(HBĐT) - Đồng chí Bùi Thị Thuỷ, Trưởng phòng VH-TT huyện Lạc Sơn cho biết: Lạc Sơn là huyện có trên 90% dân tộc Mường và một số dân tộc anh em cùng sinh sống. Các phong tục tập quán, tín ngưỡng, lễ hội, âm nhạc chiêng, dân ca, mo Mường... đã tạo nên bức tranh phong phú về văn hoá. Đặc biệt, đây là vùng đất có nguồn văn hoá vật thể, phi vật thể đa dạng, nhiều di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh… đã tạo thành nguồn lực quan trọng thúc đẩy phát triển KT-XH của huyện.
Trong những năm qua, huyện Lạc Sơn luôn quan tâm đầu tư cho công tác bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn. Trong đó, huyện đặc biệt chú trọng bảo tồn, phát triển văn hoá vật thể và phi vật thể của dân tộc Mường với những việc làm cụ thể như: sưu tầm địa chỉ các phong tục, tập quán, tín ngưỡng và lễ hội các dân tộc; rà soát, quản lý chiêng Mường; sưu tầm và phục dựng lễ hội dân gian của người Mường; trùng tu các di tích lịch sử; lưu giữ tiếng nói, trang phục váy Mường, phong tục, tập quán sinh hoạt, ẩm thực, các đồ dùng, vật dụng trong sản xuất và sinh hoạt; lưu giữ mo Mường, rằng thường, hát ví...
Đặc biệt, nhận thức tầm quan trọng của NQT.ư 5 (khoá VIII) “về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, huyện Lạc Sơn đã xây dựng kế hoạch tuyên truyền, tổ chức thực hiện Nghị quyết đến toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn; chỉ đạo các ngành chức năng tổ chức sưu tầm và vận động nhân dân cùng giữ gìn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống. Hiện nay, toàn huyện sưu tầm khoảng 30 địa chỉ phong tục, tập quán, tín ngưỡng và lễ hội các dân tộc; rà soát, quản lý hơn 3.500 chiếc chiêng được lưu giữ trong nhân dân và các tổ chức trên địa bàn huyện. Sưu tầm và phục dựng các lễ hội dân gian trong dịp đầu xuân như: Lễ rước Bụt hang Khụ Dúng, xã Nhân Nghĩa; lễ đu Vôi, xóm Vôi, xã Liên Vũ; lễ hội mái đá làng Vành, xóm Vành, xã Yên Phú... Bên cạnh đó đã trùng tu các di tích lịch sử cách mạng Mường Khói, xã ân Nghĩa; mái đá làng Vành, xã Yên Phú; hang xóm Trại, xã Tân Lập; hang Khụ Dúng, xã Nhân Nghĩa; nơi thành lập Văn phòng Tỉnh uỷ, xóm Khị, xã Nhân Nghĩa; nơi ghi dấu lịch sử Trung đoàn 52 Tây Tiến ở xã Thượng Cốc… Ngoài ra, 6 di tích của huyện nằm trong danh mục quản lý của UBND tỉnh được khảo sát.
Lễ hội rước bụt hang Khụ Dúng của người Mường Vó, xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn).
Đồng chí Trưởng phòng VH-TT huyện cho biết thêm: Trong thời gian qua, huyện đặc biệt chú trọng công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá phi vật thể mo Mường. Là huyện có mật độ phân bố mo Mường đậm đặc và có trên 50 nghệ nhân mo Mường, UBND huyện Lạc Sơn đã ban hành Kế hoạch về giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị mo Mường trên địa bàn huyện. Từ đó cùng phối hợp với Sở VH-TT&DL nghiên cứu, đề xuất lập hồ sơ khoa học các bộ khót của các nghệ nhân mo Mường; xây dựng cơ chế, chính sách nhằm bảo tồn tại chỗ những giá trị tốt đẹp của di sản văn hóa mo Mường. Huyện cũng đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá hoạt động di sản văn hóa mo Mường. Ngoài ra, người dân các xã, thị trấn trong huyện còn lưu giữ được nhiều nét văn hoá truyền thống đặc sắc, độc đáo của dân tộc mình trong âm nhạc chiêng, rằng thường, hát ví... Nét văn hoá truyền thống này luôn gắn kết chặt chẽ trong các sự kiện quan trọng, lễ trọng của mỗi gia đình, xóm, bản. Gần đây, huyện đã nỗ lực đưa việc truyền dạy chiêng Mường, hát dân ca và mặc trang phục truyền thống vào các chương trình giáo dục của các trường học trên địa bàn huyện. Trong năm 2016, ngành GD&ĐT huyện tổ chức được hội thi trình tấu chiêng Mường, hát dân ca và trình diễn trang phục dân tộc Mường thu hút đông đảo thí sinh, tham dự đã tạo được dấu ấn và ý nghĩa trong giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Đặc biệt, trên 400 nghệ nhân chiêng của huyện sẽ tham gia biểu diễn trong Lễ kỷ niệm 130 năm thành lập huyện và nhiều nghệ nhân tham gia trình diễn chiêng Mường tại Lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh và Lễ hội chiêng Mường tỉnh Hòa Bình lần II, năm 2016.
Bên cạnh đó, việc bảo tồn và phát huy giá trị nhà sàn truyền thống là vấn đề được nhiều người quan tâm. Huyện đã khuyến khích các hộ dân gìn giữ, tôn tạo các ngôi nhà sàn cổ. Song song với đó là khắc phục hạn chế, khó khăn trong sử dụng nguyên liệu truyền thống như: gỗ, tre, nứa để làm nhà sàn bằng các vật liệu xây dựng mới là bê tông cốt thép và sơn giả gỗ. Việc làm này vẫn giữ gìn được bản sắc văn hoá dân tộc, vừa hạn chế được việc phá rừng. Hiện nay, nhà sàn truyền thống bằng gỗ của huyện chiếm khoảng 60%, nhà sàn bằng bê tông cốt thép chiếm từ 25 - 30%.
Cùng với việc việc nỗ lực giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, huyện Lạc Sơn đã thực hiện hiệu quả CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở KDC”. Hàng năm, huyện có trên 80,3% số hộ gia đình văn hoá. Năm 2015, toàn huyện có 271 xóm, phố văn hoá…
Hồng Duyên
(HBĐT) - Sáng ngày 17/11, tại Trung tâm Thương mại bờ trái Sông Đà (thành phố Hòa Bình) đã khai mạc Phiên chợ vùng cao tỉnh Hòa Bình năm 2016. Tới dự và cắt băng khai mạc có các đồng chí: Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Văn Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Đinh Văn Dực, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ngành.
(HBĐT) - Nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh và 25 năm tái lập tỉnh, sáng ngày 17/11, Hội làm vườn và sinh vật cảnh Hoà Bình khai mạc Festival hội làm vườn và sinh vật cảnh lần thứ I năm 2016. Tham dự Festival có các đồng chí: Bùi Văn Tỉnh, UV BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện T. Ư Hội làm vườn và sinh vật cảnh Việt Nam.
(HBĐT) - Sáng 17/11, tại Cung văn hoá tỉnh Hoà Bình, UBND tỉnh long trọng khai mạc triển lãm thành tựu KT-XH và triển lãm tranh, ảnh nghệ thuật thời sự; trưng bày bảo tàng và sản phẩm quà tặng, ấn phầm du lịch. Dự lễ khai mạc có các đồng chí: Bùi Văn Tỉnh, UV BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh; Hoàng Văn Tứ, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí trong BTV Tỉnh uỷ, TT HĐND tỉnh, UBND tỉnh, UB MTTQ Việt Nam tỉnh, Đoàn ĐBQH tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, Huyện ủy, Thành ủy, UBND các huyện, thành phố, doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh cùng đông đảo nhân dân các dân tộc tỉnh Hoà Bình.
(HBĐT) - Một dịp đến thăm đồng bào dân tộc Tày tại xã Mường Chiềng (Đà Bắc), chúng tôi được thưởng thức tiết mục múa “Điệu xòe thương nhau” do các cô gái của đội văn nghệ xóm Nà Mặn biểu diễn. Theo chị Xa Thị Thay, đội trưởng đội văn nghệ xóm Nà Mặn, điệu múa này thể hiện tinh thần đoàn kết, tấm lòng quý mến khách đến thăm của người Tày. Hiện chúng tôi tích cực lưu giữ, đưa vào một trong những nội dung sinh hoạt, luyện tập trong hoạt động của đội văn nghệ xóm, xã.
(HBĐT) - Mỗi một dân tộc đều có những làn điệu dân ca của riêng mình. Đó là báu vật tinh thần được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác một cách tự nhiên. Những làn điệu dân ca cùng với dân vũ làm cho cuộc sống của con người thêm phong phú, tốt đẹp hơn. Bởi vậy, ngày nay, Kim Bôi - một trong 4 Mường cổ nổi tiếng của tỉnh Hòa Bình dù cuộc sống có rất nhiều sự lựa chọn nhưng nhiều bạn trẻ vẫn yêu câu thường rang, yêu điệu hát đúm như thể chúng đã chảy sẵn trong máu của mình vậy.
(HBĐT) - Không vì mục đích hay vụ lợi cá nhân, họ tham gia giữ gìn, bảo tồn văn hóa Thái như trách nhiệm và bằng cả tấm lòng. Với nhiệt huyết của những người trẻ, họ đã góp phần giữ gìn, bảo tồn, đưa văn hóa Thái đến gần hơn với cộng đồng.