(HBĐT) - Đó là làng Hanok Namsan nằm dưới chân núi Namsan, nơi có tháp Namsan nổi tiếng mà người dân Hàn Quốc xem như đó là “tháp Eiffel” của họ. Trong chuyến thăm quan các địa danh nổi tiếng của thủ đô Seoul, đoàn chúng tôi có khoảng 2 giờ đồng hồ dừng chân tại ngôi làng và có những trải nghiệm thú vị.

 

Làng truyền thống Hanok Namsan - điểm du lịch hút khách. 

Theo chúng tôi suốt cuộc hành trình, chị Thảo Uyên, hướng dẫn viên của đoàn kịp giới thiệu đôi nét về ngôi làng trước lúc ghé thăm: Hanok có nghĩa là làng truyền thống còn Namsan là tên địa danh của ngôi làng. Nằm trong khu vực của phố Pildong, quận Junggu, trung tâm thủ đô Seoul, Hanok Namsan tọa lạc tại vị trí mà trước đây giới quý tộc và học giả thời Joseon thường tìm đến để thư giãn. Với phong cảnh tuyệt vời cùng sự hiện diện của các đình lầu duyên dáng, nơi đây còn trở thành điểm tránh nóng lý tưởng, một trong 5 địa điểm đẹp nhất của Seoul.  

Trong tiết trời thu mát dịu, chúng tôi háo hức đặt chân đến làng cổ. Thỏa lòng cho những ai muốn trải nghiệm đời sống xã hội, nét văn hóa xa xưa, khu làng ngày nay được phục chế, tái hiện sinh động mô hình một ngôi làng truyền thống của người Hàn Quốc thế kỷ XVII, trong đó có cả những dinh thự của các quan lại triều đình và nhà của thường dân. Cũng giống như ở Việt Nam, cổng làng của người Hàn cổ có lối kiến trúc độc đáo, giàu bản sắc văn hóa. Để vào trong làng phải đi qua cổng chính. Bước qua cổng làng, ai nấy trong chúng tôi ồ lên ngỡ ngàng trước không gian rộng lớn. Sải vài chục bước chân là đến sân đình nơi diễn ra các hoạt động sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Ngay tại sân đình, chúng tôi may mắn được xem màn trình diễn vô cùng ấn tượng Taekwondo được xem là trò chơi mang tính nghi thức không thể thiếu trong các lễ hội tôn giáo, đồng thời là biểu tượng võ thuật truyền thống Hàn Quốc.  

Giờ là lúc chúng tôi tự do khám phá làng truyền thống để cảm nhận hơi thở và cuộc sống bình dị của người Hàn cổ. Theo quan sát của chúng tôi, cổng vào từng ngôi nhà thường đặt ở phía bên cạnh ngôi nhà. Nhà khách, cổng lớn nối thành hình chữ nhật để khu nhà có thể đón ánh sáng từ 4phía. Các ngôi nhà Hanok đều xây bằng gỗ, hành lang cũng có các chấn song làm bằng gỗ cách điệu. Cửa ở những ngôi nhà cổ khá rộng, được làm bằng gỗ có trang trí họa tiết tinh xảo. Hầu hết các ngôi nhà đều được đánh số. Tất thảy những ngõ phố dọc ngang, mái ngói màu tro lô xô nối dài theo triền dốc, con đường lát đầy đá xanh hay những đám hũ sành dùng để ngâm tương, muối kim chi bên hiên nhà… đều đậm sắc màu hoài cổ. Cũng tại đây, du khách thỏa sức tìm hiểu văn hóa lâu đời và phong phú của mảnh đất này thông qua những khóa học làm đồ thủ công mỹ nghệ do chính nghệ nhân trong làng hướng dẫn như đồ thủ công bằng giấy Hanji truyền thống, làm hanbok bằng giấy cho búp bê… Ngoài ra còn có các góc học chơi nhạc cụ truyền thống, học viết thư pháp.  

Giữa khung cảnh hài hòa, yên bình khi thăm thú khuôn viên ngôi làng, chúng tôi bắt gặp những “nam thanh, nữ tú” thời nay ăn vận trang phục của người Hàn cổ vui đùa, nhảy múa theo nhịp điệu lễ hội bên dưới mái hiên trong khu làng cổ, chứng kiến không khí rộn rã của trò chơi đánh quay, đánh cù – một trò chơi dân gian phổ biến của trẻ nhỏ và cả thanh niên, người già Hàn Quốc đều yêu thích. Ai nấy trong du khách đều thích thú khi tìm hiểu nét văn hóa, cuộc sống sinh hoạt thời cổ điển với lối kiến trúc nhà ở, những vật dụng gắn bó với người dân thời Joseon. Quanh làng còn có rất nhiều cây bóng mát, chủ yếu là cây lá kim, có dòng suối hiền hòa kề bên, có lầu ngắm cảnh trên cao theo đúng phong thái cuộc sống sinh hoạt truyền thống cổ. Thư thái tản bộ ngắm cảnh và chụp ảnh, tạo dáng hay khám phá cảnh đẹp thiên nhiên, khi thấm mệt có thể ngồi hóng mát, ngả lưng hay thưởng trà trước thềm nhà là những gì mang du khách được tận hưởng.  

Điểm cộng để Hanok Namsan trở thành làng du lịch hút khách là phong cảnh trữ tình, nét văn hóa lâu đời được phục chế vẹn nguyên giá trị truyền thống. Riêng với chúng tôi, được hòa mình vào dòng chảy cuộc sống người Hàn cổ sẽ là những ký ức khó phai, là trải nghiệm thú vị trên hành trình du lịch xứ sở kim chi.

 

                                                                            Bùi Minh  

Các tin khác


Xã Xăm Khòe đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa

(HBĐT) - Xã Xăm Khòe (Mai Châu) có 675 hộ và 2.804 nhân khẩu; dân tộc Thái chiếm 95%, Kinh chiếm 5%. Kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, đời sống người dân còn khó khăn. Tuy nhiên, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được xã triển khai thực hiện nghiêm túc và đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Trao giải cho 66 tác phẩm xuất sắc tại liên hoan PT – TH tỉnh lần thứ XVII năm 2016

(HBĐT) - Ngày 9/10, Đài PT – TH tỉnh đã bế mạc liên hoan phát thanh – truyền hình lần thứ XVII năm 2016. Dự lễ bế mạc liên hoan đại diện Bộ CHQS tỉnh, Công an tỉnh, lãnh đạo và phóng viên, BTV đài TT – TH các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh.

Âm nhạc giản dị, đầy chất thơ của nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn

Phong cách đáng chú ý ở Nguyễn Đức Toàn cả trong âm nhạc và hội hoạ là giản dị, nhưng đầy chất thơ và có sức truyền cảm.

Huyện Mai Châu huy động tối đa nguồn lực, khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế, phấn đấu trở thành điểm du lịch quốc gia vào năm 2020

(HBĐT) - Ngày 4/7/2016, Chủ tịch UBND tỉnh đã ký ban hành Quyết định số 1728/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch phát triển điểm du lịch quốc gia Mai Châu, tỉnh Hòa Bình đến năm 2030. Phóng viên Báo Hòa Bình trao đổi với đồng chí Hà Công Thẻ, TUV, Chủ tịch UBND huyện Mai Châu về tiềm năng, lợi thế và các giải pháp phấn đấu xây dựng điểm du lịch quốc gia của huyện vào năm 2020.

Liên hoan Phát thanh – Truyền hình tỉnh Hòa Bình lần thứ XVII năm 2016

(HBĐT) - Ngày 7/10, Đài PT – TH tỉnh đã khai mạc liên hoan phát thanh – truyền hình lần thứ XVII năm 2016. Đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự và tặng hoa chúc mừng liên hoan. Dự lễ khai mạc liên hoan có lãnh đạo Báo Hòa Bình; Hội Nhà báo tỉnh; đại diện Bộ CHQS tỉnh, Công an tỉnh, lãnh đạo và phóng viên, BTV đài TT – TH các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh.

Hội thi tìm hiểu mô hình HTX kiểu mới ở Cao Phong

(HBĐT) - Ngày 5/10, UBND huyện Cao Phong tổ chức hội thi tìm hiểu các loại mô hình hợp tác xã kiểu mới. Tham dự có 11 đội thi đến từ 11 xã, thị trấn trong huyện. Lãnh đạo các sở, ngành, Huyện ủy, UBND huyện đã tới dự, theo dõi và trao giải hội thi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục