NSƯT Phạm Bằng vừa qua đời tối 31-10 sau một thời gian chống chọi với bệnh tật, hưởng thọ 85 tuổi.
Nghệ sĩ Phạm Bằng trong một bộ phim truyền hình. Phạm Bằng là một trong số những diễn viên hài lớn tuổi được đông đảo công chúng yêu mến bởi lòng yêu nghề, sự đam mê với công việc bất kể tuổi tác. Sinh năm 1931, NSƯT Phạm Bằng thuộc thế hệ đi trước, chỉn chu và đầy nhiệt huyết với nghề, chính điều này đã truyền lửa cho nhiều thế hệ nghệ sĩ sau này. Theo học ngành Giao thông công chính, nhưng tình yêu với nghề diễn luôn cháy trong ông, và ông đã rẽ ngang theo con đường kịch nói, khi quyết định ứng tuyển vào đoàn văn công Hà Nội. Cũng tại đây, ông bắt đầu bước chân vào con đường hài kịch. Cuối năm 1974, đầu năm 1975, Phạm Bằng chuyển sang đoàn kịch nói Trung ương. Giáo sư Đình Quang là người phát hiện ra khả năng đóng vai hài của ông, còn thầy Trần Hoạt thì nhận xét: "Tương lai cậu đóng vai hài giỏi. Khiếu hài là khiếu trời cho, không thể mở lớp diễn viên hài, nhưng các diễn viên hài phải có trình độ văn hóa cao, sâu và tư duy vững". Phạm Bằng yêu nghề và luôn luôn đầu tư cho những vai diễn của mình rất kỹ lưỡng và nhiều công sức. Là một trong những người đầu tiên tham gia chương trình hài được yêu thích“Gặp nhau cuối tuần”, Phạm Bằng cùng các nghệ sĩ trẻ của thời điểm đó là Quốc Khánh, Quang Thắng, Vân Dung… được biết đến rộng rãi hơn và được công chúng yêu mến. Hơn chục năm từ khi vào nghề, cuộc sống của Phạm Bằng rất vất vả. Ông được khán giả biết đến với quán bánh trôi tàu ở phố Hàng Giấy, nơi góp phần thêm thu nhập và cũng là nơi nhiều khán giả yêu mến ông tìm đến để được gặp gỡ và trò chuyện với ông. Những năm gần đây, ông phải chống chọi với căn bệnh liên quan đến gan và mật. Tối 31-10, NSƯT Phạm Bằng đã từ giã cõi đời, hưởng thọ 85 tuổi.
Theonhandan |
(HBĐT) - Sở hữu khuôn viên đẹp ở vị trí đắc địa với 46 phòng nghỉ, bể bơi, bể tắm sục, khu xông hơi mát xa, hội trường lớn, nhà hàng và đội ngũ nhân viên phục vụ chuyên nghiệp... nhiều năm qua, Trung tâm điều dưỡng người có công Kim Bôi còn được biết đến là nơi tổ chức sự kiện, kết hợp du lịch nghỉ dưỡng hấp dẫn.
Những ai đã một lần đến Hoàng Su Phì, một huyện biên giới vùng cao của tỉnh Hà Giang, đều không khỏi ngỡ ngàng khi tận mắt ngắm lớp lớp thửa ruộng bậc thang uốn lượn bao quanh những sườn núi. Từ những thửa ruộng bậc thang này, nhiều nét văn hóa, tín ngưỡng độc đáo gắn với cây lúa của bà con đã được lưu giữ và có ý nghĩa quan trọng cho tới hôm nay. Bởi chính những nét duyên ấy mà ruộng bậc thang Hoàng Su Phì một lần nữa có tên trong Di sản quốc gia Việt Nam.
Theo phóng viên Báo Nhân Dân thường trú tại Trung Quốc, ngày 21-10, tại Bắc Kinh, diễn ra Toạ đàm ra mắt sách “Người cha của chúng tôi Nguyễn Sơn - Hồng Thủy, Lưỡng quốc Tướng quân Việt Nam - Trung Quốc” do Nhà xuất bản sách Trung Quốc, thuộc Viện Nghiên cứu báo chí xuất bản Trung Quốc tổ chức.
(HBĐT) - Cùng cán bộ văn hóa xã Bắc Phong (Cao Phong) đến thăm xóm Tiến Lâm 1, Tiến Lâm 2, chúng tôi ngỡ ngàng trước sự đổi thay nơi đây. Cuộc sống của người Dao như khoác lên mình tấm áo mới. Cái đói, cái nghèo không còn đeo đẳng nữa. Những đồi cam xanh ngút ngàn. Con đường bê tông rộng thênh thang thuận lợi cho con em người Dao đến trường. Đặc biệt, người Dao đang hòa mình cùng cộng đồng các dân tộc xây dựng đời sống văn hóa mới.
(HBĐT) - Huyện Lương Sơn vừa tổ chức lễ gắn biển chào mừng kỷ niệm 130 năm thành lập huyện tại cầu Bãi Sỏi, xã Nhuận Trạch.
(HBĐT) - Ngày 21/10, Ban tổ chức cuộc thi tìm hiểu lịch sử huyện Lạc Thủy 130 năm xây dựng và phát triển đã tổ chức hội nghị tổng kết và trao giải cuộc thi.