(HBĐT) - Các kịch bản chi tiết trong chương trình tổng thể Lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh và Lễ hội Chiêng Mường lần thứ 2, năm 2016 được vận hành bảo đảm đúng tiến độ và chất lượng. Tất cả các sở, ngành và chính quyền thành phố, đơn vị liên quan đang hoàn thiện những phần việc cuối cùng theo các kịch bản chi tiết để sự kiện Kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh thành công tốt đẹp và mở ra bước tiến mạnh mẽ trong hạ tầng đô thị, diện mạo thành phố để trở thành đô thị loại 2 trong tương lai gần.

 

  Hợp luyện chương trình nghệ thuật biểu diễn trong Lễ Kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh.

Chưa bao giờ Hòa Bình thay đổi mạnh mẽ trong diện mạo đến vậy. Thành phố Hòa Bình nơi diễn ra sự kiện kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh đã “về đích” trong công tác chuẩn bị cho sự kiện lớn này. Trước hết là những dự án có thể xem bước đột phá về hạ tầng của thành phố nối tiếp nhau hoàn thiện đáp ứng cho ngày đại lễ. Dự án Quảng trường Hòa Bình- nơi tâm điểm của Lễ kỷ niệm đã hoàn thiện đáp ứng yêu cầu tổ chức sự kiện lớn của tỉnh và mở ra không gian phát triển đô thị thành phó. Đơn vị tổ chức sự kiện đang phối hợp với các thành viên Ban tổ chức Lễ kỷ niệm thiết kế sân khấu, hoàn thiện market trang trí, lắp đặt các thiết bị phụ trợ, tổ chức tập dượt biểu diễn theo kịch bản tổ chức sự kiện quan trọng này. Hệ thống chiếu sáng cũng đang được bổ sung, các phương án cấp điện cho khu vực quảng trường và các trục đường quan trọng cũng đang được gấp rút triển khai. Các dự án chỉnh trang đô thị phục vụ lễ kỷ niệm cũng đã hoàn thành. Công trình cải tạo, nâng cấp đường nối từ đường Cù Chính Lan đến đường Trần Hưng Đạo, thành phố Hòa Bình đã hoàn thành thảm mặt đường, lát vỉa hè, lắp đặt hệ thống chiếu sáng. Công trình sửa chữa, cải tạo mặt đường, vỉa hè đường Trần Hưng Đạo, đường Chi Lăng và cải tạo vỉa hè đường Cù Chính Lan cũng đang được đẩy nhanh tiến độ. Việc lắp đặt điện chiếu sáng, điện trang trí sân vườn, cây xanh, hoa, cây cảnh, đường dạo Công viên Tuổi trẻ; cải tạo dải phân cách đường Chi Lăng sẽ tổ chức trồng cây cảnh, trồng hoa sau; lắp đặt các tấm panô dọc tuyến đường Chi Lăng đang được gấp rút triển khai. Đối với 2 dự án trọng điểm là cải tạo hệ thống thoát nước và nâng cấp đô thị miền núi phía Bắc đang được UBND thành phố quyết liệt chỉ đạo nhà thầu hoàn trả kết cấu mặt đường các tuyến đường Thịnh Lang, Mạc Đĩnh Chi, Phùng Hưng, Chi Lăng; thảm bê tông nhựa các đoạn đường từ Công ty Xổ số kiến thiết Hòa Bình đến đến cầu Đúng, đường Lý Nam Đế đến ngã năm bưu điện Tân Thịnh; từ cầu Đúng đến đường Nguyễn Văn Trỗi... bảo đảm mỹ quan và thuận tiện cho việc đi lại.

Việc chỉnh trang đô thị, sơn kẻ vạch đường, trang chí đèn hoa, cây cảnh trên các trục đường chính như Chi Lăng, Trần Hưng Đạo, Cù Chính Lan, Thịnh Lang, Trần Quý Cáp, Hữu Nghị, An Dương Vương, Thịnh Lang, Phùng Hưng đang hoàn thiện những phần việc cuối cùng. Trục đường Chi Lăng đã trang hoàng đèn trang trí, hoàn thiện các panô, ảnh phong cảnh, bản sắc, thành tựu của tỉnh, tổ chức trang trí cờ hoa, cây cảnh. Trước lễ kỷ niệm 3 ngày, thành phố chỉ đạo Công ty Môi trường đô thị Hòa Bình phun rửa làm sạch các tuyến đường như  Cù Chính Lan, Trần Hưng Đạo, An Dương Vương, Chi Lăng, Thịnh Lang, Phùng Hưng, Hoàng Văn Thụ, Hữu Nghị... Bổ sung biển báo, thiết bị chiếu sáng ở những vị trí cần thiết; đẩy mạnh truyên truyền lưu động, treo băng rôn, panô, áp phích trên các tuyến đường quan trọng...  

Theo rà soát của Ban tổ chức Lễ hội, đến thời điểm này, tất cả các kịch bản chi tiết đang được hoàn thiện tạo thành chương trình tổng thể Lễ kỷ niệm. Các tiểu ban: cơ sở vật chất, tuyên truyền, khánh tiết, an ninh trật tự đã và vận hành khẩn trương, đáp ứng được yêu cầu.  Đơn vị sự kiện – Công ty Anh Sơn xúc tiến việc lắp đặt sân khấu và ghế ngồi trong khu vực Quảng trường triển khai kịch bản luyện tập, tổ chức chính lễ kỷ niệm vào tối 19/11. Điện lực Hòa Bình - đơn vị xây dựng phương án chuẩn bị nguồn điện và có phương án dự phòng đảm bảo công suất điện và trang thiết bị phục vụ buổi lễ tránh sự cố xảy ra. Các lực lượng đạo diễn và 1.600 nghệ nhân chiêng đã hoàn thành việc luyện tập ở huyện Cao Phong để chuẩn bị cho Lễ hội Chiêng Mường lần thứ 2, màn diễu hành chiêng đường phố và màn trình tấu chiêng lớn nhất; 300 học sinh Trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh cũng và các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp ở Hà Nội đang gấp rút luyện tập để chuẩn bị cho ngày tổng duyệt Lễ kỷ niệm. Các phương án đảm bảo ANTT, an toàn giao thông và phòng - chống cháy nổ và an toàn vệ sinh thực phẩm tại địa điểm diễn ra các hoạt động và nơi ăn nghỉ của địa biểu đang được khẩn trương rà soát lần cuối. Ban tổ chức chỉ đạo các huyện, thành phố kiểm tra chấn chỉnh hoạt động của các khu, điểm du lịch và các khách sạn, nhà hàng; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và điều kiện phục vụ đại biểu và khách du lịch về dự Lễ kỷ niệm.

Bên cạnh đó, các hoạt động  nằm trong chuỗi sự kiện kỷ niệm thành lập tỉnh như: Lễ hội cam Cao Phong lần thứ II và Hội chợ Nông nghiệp – Du lịch – Thương mại vùng Tây Bắc; phiên chợ vùng cao; trao giải cuộc thi. Tìm hiểu lịch sử 130 năm tỉnh Hòa Bình, trao giải thưởng văn học - nghệ thuật; triển lãm tranh, ảnh, nghệ thuật, thời sự, tỉnh Hòa Bình, triển lãm thành tựu KT-XH, các hoạt động văn hóa thể thao đang được vận hành theo đúng kịch bản đề ra... Cùng với việc chuẩn bị các điều kiện tốt nhất cho Lễ kỷ niệm được thành công, UBND tỉnh đang chỉ đạo các địa phương, cơ quan tổ chức triển khai các phong trào thi đua lao động sản xuất lập thành tích chào mừng kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh,  25 năm tái lập tỉnh đáp ứng yêu cầu là sự kiện chính trị, văn hóa quy mô lớn của tỉnh, tạo hình ảnh đẹp về con người và quê hương Hòa Bình giàu truyền thống lịch sử văn hóa và sẵn sàng hội nhập trong tương lai.

                                                                             Hương Lan

 

Các tin khác

Tọa đàm, giao lưu với các đại biểu khách mời tại đêm giao lưu.

Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc xóm 12, xã Sủ Ngòi

(HBĐT) - Ngày 13/11, tại Nhà văn hoá tổ 12, 13 xã Sủ Ngòi, Khu dân cư xóm 12, xã Sủ Ngòi tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc kỷ niệm 86 năm ngày Truyền thống Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2016). Tới dự có đồng chí Quách Tùng Dương, Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ, Bí thư Thành uỷ Hoà Bình; lãnh đạo Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Cựu chiến binh tỉnh, Thành phố Hoà Bình và đông đảo nhân dân xã Sủ Ngòi.

Bảo tồn và phát huy giá trị Mo Mường

Nguyễn Văn Toàn, UVTV, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

(HBĐT) - Hòa Bình là vùng đất có cư dân bản địa chiếm hơn 63% dân số, là trung tâm đồng bào dân tộc Mường cả nước. Trải qua quá trình lịch sử lâu dài, dân tộc Mường ở Hòa Bình đã sáng tạo và lưu giữ được nền văn hóa dân gian phong phú, đa dạng, trong đó, Mo Mường là một loại hình nổi bật, độc đáo có giá trị nhân văn sâu sắc. Các thế hệ người Mường đã bền bỉ lưu giữ, truyền miệng và phát huy giá trị của Mo Mường, tạo nên sức sống và sức lan tỏa sâu rộng của di sản văn hóa phi vật thể đặc biệt này.

Âm vang chiêng Mường hướng về ngày hội lớn

(HBĐT) - Qua hàng nghìn năm, người Mường đã lao động, học tập và sáng tạo cho mình, cho đất nước nền văn hóa Hòa Bình lâu đời, rực rỡ, đặc sắc và nổi tiếng. Trong nền văn hóa ấy - không gian văn hóa chiêng Mường với hàng vạn chiếc chiêng được trình tấu, trình diễn độc đáo. Trong những năm qua, công tác bảo tồn, phát huy âm nhạc - không gian văn hóa chiêng Mường của tỉnh được coi trọng nhằm góp phần củng cố sự trường tồn của dân tộc. Trong Lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh và Lễ hội Chiêng Mường lần thứ 2, năm 2016 - một lần nữa giá trị của chiêng Mường được tôn vinh trong ngày hội lớn của tỉnh nhà.

Xây dựng bộ chữ phục vụ cho việc bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc Mường

(HBĐT) - Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Bùi Thị Niềm, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, thành viên Ban chủ nhiệm xây dựng bộ chữ Mường cho biết: Ngôn ngữ có tầm quan trọng đặc biệt đối với con người và nền văn hóa dân tộc thì chữ viết chính là công cụ của ngôn ngữ.

Tái hiện không gian văn hoá dân tộc Mông Hà Giang tại Hà Nội

Chương trình tái hiện không gian văn hóa đồng bào dân tộc Mông ngay giữa Thủ đô bằng các hoạt động đặc sắc như khèn Mông, sáo Mông, gậy sinh tiền...

Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc xóm Vôi, xã Liên Vũ, huyện Lạc Sơn

(HBĐT) - Ngày 11/11, Xóm Vôi, xã Liên Vũ, huyện Lạc Sơn đã tổ chức ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2016. Dự ngày hội có đồng chí Hoàng Thanh Mịch, TVTU, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh; lãnh đạo Sở VH-TT&DL, huyện Lạc Sơn, xã Liên Vũ và đông đảo nhân dân xóm Vôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục