(HBĐT) - Mỗi lần có dịp đi qua các làng quê ở vùng châu thổ sông Hồng đồng bằng Bắc Bộ, tôi luôn ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của những kiến trúc cổ. Đó là những chùa, đình, đền, lăng miếu và những con đường làng quanh co. ấn tượng hơn cả là khi đi qua những cổng làng, dù mỗi nơi một vẻ nhưng tôi luôn cảm nhận cổng làng như một lời mời chào gần gũi, thân thiết để mọi người bước vào với đời sống làng quê.
Trước đây, hầu như hai bên cổng làng đều có lũy tre xanh, là nơi dân làng thường ngồi chơi, hóng mát, giao lưu tình cảm, trao đổi thông tin. Bởi vậy, cổng làng nào cũng vậy, là nơi thân thuộc với mỗi người dân. Nói về cổng làng, bác tôi ở làng Tàu Đọ, Đông Hưng, Thái Bình, năm nay đã 89 tuổi giãi bày: Cổng làng ra đời từ rất sớm, gắn liền với sự hình thành và phát triển của làng. Đó là nơi đất lề, quê thói. Dù to, dù nhỏ, dù xây bằng gạch hay ghép đá, chiếc cổng làng chính là dấu ấn minh chứng cho một nếp làng chỉn chu. Dù cửa nhà trong làng có thể còn sơ sài, con người có thể còn lam lũ nhưng cổng làng thì phải đàng hoàng, chững chạc. Đơn giản bởi cổng làng là bộ mặt, là biểu tượng của làng quê, phần nào thể hiện được cốt cách của làng, tư chất của mỗi người dân trong làng và đó thực sự là một phần của văn hóa làng. Bởi vậy, cổng làng phải được đặt ở vị trí trang trọng nhất và dễ nhìn nhất. Phía sau cánh cổng làng chính là sự kết nối cộng đồng gia tộc, làng xã, là những nét chung về phong tục, tập quán, văn hoá riêng biệt không làng nào giống với làng nào, đó là biểu tượng thân thương và đặc trưng của mỗi làng quê truyền thống. Nhưng tất cả đều có nét chung là không khoe khoang, phô trương thành tích. Đương nhiên, để xây dựng cổng làng người ta ít khi nhắc đến chuyện tiền nong vì người người, nhà nhà cùng đồng sức, chung lòng để xây dựng mà quan trọng hơn là vị trí ở đâu, cao rộng ra sao, kiến trúc thế nào, tên làng phải được đắp, khắc trang trọng, chuẩn chỉ, chính xác và chắc chắn trước khi xây dựng, ý kiến của cộng đồng dân cư luôn được tôn trọng, nhất là từ những bậc tiền bối và những người có uy tín.
Cổng làng Nà Mòn, xã Bao La (Mai Châu) xây dựng sơ sài, không tương xứng với danh hiệu làng văn hóa.
Nhìn người lại ngẫm đến ta, Hòa Bình nói riêng và các tỉnh khu vực miền núi nói chung cổng làng mới chỉ xuất hiện khoảng hai chục năm trở lại đây. Năm 1995, ủy ban Trung ương MTTQ Việt
Phong trào xây dựng cổng làng hình thành tự phát nên kiến trúc, mỹ thuật cũng hoàn toàn ngẫu hứng. Điều bất bình thường là mặc dù việc bình xét, công nhận thôn, xóm, khu phố nào đó trở thành “Làng văn hóa” có tiêu chí rất cụ thể, rõ ràng và được tính theo giai đoạn. Tuy nhiên, sau khi đón bằng công nhận hầu hết các thôn, xóm, khu phố đều “Bố cáo với thiên hạ” danh hiệu “Làng văn hóa” của mình lên cổng làng. Do cổng làng được xây dựng kiên cố bằng bê tông xi măng nên có thôn, xóm, khu phố nào đó vì mới có người nghiện ma túy, nội bộ mất đoàn kết dẫn đến khiếu kiện…mà bị “tước” danh hiệu nhưng ba chữ “Làng văn hóa” vẫn điềm nhiên tồn tại ở cổng làng. Có thể nói, cổng làng ở tỉnh ta được xây dựng hết sức đa dạng, phong phú cả về chất liệu, kiểu dáng, hình thức và nội dung. Nơi nào đời sống người dân còn nhiều khó khăn, kinh phí còn hạn hẹp thì cổng làng được làm bằng bương, luồng, tre, nứa. Nơi nào kinh tế khá giả, nhiều mạnh thường quân thì cổng làng được đổ bê tông, xây bằng gạch, đá hoành tráng, bề thế.
Cổng làng thời nay cũng khiến “ông Tây, bà đầm” từ ngạc nhiên đến thích thú vì có những cổng làng không có tên làng nhưng lại có dòng chữ bằng tiếng Anh rất rõ ràng “Hello - Welcome” Họ thầm nghĩ ở vùng đất này đã phổ cập ngoại ngữ cho cộng đồng dân cư. Nhưng thực tế đó chỉ là hiện tượng “sính ngoại” ở một số làng, bản còn không ít người dân nhìn lên dòng chữ ngoại ấy nhưng không hề hiểu biết gì về ý nghĩa của nó.
Giờ đã là thời Zalo, Facebook ấy vậy mà không ít cổng làng vẫn hiện hữu những dòng chữ nho, chữ Hán. Người thì đoán đó là câu đối, người thì cho rằng là hoành phi…nhưng đa số không luận được nội dung vì chữ tượng hình quả là không thể đoán già, đoán non được nên cái sự cổ kính đã dường như trở nên vô nghĩa đối với cả cộng đồng.
Việc quản lý bảo vệ cổng làng dường như không được cấp ủy, chính quyền và người dân sở tại quan tâm, chú trọng. Bởi vậy không ít người lợi dụng cổng làng để làm quảng cáo. Quả là khó chịu khi cổng làng dán nhằng nhịt giấy xanh, trắng, đỏ với những dòng chữ “khoan cắt bê tông”; “Thông hố xí tự hoại, hố ga”; “Cây cảnh, cá giống”; “hoạn lợn”…Cồng làng là nơi già, trẻ, trai, gái tụ họp, hẹn hò, vậy mà có không ít người tiện thể buộc trâu, buộc bò và những con vật gần gũi với nhà nông cũng tiện thể phóng uế bừa bãi khiến phân, nước tiểu vương vãi khắp chốn uy nghiêm. Cũng có nơi, ban đầu một vài người mang quả trứng, mớ rau, con gà ra ngồi bán ở cổng làng, dần dần cổng làng biến thành chợ tự phát. Ngày nào cũng vậy, mọi người đều ngán ngẩm khi tan chợ là cổng làng lại ngổn ngang các loại rác thải…
Tỉnh ta có 6 dân tộc chủ yếu: Mường, Kinh, Thái, Tày, Dao Mông. Mỗi dân tộc có nét văn hóa riêng, có những nét kiến trúc riêng. Từ thực trạng của cổng làng khiến chúng ta phải nghĩ đến việc giữ gìn nét đẹp văn hoá của các dân tộc để cổng làng nơi tâm điểm để mỗi người có những ấn tượng, hoài niệm về quê hương, nơi mình sinh thành. Cùng với đó, niềm vui sẽ trọn vẹn hơn nếu sau mỗi cổng làng là cuộc sống người dân luôn no ấm, yên bình, hạnh phúc và đậm đà bản sắc riêng có của mỗi dân tộc.
(HBĐT) - Pôông pêêng… pôông khùm…, về Cao Phong không chỉ có những đồi cam vàng óng mà khắp bản, khắp Mường còn ngân vang giai điệu của tiếng chiêng. Chiêng được trân trọng gìn giữ trong mỗi nếp nhà như những vật báu để rồi không thể thiếu trong những sự kiện của mỗi người, của làng, của tỉnh.
(HBĐT) - Nhìn nhận rõ những hạn chế, yếu kém về công tác phát triển đô thị thể hiện ở một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhân dân thiếu ý thức chấp hành pháp luật, giữ gìn ANTT, đảm bảo ATGT, bảo vệ môi trường (BVMT), vệ sinh đường phố và nơi công cộng, tình trạng xây dựng vi phạm quy hoạch, lấn chiếm vỉa hè, lòng đường vẫn diễn ra... BCH Đảng bộ TP Hòa Bình khóa XXI đã ban hành Nghị quyết số 02,, ngày 8/5/2011 về “Xây dựng nếp sống văn minh đô thị trên địa bàn TP Hòa Bình giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020”.
(HBĐT) - Núi chênh vênh nhưng đỉnh non bằng phẳng. Quanh núi có 9 giếng tượng trưng cho 9 mắt rồng. Từ trên đỉnh núi có thể thu trọn trong tầm mắt toàn bộ cánh đồng Đọi Sơn thẳng cánh cò bay. Vì thế “đắc địa” đó mà năm 1054, vua Lý Thánh Tông và Vương Phi ỷ Lan đã chọn nơi đây để xây dựng chùa Long Đọi Sơn. Năm 1118, vua Lý Nhân Tông tiếp tục xây dựng phát triển chùa Long Đọi Sơn và dựng tháp Sùng Diện Thiên Linh. Theo thời gian, chùa Long Đọi Sơn được trùng tu, phục dựng và dần trở thành quẩn thể di tích đặc biệt, trung tâm văn hóa du lịch tâm linh của tỉnh Hà Nam.
Liên hoan Tiếng hát Việt Nam - ASEAN 2017, đã chính thức khép lại với đêm chung kết và trao giải vào tối 14-3, tại Thủ đô Viêng Chăn, Lào.
Nằm trong khuôn khổ và được chờ đón nhất Lễ hội Hoa ban năm 2017, tối 14/3, tại Quảng trường 7/5 (TP. Điện Biên Phủ) đã chính thức diễn ra vòng chung kết cuộc thi Người đẹp Hoa ban. Tham dự buổi lễ có các đồng chí: Mùa A Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Lê Văn Quý, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BTC lễ hội.
(HBĐT) - Năm 2016 diễn ra một số sự kiện quan trọng của tỉnh, tại đó, những ca khúc như Lời thương, Hòa Bình tay trong tay, Lời ru đất Mường, Hoa văn đất Mường… đã được sử dụng nhiều lần và được khán giá đánh giá cao. Đặc biệt, đáng quý khi đây đều là những ca khúc mang đậm âm hưởng, chất liệu dân ca Mường. Chất liệu dân ca Mường không chỉ góp phần giúp những sáng tác mới đạt giải cao trong các kỳ liên hoan âm nhạc mà còn giúp tác phẩm có sức sống mãnh liệt trong cuộc sống đời thường, được nhân dân yêu mến.