dân nơi đây khoảng 10 triệu đồng cho một số hộ khó khăn như: Gia đình ông Hà Văn Hiền được giúp xây dựng công trình nhà vệ sinh; hỗ trợ xây bể nước cho gia đình chị Hà Thị Thơm, Hà Văn Diệp...
Chị ChiHo, du khách quốc tịch Nhật Bản hào hứng chia sẻ với chúng tôi: Tôi cảm thấy rất vui, đây là lần đầu tiên 1 chuyến du lịch đem lại cho tôi nhiều trải nghiệm và mang ý nghĩa to lớn như vậy. Nhóm có 10 người đến từ các nước Nhật Bản, ýự, Hàn Quốc và Pháp. Chính sinh hoạt đời thường của người dân nơi đây đã gắn kết chúng tôi thành một gia đình đoàn kết. Chúng tôi cùng bà con lên rừng hái măng, đạp xe quanh bản, làng; vào bếp nấu ăn cùng các cô gái dân tộc... Điều đặc biệt hơn đối với tôi ở chuyến du lịch này là đã được giúp đồng bào dân tộc khó khăn xây 1 bể chứa nước. Sau chuyến du lịch này, tôi nhất định sẽ quay trở lại nơi đây để tiếp tục khám phá nhiều điều thú vị khác.
Đồng chí Hà Thị Liễu, chuyên viên Phòng VH - TT huyện Mai Châu cho biết: Hiện nay, hình thức du lịch homestay rất phát triển ở Mai Châu, đặc biệt ở các xã vùng khó khăn, xa trung tâm thị trấn. Loại hình du lịch homestay đã giúp bà con vùng sâu, vùng xa nâng cao đời sống. Với giá 80.000 đồng /khách/ đêm, trung bình mỗi tháng 1, homestay đón trên 10 đoàn khách. Ngày cao điểm hết chỗ phải giới thiệu du khách sang các homestay khác. Từ đó đã tạo thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã khó khăn, bình quân đạt 20 triệu đồng / tháng/hộ. Vào những tháng cao điểm đông khách như tháng 2, 3, 4 có những homestay thu về 40 triệu đồng / tháng. Du khách chủ yếu là người nước ngoài, số lượng khách tăng theo các năm.
Thu Thủy
(HBĐT) - BTV huyện Đoàn Cao Phong vừa tổ chức hội thi Bí thư chi đoàn giỏi cấp huyện năm 2016. Tham gia có 13 Bí thư, Phó Bí thư chi đoàn đến từ 13 xã, thị trấn trên địa bàn huyện.
(HBĐT) - Tối 11/9, tại trường tiểu học xóm Ngòi, xã Ngòi Hoa (Tân Lạc), Công ty CP du lịch Hòa Bình đã tổ chức chương trình “Vui hội trăng rằm” cho các em thiếu niên nhi đồng trên địa bàn xóm.
(HBĐT) - UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 96/KH-UBND về triển khai thực hiện Đề án của Chính phủ về “Xây dựng đời sống văn hóa công nhân ở các khu công nghiệp giai đoạn 2016 - 2020”.
(HBĐT) - Ngày 9/9, Hội Nông dân huyện Tân Lạc đã tổ chức hội thi “Nhà nông đua tài” năm 2016. Tham dự có 13 đội đến từ hội nông dân các xã, thị trấn.
(HBĐT) - Cùng cán bộ văn hóa xã Xuân Phong (Cao Phong), chúng tôi đến thăm gia đình cụ Bùi Văn Bui (83 tuổi), xóm Rú 5 - một nghệ nhân, người “giữ lửa” cho chiêng Mường nơi đây. Cụ là người truyền lại cho bao thế hệ con cháu trong xã về giá trị và cách đánh chiêng Mường.
(HBĐT) -Tối 9/9, tại quảng trường Cung văn hóa tỉnh, thành phố Hòa Bình tổ chức chương trình “Đêm hội trăng rằm” 2016. Tham dự đêm hội có đồng chí Bùi Văn Cửu, UVTVTU, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH, GD&ĐT, Tỉnh đoàn, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình cùng trên 4.000 thiếu nhi đại diện cho 11.000 trẻ em thành phố Hòa Bình.