(HBĐT) - Cùng là việc đưa chính sách đến với đồng bào dân tộc thiểu số để giúp người dân về nguồn vốn, kiến thức phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần nhưng huyện Tân Lạc đã vận dụng một cách uyển chuyển để phát huy tối ưu hiệu quả.

 

Chọn mô hình đầu tư có trọng tâm, trọng điểm

 

Tân Lạc hiện có 11 xã vùng 135 và 16 xóm thuộc xã vùng 2 nhưng được xếp vào diện đặc biệt khó khăn (ĐBKK). Cư dân Tân Lạc có 2 dân tộc chính là Mường và Kinh, trong đó, dân tộc Mường chiếm  trên 80% dân số. Đồng chí Bùi Tiến Lực, Trưởng phòng Dân tộc huyện Tân Lạc cho biết: Những năm qua, huyện đã được thụ hưởng khá nhiều chính sách dành cho đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng và vùng sâu, xa, vùng ĐBKK nói chung. Dưới sự chỉ đạo, điều hành trực tiếp của UBND huyện, các chính sách hỗ trợ được triển khai đồng bộ, kịp thời, công khai, minh bạch, dân chủ từ cơ sở. Ví như Chương trình 135, hàng năm căn cứ vào nguồn vốn được phân bổ cho từng xã, thôn, phòng Dân tộc huyện tiến hành rà soát, xác định nhu cầu của nhân dân cần đầu tư cho hạ tầng hay vốn sản xuất, trên cơ sở đó mới đưa ra quyết định đầu tư.

 

Năm 2016, được hỗ trợ nguồn vốn 11.550 triệu đồng dành cho mục đầu tư cơ sở hạ tầng, huyện đã khởi công 23 công trình mới. Trong đó có 10 công trình giao thông, 5 công trình phục vụ giáo dục, 8 công trình nhà văn hoá. Thực hiện duy tu, bảo dưỡng 32 công trình với tổng kinh phí 417,5 triệu đồng. Trong đó, vốn Nhà nước 364 triệu đồng, vốn do nhân dân đóng góp 53,5 triệu đồng.

 

Huyện đã thực hiện 20 dự án hỗ trợ sản xuất về: cây giống quýt ngọt, cây dổi ghép, hỗ trợ giống cỏ VA 06, giống lợn nái móng cái sinh sản, giống lợn hướng thịt, giống bò sinh sản, bê sinh sản, cá lồng, chăn nuôi ngan Pháp, máy xát nông nghiệp. Trong đó, máy xay xát nông nghiệp trị giá 45 triệu đồng được mua theo đề nghị của 6 hộ nghèo ở xóm Bưng, xã Quy Hậu. Trước đó (năm 2014), từ nguồn vốn Chương trình 135, huyện đã đầu tư mua 1 máy sao chè (theo nguyện vọng của bà con xóm Chẳm 1, xã Ngổ Luông). Máy sao chè trị giá 45 triệu đồng, có 22 hộ được thụ hưởng và đã phát huy hiệu quả.      

 

 

Trung tâm học tập cộng đồng xã Lũng Vân (Tân Lạc) được đầu tư xây dựng khang trang, đáp ứng nhu cầu học tập nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân.

 

Thực hiện chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân theo Quyết định số 102/2009/ QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, năm 2016 đã cấp 9.024 kg giống lúa, 3.907 kg giống ngô, 69.832 kg phân bón NPK, đồng thời chi trả 511,932 triệu đồng cho các hộ nghèo được hưởng lợi. Phối hợp với Trung tâm dịch vụ hỗ trợ dân tộc cấp 5.134 kg muối tinh, 2.567 kg bột canh cho các hộ nghèo ở 3 xã: Nam Sơn, Trung Hoà, Ngòi Hoa. Thực hiện chính sách hỗ trợ máy móc nông cụ và nước sinh hoạt phân tán theo Quyết định số 755, ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ, năm 2016, toàn huyện có 382 hộ được thụ hưởng. Trong đó hỗ trợ máy móc nông cụ hơn 130 hộ và 252 hộ được hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán.

 

Phát huy vai trò người có uy tín trong cộng đồng

 

Để đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân thì vai trò của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số hết sức quan trọng. Xác định rõ điều này, huyện Tân Lạc luôn thực hiện tốt việc chăm lo đội ngũ những người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số. Theo đó, từ năm 2012 đến nay, mỗi năm huyện dành 100 triệu đồng từ ngân sách để hỗ trợ cho đối tượng này (Tân Lạc là huyện duy nhất trong toàn tỉnh luôn đảm bảo mục chi này). Huyện quan tâm tạo điều kiện cho người có uy tín tiêu biểu đi thăm quan học tập kinh nghiệm ở trong và ngoài tỉnh; thực hiện kịp thời, nghiêm túc việc cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng ĐBKK đến  người có uy tín… 4 năm qua, nhiều người được nhắc tới như các ông: Bùi Văn Nưởn, Cao Viết Don, xã Ngọc Mỹ; Bùi Văn Tiến, xã Quy Mỹ; Nguyễn Trọng Thơ, xã Lỗ Sơn; Bùi Văn Khuyến, xã Bắc Sơn; Bùi Văn Chương, xã Mãn Đức… làm kinh tế giỏi, giữ gìn nếp sống văn hoá tốt, luôn cập nhật các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để tuyên truyền, vận động bà con cùng thực hiện. Họ thực sự là người có vai trò quan trọng trong việc đưa các chính sách đi vào cuộc sống.

 

Thực hiện tốt các chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn, huyện Tân Lạc đã và đang rút ngắn khoảng cách về mức sống giữa các vùng trong toàn huyện, đảm bảo an sinh xã hội và tạo nền tảng tốt để hướng tới mục tiêu giảm nghèo bền vững.

 

 

                                                                           Thuý Hằng

 

 

 

 

Các tin khác


Bầu chọn 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2016

Sáng 29-12, tại Hà Nội, đại diện của hàng trăm cơ quan truyền thông, phương tiện thông tin đại chúng đã tham dự cuộc bầu chọn 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2016 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và báo Văn hóa tổ chức.

Yên Thủy: Gần 100 người được tập huấn nghiệp vụ về việc làm, xuất khẩu lao động

(HBĐT) - Sáng 29/12, tại huyện Yên Thủy, Sở LĐ-TB&XH tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ về về việc làm, xuất khẩu lao động. Tham gia lớp tập huấn có lãnh đạo các xã, thị trấn; cán bộ các hội, đoàn thể như nông dân, cựu chiến binh, phụ nữ, thanh niên và cán bộ LĐ-TB&XH 13 xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

Xóm Vành giữ vững danh hiệu làng văn hóa

(HBĐT) - Xóm Vành, xã Mông Hóa (Kỳ Sơn) có 67 hộ dân, 302 nhân khẩu, 2 dân tộc cùng sinh sống gồm: dân tộc Mường chiếm 98,5% và dân tộc Kinh chiếm 1,5%. Là xóm thuần nông, phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào trồng trọt và chăn nuôi, nhân dân trong xóm đoàn kết, tương trợ nhau phát triển kinh tế.

Việt Nam đón hơn 10 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2016

Sáng 28-12, Tổng cục Thống kê cho biết, khách quốc tế đến nước ta trong năm 2016 ước tính đạt 10,01 triệu lượt người, tăng 26% so với năm trước (tăng hơn hai triệu lượt khách). Đây là lần đầu tiên Việt Nam đón hơn 10 triệu lượt khách quốc tế, gấp hai lần lượng khách đến nước ta năm 2010.

Giang Mỗ - bản Mường vẹn nguyên nét

(HBĐT) - Chúng tôi đến thăm bản Mường Giang Mỗ, xã Bình Thanh (Cao Phong) vào chiều đông nắng nhẹ nhàng. Bản chỉ cách trung tâm thành phố Hòa Bình chừng 15 km, nằm lọt giữa thiên nhiên bao la của đồi núi, khép mình trong những thửa ruộng bậc thang. Những nếp nhà sàn đơn sơ nguyên bản của đồng bào dân tộc ẩn hiện trong màu xanh của cây trái. Đâu đó quanh đây thoang thoảng mùi khói chiều nhẹ bay, nghe sao mà ấm áp trong lòng. Bản Mường Giang Mỗ là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thiên nhiên, muốn được đắm mình vào cuộc sống êm đềm, bình lặng, nhà nông chân chất của những người dân Mường nơi đây.

“Lời thương” - tiếng gọi khắc khoải của tình yêu

(HBĐT) - Xúc cảm trước câu chuyện cổ “Khảm Khắc - A Nàng” của xứ Mường Vang, trên cửa voóng ngôi nhà sàn ngay cạnh chân dốc A Nàng (xã Mỹ Thành, huyện Lạc Sơn), nhạc sỹ Huy Tâm đã có những giây phút “xuất thần” để viết lên ca khúc “Lời thương” chỉ trong một buổi chiều. Đây là một trong những ca khúc “để đời” góp phần làm nên tên tuổi nhạc sỹ Huy Tâm. “Lời thương” đã từng đoạt giải A của Hội Nhạc sỹ Việt Nam năm 2006, huy chương bạc tại Hội diễn ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc năm 2009 và nhiều giải thưởng tại các liên hoan, hội diễn nghệ thuật khác.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục