(HBĐT) - Chị Nguyễn Thị Xuân, công chức văn hoá xã Mông Hóa (Kỳ Sơn) cho biết: Là địa phương có phong trào văn hóa, văn nghệ phát triển mạnh của huyện, nhiều năm liền, đội văn nghệ quần chúng của xã luôn nằm trong tốp đầu tại các kỳ liên hoan, hội thi, hội diễn do huyện tổ chức và cũng là đơn vị thường xuyên được huyện lựa chọn để tham gia các hội thi, hội diễn của tỉnh tổ chức.

 

Năm 2016, đội văn nghệ quần chúng của xã đã được huyện chọn tham dự Liên hoan các đội văn nghệ quần chúng cơ sở tiêu biểu lần thứ 2 của tỉnh, đạt giải A và tại Liên hoan trình tấu chiêng Mường lần thứ 2, đội chiêng của xã đã đạt giải nhất với 3 bài chiêng cổ và 1 bài chiêng phát triển.

 

Các đội văn nghệ xã Mông Hóa (Kỳ Sơn) thường xuyên biểu diễn vào ngày lễ, kỷ niệm, phục vụ nhân dân.

 

Xác định được tầm quan trọng, của văn nghệ quần chúng đối với đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân, những năm qua, cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể xã Mông Hóa luôn quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển phong trào. Qua đó, phong trào văn nghệ quần chúng đã phát triển rộng khắp các thôn, xóm, thu hút đông đảo người dân mọi lứa tuổi tham gia.

 

Bên cạnh đội văn nghệ xung kích của xã với trên 20 hạt nhân văn nghệ, xã còn có 17 đội văn nghệ quần chúng cơ sở tại các xóm, 3 đội văn nghệ quần chúng tại các nhà trường. Ngoài ra, xã có 4 CLB chiêng và 3 CLB hát dân ca Mường tại các xóm Dụ 5, Dụ 6, Dụ 7A, Dụ 7B. Mỗi đội văn nghệ có từ 15 - 20 hạt nhân văn nghệ, là những người yêu thích hát, múa, biểu diễn nhạc cụ dân tộc. Các CLB, đội văn nghệ hoạt động theo phương thức xã hội hóa, tự nguyện đóng góp kinh phí, mua sắm trang thiết bị âm thanh, trang phục biểu diễn phục vụ nhiệm vụ chính trị ở địa phương và nhu cầu thưởng thức văn hóa, văn nghệ của nhân dân. Các buổi sinh hoạt của CLB chiêng, CLB hát dân ca Mường, đội văn nghệ quần chúng duy trì thường xuyên tại nhà văn hóa xóm và lồng ghép vào buổi sinh hoạt định kỳ của hội, đoàn thể. Mỗi đội văn nghệ đều có thế mạnh riêng và đa phần các tiết mục văn nghệ đều là bài hát, điệu múa truyền thống dân tộc.

 

Nói về phong trào văn nghệ quần chúng ở xã, chị Nguyễn Thị Xuân bộc bạch: ở đây, bà con coi văn nghệ quần chúng là món ăn tinh thần không thể thiếu. Các ngày lễ, tết, kỷ niệm, xã đều tổ chức giao lưu văn hóa, văn nghệ, có sự tham gia đầy đủ các đội văn nghệ của xã. Vào những dịp này, các đội văn nghệ, CLB chiêng, CLB hát dân ca Mường đều có sự chuẩn bị, tập luyện kỹ để mang đến những tiết mục hay nhất biểu diễn phục vụ nhân dân. Điểm đặc biệt và tạo sức sống cho phong trào là sự đam mê, nhiệt huyết của các nghệ nhân, diễn viên không chuyên đối với việc lưu giữ, bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc và sự đón nhận, cổ vũ nhiệt tình của nhân dân qua mỗi buổi diễn. Qua đó không chỉ giúp các đội văn nghệ có cơ hội được biểu diễn, giao lưu, học hỏi thêm kinh nghiệm mà còn góp phần nâng cao đời sống tinh thần, tạo điều kiện cho nhân dân hưởng thụ giá trị văn hóa sau những ngày lao động mệt nhọc. Thông qua đó, xã đã tuyển chọn được hạt nhân tiêu biểu, xuất sắc tham gia các hội thi, hội diễn và đạt giải cao.

 

 

                                                                   Hồng Ngọc

 

Các tin khác


Chung kết Liên hoan Tiếng hát Việt Nam - ASEAN tại Lào

Liên hoan Tiếng hát Việt Nam - ASEAN 2017, đã chính thức khép lại với đêm chung kết và trao giải vào tối 14-3, tại Thủ đô Viêng Chăn, Lào.

Trần Thị Phương Anh (Điện Biên) đăng quang Người đẹp Hoa ban năm 2017

Nằm trong khuôn khổ và được chờ đón nhất Lễ hội Hoa ban năm 2017, tối 14/3, tại Quảng trường 7/5 (TP. Điện Biên Phủ) đã chính thức diễn ra vòng chung kết cuộc thi Người đẹp Hoa ban. Tham dự buổi lễ có các đồng chí: Mùa A Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Lê Văn Quý, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BTC lễ hội.

Dân ca Mường - chất liệu quý trong sáng tác ca khúc mới

(HBĐT) - Năm 2016 diễn ra một số sự kiện quan trọng của tỉnh, tại đó, những ca khúc như Lời thương, Hòa Bình tay trong tay, Lời ru đất Mường, Hoa văn đất Mường… đã được sử dụng nhiều lần và được khán giá đánh giá cao. Đặc biệt, đáng quý khi đây đều là những ca khúc mang đậm âm hưởng, chất liệu dân ca Mường. Chất liệu dân ca Mường không chỉ góp phần giúp những sáng tác mới đạt giải cao trong các kỳ liên hoan âm nhạc mà còn giúp tác phẩm có sức sống mãnh liệt trong cuộc sống đời thường, được nhân dân yêu mến.

Huyện Lạc Sơn: Đồng bộ giải pháp nâng cao chất lượng gia đình văn hóa

(HBĐT) - Năm 2016, huyện Lạc Sơn có hơn 80% hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa. Không chỉ là số lượng mà chất lượng gia đình văn hóa được nâng lên rõ rệt. Trong những năm qua, phong trào xây dựng gia đình văn hóa trên địa bàn huyện đã trở thành phong trào sâu rộng, lan tỏa đến từng KDC thu hút đông đảo người dân tham gia.

Thác Gò Lào - kiệt tác của thiên nhiên

(HBĐT) - Với những ai đã phải lòng cảnh sắc của xã Ba Khan thơ mộng, hẳn sẽ dành những mỹ từ cho một kiệt tác thiên nhiên khác của huyện vùng cao Mai Châu, đó là thác Gò Lào, thuộc địa phận xóm Gò Lào, xã Phúc Sạn. Bất kể mùa nào trong năm, những dòng nước tươi mát trên con thác này vẫn uốn lượn “mái tóc” trắng xóa giữa trùng điệp rừng luồng xanh ngút ngàn.

 Đơn vị dẫn đầu phong trào văn nghệ - thể thao

(HBĐT) - Đồng chí Bùi Văn Đức, Giám đốc Trung tâm VH-TT Cao Phong hồ hởi cho biết: Năm 2016, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, TD-TT của huyện đã bám sát nhiệm vụ chính trị của tỉnh, huyện và của đất nước tổ chức nhiều hoạt động TD-TT, sôi nổi đạt được những kết quả khích lệ, phục vụ nhiệm vụ chính trị và phát triển KT-XH của huyện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục