(HBĐT) - Hòa Bình, vùng đất cửa ngõ Thủ đô Hà Nội, cái nôi của nền văn hóa Hòa Bình nổi tiếng với Sử thi “Đẻ đất, đẻ nước”, những áng mo Mường sâu lắng và những điệu kèn, điệu ví làm say đắm lòng người. Hòa Bình còn được biết đến như một vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Theo suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, trên địa bàn Hoà Bình đã diễn ra nhiều sự kiện trọng đại; nhiều địa danh đã trở thành di tích lịch sử cách mạng và tồn tại như những chứng nhân lịch sử.
Di tích đền chúa Thác Bờ
Theo thông tin của Sở VH-TT&DL, trên địa bàn tỉnh hiện có 41 di tích cấp quốc gia, 30 di tích cấp tỉnh. Trong đó có 24 di tích lịch sử văn hóa, 5 di tích lịch sử cách mạng, 13 di tích danh thắng. Một trong những di tích lịch sử lâu đời nhất của tỉnh chính là di tích đền chúa Thác Bờ. Theo tương truyền, Đền Bờ (xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc) thờ bà chúa Thác Bờ là Đinh Thị Vân người dân tộc Mường và một bà người dân tộc Dao ở Vầy Nưa lo liệu quân lương, thuyền mảng (không rõ tên). Hai bà đã có công giúp vua Lê Lợi về quân lương, thuyền mảng vượt thác Bờ tiến quân lên Mường Lễ (Sơn La) dẹp loạn đảng Đèo Cát Hãn. Sau khi mất, 2 bàthường hiển linh giúp dân vượt thác an toàn; phù hộ cho trăm dân trong vùng mưa thuận, gió hoà nên nhân dân đã phong 2 bà làm thánh và lập đền thờ phụng.
Lâu nay, người dân trong vùng tôn vinh hai bà là “Chúa Thác Bờ”, hàng năm mở hội đền vào ngày 7 tháng giêng. Ngày nay, di tích đền Bờ nằm trên địa phận 2 xã Thung Nai (Cao Phong) và Vầy Nưa (Đà Bắc) thuộc vùng lòng hồ trong khung cảnh thiên nhiên thơ mộng nên đền Thác Bờ cũng được biết đến như một di tích lịch sử văn hóa, thắng cảnh và là điểm du lịch văn hóa, tâm linh hấp dẫn. Năm nay, di tích đền chúa Thác Bờ được nâng cấp và là một trong những công trình gắn biển chào mừng kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh và là điểm nhấn quan trọng trong quy hoạch khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình.
Tượng đài Anh hùng Cù Chính Lan tại xóm Mỗ I, xã Bình Thanh (Cao Phong) là di tích lịch sử nổi tiếng của tỉnh Hòa Bình. ảnh: Du khách đến thăm và chụp ảnh lưu niệm tại Tượng đài Anh hùng Cù Chính Lan.
Di tích lịch sử Nhà tù Hòa Bình
Nơi đây, gần 200 tù chính trị từng bị giam giữ. Cũng chính nơi đây, chi bộ đầu tiên của Đảng trên đất Hòa Bình bắt đầu hoạt động. Trong thời kỳ tiền Cách mạng Tháng 8/1945, Nhà tù Hòa Bình được nhấn mạnh như một mốc son của phong trào cách mạng địa phương. Những người tù cộng sản với bản lĩnh và niềm tin của “những cánh chim báo bão” đã vinh danh cho “Di tích lịch sử cách mạng” này: Địa danh lịch sử gắn liền với tên tuổi các chiến sỹ cách mạng như: Lê Đức Thọ, Nguyễn Cơ Thạch, Nguyễn Đức Tâm, Lê Quốc Thân, Nguyễn Văn Hậu... Hoạt động trong chi bộ nhà tù và các đồng chí Vũ Thơ, Vũ Đình Bản, Phan Lang là cán bộ của Xứ uỷ Bắc Kỳ cử lên Hoà Bình lãnh đạo, tổ chức phong trào cách mạng.
Di tích đã được Bộ Văn hoá – Thông tin cấp bằng công nhận là di tích quốc gia.
Tượng đài Triệu Phúc Lịch
Năm 1947, một trung đội du kích người Dao xã Toàn Sơn do Trung đội trưởng Triệu Phúc Lịch chỉ huy đã anh dũng chống trả sự tấn công của một đội quân Pháp tại khu vực dốc Tra. Trong trận đánh này, Trung đội trưởng Triệu Phúc Lịch đã anh dũng hy sinh. Tại khu vực diễn ra trận đánh (dốc Tra, xã Toàn Sơn, Đà Bắc), Nhà nước đã cho xây dựng Tượng đài Triệu Phúc Lịch. Tượng đài được xây dựng năm 1979, do họa sỹ Nắng Mai thể hiện. Tượng đài có chiều cao hơn 3m, nằm ở sườn đồi bên phải đường lên thị trấn Đà Bắc, được Bộ VH-TT công nhận di tích năm 1996.
Tượng đài Tây Tiến
Đầu năm 1947, đoàn quân Tây Tiến (Trung đoàn 52) được thành lập có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt – Lào, đánh tiêu hao địch ở thượng Lào để hỗ trợ cho cuộc kháng chiến ở những vùng khác trên đất Lào. Địa bàn hoạt động của đoàn quân Tây Tiến rất rộng gồm vùng rừng núi Tây Bắc Việt Nam và Thượng Lào: từ Châu Mai, Châu Mộc, sang tận Sầm Nưa rồi vòng về qua miền tây Thanh Hoá. Những nơi này lúc đó rất hoang vu và hiểm trở, núi cao, sông sâu, rừng rậm, nhiều thú dữ. Sinh hoạt của người lính Tây Tiến hết sức gian khổ, ốm đau không có thuốc men, tử vong vì sốt rét và trận mạc.
Tại ngọn đồi ở xóm Châu Trang, xã Thượng Cốc, huyện Lạc Sơn (nơi đặt Trạm quân y Trung đoàn), cách đây hơn 50 năm đã có hơn 200 chiến sỹ của đoàn quân Tây Tiến nằm lại trong tiếng chiêng thương tiếc của người dân Mường Vang.
Năm 1991, Huyện uỷ, UBND huyện Lạc Sơn đã xây dựng tượng đài Tây Tiến để tưởng niệm những chiến sỹ trong đoàn quân Tây Tiến hy sinh vì Tổ quốc.
Tượng đài anh hùng Cù Chính Lan
Trong 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, quân và dân Hoà Bình đã có nhiều đóng góp to lớn về sức người, sức của cho cuộc kháng chiến. Nhiều tấm gương anh dũng hy sinh và nhiều trận đánh oanh liệt diễn ra dọc quốc lộ 6, đường 12, đường 21 và trên sông Đà.
Ngày 13/12/1951 tại dốc Giang Mỗ, xã Bình Thanh, huyện Kỳ Sơn (nay là huyện Cao Phong) đã diễn ra trận đánh quyết liệt. Trong trận đánh này, Anh hùng Cù Chính Lan đã nêu một tấm gương chiến đấu dũng cảm làm nức lòng quân dân cả nước - một mình dùng lựu đạn tiêu diệt xe tăng Pháp. Địa điểm trận đánh và xác xe tăng bị Anh hùng Cù Chính Lan tiêu diệt đã trở thành di tích lịch sử và được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận năm 1993.
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày thành lập QĐND Việt Nam, tượng đài Anh hùng Cù Chính Lan đánh xe tăng trên đường số 6 đã được khánh thành đúng nơi diễn ra trận đánh xưa do hoạ sỹ Mai Chí Tẩu thực hiện.
Cùng với những di tích lịch sử nổi tiếng trên, hiện nay, tỉnh ta tiếp tục các hoạt động tu bổ một số di tích lịch sử quan trọng khác trên địa bàn như: di tích Nhà máy in tiền tại đồn điền Chi Nê (1946-1947), xã Cố Nghĩa, huyện Lạc Thủy. Là tình hữu nghị Việt - Lào: địa điểm huấn luyện chính trị và tổ chức Đại hội trù bị Đại hội II Đảng Nhân dân Lào (phường Chăm Mát, TP Hòa Bình)… Những di tích lịch sử cách mạng không chỉ là điểm đến thăm quan, tìm hiểu của du khách mà còn là nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ, góp phần vào công cuộc xây dựng phát triển KT-XH, giữ vững AN-QP địa phương.
Đinh Hòa
(HBĐT) - Ban Chỉ đạo về Di sản văn hóa Mo Mường Hòa Bình đã ban hành Kế hoạch số 146/KH-BCĐ, ngày 15/11/2016 về thực hiện các nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa Mo Mường Hòa Bình năm 2017.
(HBĐT) - Đồng chí Bùi Thị Thuỷ, Trưởng phòng VH-TT huyện Lạc Sơn cho biết: Lạc Sơn là huyện có trên 90% dân tộc Mường và một số dân tộc anh em cùng sinh sống. Các phong tục tập quán, tín ngưỡng, lễ hội, âm nhạc chiêng, dân ca, mo Mường... đã tạo nên bức tranh phong phú về văn hoá. Đặc biệt, đây là vùng đất có nguồn văn hoá vật thể, phi vật thể đa dạng, nhiều di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh… đã tạo thành nguồn lực quan trọng thúc đẩy phát triển KT-XH của huyện.
(HBĐT) - Chiều 19/11, Ban tổ chức Lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh và Lễ hội Chiêng Mường Hòa Bình lần thứ 2 tổ chức diễu hành đường phố và trình tấu màn Chiêng lớn nhất Việt Nam lần thứ 2.
(HBĐT) - Tối 18/11, tại Cung văn hóa tỉnh, Ban Tổ chức Lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh và Lễ hội Chiêng Mường tỉnh Hòa Bình lần thứ 2, năm 2016 đã tổ chức tổng kết và trao giải các cuộc thi diễn ra trong khuôn khổ Lễ hội. Tới dự có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó trưởng Ban tổ chức; lãnh đạo các cơ quan, sở, ban, ngành của tỉnh và đông đảo nghệ nhân, nhân dân trên địa bàn tỉnh.
(HBĐT) - Sáng ngày 18/11, Ban tổ chức Lễ hội Chiêng Mường tỉnh Hòa Bình lần thứ 2, năm 2016 tiếp tục tổ chức hoạt động thi trình tấu Chiêng. Tham gia có 5 đội: Mai Châu, Tân Lạc, thành phố Hòa Bình, Đội văn hóa dân tộc Công ty CP Du lịch Hòa Bình và tỉnh Thanh Hóa.
(HBĐT) - Sáng ngày 17/11, trong khuôn khổ các hoạt động của Lễ hội Chiêng Mường tỉnh Hòa Bình lần thứ 2, năm 2016, Ban Tổ chức đã tổ chức thi trình tấu Chiêng. Tham dự buổi thi đầu tiên này có 8 đơn vị là Lạc Sơn, Kỳ Sơn, Yên Thủy, Đà Bắc, Lạc Thủy, Kim Bôi, Cao Phong và Lương Sơn.