(HBĐT) - Nhà văn hóa thôn, bản vừa là nơi hội họp của Đảng, chính quyền, đoàn thể, phổ biến thời sự, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chuyển giao KH-KT, vừa là nơi để tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí… Với những tính năng nổi trội đó, huyện Cao Phong đã coi nhà văn hóa thôn, bản là một thiết chế quan trọng và luôn dành sự quan tâm đúng mức.
Trong những năm gần đây được sự quan tâm của các cấp ủy, chính quyền, sự hưởng ứng tích cực của nhân dân trong huyện, hệ thống nhà văn hóa ở cơ sở đã từng bước được đầu tư xây dựng và hoạt động có hiệu quả - Đồng chí Quách Văn Ngoan, Phó Chủ tịch UBND huyện Cao Phong nhận định.
Sự quan tâm đó được thể hiện rõ: Thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh và quyết định phê duyệt Đề án xây dựng nhà văn hóa xóm, bản giai đoạn 2005 -2010 của UBND tỉnh, UBND huyện Cao Phong đã xây dựng Đề án xây dựng nhà văn hóa xóm, bản, KDC giai đoạn 2005 - 2010 trên địa bàn huyện. Theo đó, ban hành Quyết định thành lập BCĐ xây dựng nhà văn hóa xóm, bản từ cấp huyện đến cấp xã. Hàng năm, căn cứ quyết định của UBND tỉnh về phân bổ kinh phí hỗ trợ xây dựng nhà văn hóa xóm, bản cho các huyện, thành phố, UBND huyện phân bổ kinh phí hỗ trợ xây dựng nhà văn hóa xóm, bản cho các xã, thị trấn trên địa bàn đảm bảo theo quy định. Đồng thời, ban hành công văn hướng dẫn các xã, thị trấn đăng ký xây dựng nhà văn hóa xóm, bản. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đến từng hộ gia đình, người dân về vai trò của thiết chế nhà văn hóa thôn, bản đối với đời sống cộng đồng và đã tạo được hiệu ứng tốt. Tính đến nay, huyện đã có 115/124 xóm, bản, KDC có nhà văn hóa để sinh hoạt cộng đồng, trong đó có 96 nhà xây cấp 4; 18 nhà sàn cột bê tông cốt thép và 1 nhà sàn bằng gỗ có đủ diện tích đảm bảo tổ chức sinh hoạt cộng đồng. Trong đó có nhiều xóm, KDC xây dựng nhà văn hóa với mức đầu tư từ 170 triệu đồng trở lên như: nhà văn hóa khu 2, khu 5B, thị trấn Cao Phong; nhà văn hóa xóm Mừng, xã Xuân Phong; nhà văn hóa bản Giang Mỗ, xã Bình Thanh; nhà văn hóa xóm Bãi Bệ 1, xã Dũng Phong; nhà văn hóa xóm Ong 1, xã Nam Phong ...
Điểm nhấn trong lộ trình xây dựng nhà văn hóa thôn, bản là giai đoạn 2005 - 2010. Trong 5 năm, huyện Cao Phong xây dựng mới và cải tạo, nâng cấp 104/124 nhà văn hóa xóm, bản, KDC. Trong đó, kinh phí hỗ trợ của tỉnh, T.ư là 1,656 tỷ đồng; nhân dân đóng góp (bao gồm cả ngày công lao động và tiền mặt khoảng 5 tỷ đồng), các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đóng góp 600 triệu đồng. Từ năm 2011 đến nay, huyện đã đầu tư xây mới thêm được 4 nhà văn hóa và chuyển 7 chi trường học sang làm nhà văn hóa xóm, bản, KDC. Trong đó, nguồn kinh phí huy động được từ các dự án, tổ chức, cá nhân và nhân dân đóng góp khoảng 2,5 tỷ đồng.
Theo thống kê của Phòng VH-TT huyện, hiện tại, trên địa bàn huyện còn 40 nhà văn hóa xóm, KDC đang xuống cấp. Theo kế hoạch sắp tới có 5 nhà văn hóa được xây mới bằng nguồn kinh phí từ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, dự án Pisard và chương trình, dự án khác. Tổng nguồn vốn đầu tư trị giá khoảng 1,6 tỷ đồng.
Đã có sự quan tâm đầu tư đúng mức, tuy nhiên, theo đồng chí Quách Văn Ngoan, Phó Chủ tịch UBND huyện, hiện tại, hầu hết các nhà văn hóa xóm, bản, KDC chưa đạt chuẩn: kết cấu, hình thức, bản vẽ, khuôn mẫu... không có tính đồng bộ, diện tích nhỏ hẹp chưa đáp ứng quy định theo tiêu chí xây dựng NTM. Huyện đã đưa ra giải pháp để khắc phục, song rất cần sự quan tâm từ tỉnh, T.ư cả về cơ chế, chính sách và kinh phí để thực hiện. Bởi, thông qua các hoạt động ở hệ thống nhà văn hóa xóm, bản, KDC trên địa bàn cho thấy: nhà văn hóa thực sự là một trong những thiết chế quan trọng để tổ chức các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ở cơ sở, kết nối cộng đồng và nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân.
Lam Nguyệt
(HBĐT) - Năm 1992, sau khi tốt nghiệp chuyên ngành nhạc cụ trường Cao đẳng nghệ thuật Tây Bắc, Đinh Tùng Bách (ảnh) về công tác tại Đoàn nghệ thuật các dân tộc tỉnh . Là một nhạc công chơi hay các bản nhạc, anh được tập thể đoàn phân công làm đội trưởng phụ trách đội nhạc đi biểu diễn các huyện, thị trong tỉnh, các chương trình hội diễn ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc và khu vực. Trong những năm đầu về Đoàn nghệ thuật tỉnh, Đinh Tùng Bách là học trò cưng của NSUT Nguyễn Chính, nguyên Phó Giám đốc nhà hát ca múa kịch Việt Nam.
(HBĐT) - Ngày 24/11, UBND huyện Yên Thủy đã tổ chức lễ đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh Đình Rậm, Lễ Cơm Đe truyền thống xã Lạc Thịnh. Tới dự có lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh và huyện Yên Thủy cùng đông đảo bà con nhân dân xã Lạc Thịnh và du khách thập phương.
Là biểu tượng vàng của những đôi song ca hát nhạc đỏ, tái ngộ trong đêm diễn đặc biệt, NSND Trung Đức - NSND Thu Hiền đã song ca “Gửi em ở cuối sông Hồng” nồng nàn, da diết. NSND Thu Hiền cũng rưng rưng nước mắt, không giấu nổi niềm xúc động khi giao lưu cùng khán giả.
(HBĐT) - Ngày 1/11/2016, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 177/2016/TT-BTC quy định mức phí cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch; phí thẩm định và cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế. Theo đó:
(HBĐT) - Ban Chỉ đạo về Di sản văn hóa Mo Mường Hòa Bình đã ban hành Kế hoạch số 146/KH-BCĐ, ngày 15/11/2016 về thực hiện các nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa Mo Mường Hòa Bình năm 2017.
(HBĐT) - Đồng chí Bùi Thị Thuỷ, Trưởng phòng VH-TT huyện Lạc Sơn cho biết: Lạc Sơn là huyện có trên 90% dân tộc Mường và một số dân tộc anh em cùng sinh sống. Các phong tục tập quán, tín ngưỡng, lễ hội, âm nhạc chiêng, dân ca, mo Mường... đã tạo nên bức tranh phong phú về văn hoá. Đặc biệt, đây là vùng đất có nguồn văn hoá vật thể, phi vật thể đa dạng, nhiều di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh… đã tạo thành nguồn lực quan trọng thúc đẩy phát triển KT-XH của huyện.