(HBĐT) - Từ xa xưa, dân tộc Mường đã coi dân ca Mường là loại hình giao tiếp, lời tâm sự, tỏ tình với người khác giới, là sự rung động của trái tim. Khi hát, họ được thể hiện tâm tư, tình cảm, nỗi lòng mọi lúc, mọi nơi. Tuy nhiên, trong nhiều năm, hát dân ca Mường tại các thôn, xóm, khu dân cư trên địa bàn huyện Kim Bôi cũng như nhiều địa phương khác trong tỉnh không còn được người dân mặn mà như trước nữa. Không chỉ các cháu nhỏ mà ngay các bà, các chị hiểu, hát được và yêu thích các làn điệu dân ca Mường không còn nhiều. Một số bài dân ca có nguy cơ thất truyền, lãng quên. Thấy được điều đó, nhiều năm nay bằng lòng nhiệt tình, tâm huyết và với mong muốn giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, cũng như bảo tồn các làn điệu dân ca Mường, bà Đinh Thị Kiều Dung, xóm Bo, xã Kim Bình (Kim Bôi) đã mở các lớp truyền dạy đánh chiêng, hát dân ca tại nhiều địa phương cho phụ nữ cùng các cháu nhỏ tham gia học để thêm hiểu và yêu dân ca Mường hơn.
Các làn điệu dân ca: hát xắc bùa, thường rang, bộ mẹng, ví đúm, hát mỡi... là những làn điệu được phổ biến trong đời sống thường ngày của người dân địa phương. Họ hát thường rang khi đi làm trên nương rẫy, hát ru bên nôi, xắc bùa trong lễ hội đầu xuân hay hát bộ mẹng bên những vò rượu cần và cả những lúc tỏ tình nam nữ… Qua các lớp học, các học viên sẽ là lực lượng nòng cốt “giữ lửa” và khơi dậy phong trào hát dân ca ở địa phương, để các làn điệu dân ca Mường tiếp tục vang vọng trong các thế hệ người dân tộc Mường.
Đội văn nghệ huyện Tân Lạc biểu diễn tiết mục “Ngọn lửa đất Mường” tại Liên hoan Nghệ thuật quần chúng tỉnh năm 2016.
Cùng với bà Dung, ở các địa phương khác cũng có nhiều nghệ sỹ, nghệ nhân luôn đau đáu với làn điệu dân ca, dân vũ Mường. ở Mường Bi – Tân Lạc có ông Bùi Văn ểu, bà Bùi Thị Miên; Mường Thàng - Cao Phong có ông Quách Công Thọ, bà Bùi Thị Lịnh… Mặc dù không có thù lao hay kinh phí nhưng các nghệ nhân, nghệ sỹ ngày ngày miệt mài truyền dạy và lưu giữ dân ca, dân vũ của đồng bào Mường. Cũng từ đây, nhiều câu lạc bộ dân ca Mường ở các địa phương trong tỉnh được thành lập gồm các nghệ nhân, những người yêu dân ca Mường để cùng bảo tồn, lưu giữ và phát triển dân ca Mường, như câu lạc bộ dân ca Mường xã Phúc Tiến (Kỳ Sơn); câu lạc bộ gìn giữ và bảo tồn dân ca Mường xã Kim Bình (Kim Bôi); CLB giữ gìn và phát huy bản sắc dân ca Mường xã An Lạc (Lạc Thủy)…
Cùng với sự đóng góp tích cực của các nghệ nhân, hoạt động của các đội văn nghệ quần chúng đã góp phần không nhỏ để dân ca, dân vũ có sức sống mãnh liệt trong đời sống tinh thần của nhân dân. Phong trào văn nghệ quần chúng ở cơ sở phát triển mạnh với trên 2.000 tổ, đội, thành viên vừa là những người nông dân vừa là diễn viên, tuyên truyền viên tích cực, gần gũi, góp phần đưa những làn điệu dân ca vang vọng khắp xóm, bản. Hàng năm, Sở VH-TT&DL phối hợp với Trung tâm VH-TT các huyện mở lớp truyền dạy dân ca Mường ở các xóm, bản cho các bạn trẻ. Mỗi lớp có khoảng trên 30 người do các nghệ nhân truyền dạy, giúp bạn trẻ tiếp cận và đưa dân ca đến với nhiều người hơn. Đồng thời, hàng năm Sở VH-TT&DL tổ chức hội thi tuyên truyền cổ động, hội diễn nghệ thuật quần chúng và liên hoan nghệ thuật các đội văn nghệ quần chúng tiêu biểu. Theo đó, 100% huyện, thành phố tổ chức được hội thi, hội diễn cấp cơ sở. Hầu hết các đoàn diễn viên tham gia đều dàn dựng một chương trình có đầy đủ các tiết mục ca, múa, độc tấu hoặc hoà tấu nhạc cụ với chủ đề ca ngợi quê hương, con người Hoà Bình; giới thiệu những nét văn hoá đặc trưng các dân tộc của địa phương; khai thác các làn điệu dân ca, dân vũ, những ca khúc có chất liệu bản sắc được sáng tác về quê hương, con người đất Mường. ước tính hàng năm, toàn tỉnh tổ chức được 14.230 buổi biểu diễn, ước phục vụ trên 24,6 triệu lượt người xem. Riêng Đoàn nghệ thuật quần chúng của tỉnh tham gia giao lưu nhiều sự kiện do Bộ VH-TT&DL, các tỉnh trong khu vực tổ chức, góp phần giới thiệu bản sắc văn hóa dân tộc Hòa Bình với du khách, bạn bè trong nước và quốc tế.
Hồng Ngọc
(HBĐT) - Sáng 29/12, tại huyện Yên Thủy, Sở LĐ-TB&XH tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ về về việc làm, xuất khẩu lao động. Tham gia lớp tập huấn có lãnh đạo các xã, thị trấn; cán bộ các hội, đoàn thể như nông dân, cựu chiến binh, phụ nữ, thanh niên và cán bộ LĐ-TB&XH 13 xã, thị trấn trên địa bàn huyện.
(HBĐT) - Xóm Vành, xã Mông Hóa (Kỳ Sơn) có 67 hộ dân, 302 nhân khẩu, 2 dân tộc cùng sinh sống gồm: dân tộc Mường chiếm 98,5% và dân tộc Kinh chiếm 1,5%. Là xóm thuần nông, phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào trồng trọt và chăn nuôi, nhân dân trong xóm đoàn kết, tương trợ nhau phát triển kinh tế.
Sáng 28-12, Tổng cục Thống kê cho biết, khách quốc tế đến nước ta trong năm 2016 ước tính đạt 10,01 triệu lượt người, tăng 26% so với năm trước (tăng hơn hai triệu lượt khách). Đây là lần đầu tiên Việt Nam đón hơn 10 triệu lượt khách quốc tế, gấp hai lần lượng khách đến nước ta năm 2010.
(HBĐT) - Chúng tôi đến thăm bản Mường Giang Mỗ, xã Bình Thanh (Cao Phong) vào chiều đông nắng nhẹ nhàng. Bản chỉ cách trung tâm thành phố Hòa Bình chừng 15 km, nằm lọt giữa thiên nhiên bao la của đồi núi, khép mình trong những thửa ruộng bậc thang. Những nếp nhà sàn đơn sơ nguyên bản của đồng bào dân tộc ẩn hiện trong màu xanh của cây trái. Đâu đó quanh đây thoang thoảng mùi khói chiều nhẹ bay, nghe sao mà ấm áp trong lòng. Bản Mường Giang Mỗ là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thiên nhiên, muốn được đắm mình vào cuộc sống êm đềm, bình lặng, nhà nông chân chất của những người dân Mường nơi đây.
(HBĐT) - Xúc cảm trước câu chuyện cổ “Khảm Khắc - A Nàng” của xứ Mường Vang, trên cửa voóng ngôi nhà sàn ngay cạnh chân dốc A Nàng (xã Mỹ Thành, huyện Lạc Sơn), nhạc sỹ Huy Tâm đã có những giây phút “xuất thần” để viết lên ca khúc “Lời thương” chỉ trong một buổi chiều. Đây là một trong những ca khúc “để đời” góp phần làm nên tên tuổi nhạc sỹ Huy Tâm. “Lời thương” đã từng đoạt giải A của Hội Nhạc sỹ Việt Nam năm 2006, huy chương bạc tại Hội diễn ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc năm 2009 và nhiều giải thưởng tại các liên hoan, hội diễn nghệ thuật khác.
(HBĐT) - Không giống như Vườn Quốc gia (VQG) Ba Vì (Ba Vì - Hà Nội); VQG Cúc Phương (Ninh Bình), VQG Tam Đảo (Vĩnh Phúc), VQG Hoàng Liên Sơn (Lào Cai) là những nơi tôi đã từng có dịp trải nghiệm, khám phá, VQG Xuân Sơn (Tân Sơn - Phú Thọ) lại là một mảng màu khác. Nó giống như một bức tranh sơn thủy với nét chấm phá là sắc màu văn hóa của các dân tộc bản địa.