(HBĐT) - Nhìn nhận rõ những hạn chế, yếu kém về công tác phát triển đô thị thể hiện ở một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhân dân thiếu ý thức chấp hành pháp luật, giữ gìn ANTT, đảm bảo ATGT, bảo vệ môi trường (BVMT), vệ sinh đường phố và nơi công cộng, tình trạng xây dựng vi phạm quy hoạch, lấn chiếm vỉa hè, lòng đường vẫn diễn ra... BCH Đảng bộ TP Hòa Bình khóa XXI đã ban hành Nghị quyết số 02,, ngày 8/5/2011 về “Xây dựng nếp sống văn minh đô thị trên địa bàn TP Hòa Bình giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020”.
Tuyến đường Chi Lăng kéo dài được đầu tư xây dựng hiện đại góp phần
tạo diện mạo mới cho bộ mặt đô thị TP Hòa Bình.
Theo đánh giá của đồng chí Phạm Xuân Kiều, Phó Bí thư TT Thành ủy, Nghị quyết số 02 ban hành được các cấp, các ngành của thành phố tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện. Kết quả bước đầu đã tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức và hành động của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội và sự đồng thuận của nhân dân trong thực hiện nếp sống văn minh đô thị (NSVMĐT). Việc chấp hành pháp luật, thực hiện quy chế quản lý đô thị luôn được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo thực hiện. Công tác đảm bảo trật tự đô thị (TTĐT) từng bước đi vào nền nếp. Hoạt động BVMT xanh - sạch - đẹp - văn minh được đông đảo cán bộ, nhân dân tham gia thực hiện. Đại bộ phận CB, CC, VC giao tiếp, ứng xử đúng mực với nhân dân...
Những năm qua, TP Hòa Bình đã thực hiện hiệu quả NSVM trong việc chấp hành các quy định về TTATGT, TTĐT. Cấp ủy, chính quyền tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT, tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm; thường xuyên giải tỏa các trường hợp lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, vi phạm hành lang ATGT, họp chợ sai quy định. Trung bình mỗi năm, thành phố ký cam kết với trên 25.000 hộ dân về chấp hành Luật giao thông. Đồng thời, chỉ đạo tuyên truyền rộng rãi các văn bản liên quan đến TTĐT; đánh số và gắn biển số nhà, lắp đặt hệ thống biển tên đường, tên ngõ góp phần tăng cường công tác quản lý đô thị. Thành phố cũng đẩy mạnh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân được cấp giấy phép xây dựng theo quy định. Đến nay tỷ lệ đất ở đô thị được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đạt trên 92%.
UBND thành phố đã ban hành các văn bản và tổ chức hội nghị hướng dẫn UBND các phường, xã thực hiện các quy định của Nhà nước về cấp phép xây dựng; niêm yết công khai hồ sơ, quy trình, thời gian và thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả một cửa hiện đại thành phố. Từ năm 2011 đến nay, ngành chức năng đã cấp 1.537 giấy phép xây dựng đảm bảo đúng quy định của Nhà nước.
Thực hiện NSVM trong giữ gìn vệ sinh, BVMT, UBND TP Hòa Bình đã ban hành “Kế hoạch hành động vì môi trường xanh - sạch - đẹp - văn minh” quy định cụ thể các hộ gia đình đổ rác thải đúng giờ, đúng nơi quy định. Các cấp, các ngành, đoàn thể luôn tuyên truyền đến nhân dân về vệ sinh cá nhân, VSMT, sử dụng nước sạch trong sinh hoạt và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, thu gom rác thải. Hiện, trên địa bàn có tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 95,3%, hộ gia đình sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh đạt 99,2%. 8/8 phường và 4/7 xã đã thu gom, vận chuyển rác thải đến khu vực xử lý; không có hiện tượng rác thải tồn đọng qua ngày. Tỷ lệ thu gom, vận chuyển rác thải đến khu xử lý đạt trên 85%. Từ năm 2011 đến nay, các xã, phường đã lắp đặt 281 thùng rác công cộng trên các trục đường; trang bị 39 xe rác đẩy tay phục vụ công tác VSMT cho các phường, xã.
Năm 2016, TP Hòa Bình triển khai thực hiện mô hình “Tuyến phố văn minh”, “Khu dân cư không rác”, bước đầu thí điểm tại phường Chăm Mát. Tổ dân phố 7, 8 được lựa chọn làm điểm triển khai mô hình này. ông Trần Thanh Bình, tổ trưởng tổ dân phố số 7 chia sẻ: Nhận thức rõ sự cần thiết triển khai mô hình “Tuyến phố văn minh”, “Khu dân cư không rác”, 63/63 hộ dân trong tổ đã ký cam kết thực hiện. Hơn 1 năm qua, cán bộ, nhân dân nêu cao ý thức tự giác chấp hành chủ trương của Đảng, Nhà nước về TTĐT, ATGT, VSMT; xây dựng cảnh quan môi trường, mỹ quan đô thị, xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh. Thực hiện mô hình, trên địa bàn không có điểm tồn lưu rác thải. 100% hộ dân đổ rác đúng giờ, đúng nơi quy định. Các hộ kinh doanh thực phẩm, ăn uống có thùng thu gom rác thải riêng. Hộ chăn nuôi không để vật nuôi chạy rông, phóng uế bừa bãi trên đường phố, không để chất thải làm ô nhiễm môi trường. Các hộ không phơi quần áo, để đồ dùng sinh hoạt trước mặt tiền nhà ở; sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh; đầu tư xây dựng công trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn... qua đó đã góp phần thiết thực đổi mới bộ mặt đô thị. Từ kết quả đạt được của mô hình, ngày, ngày 3/1/2017, UBND phường Chăm Mát đã ban hành Kế hoạch số 02 nhân rộng mô hình “Tuyến phố văn minh”, “Khu dân cư không rác” trên địa bàn phường.
Song song với tăng cường vệ sinh, BVMT, TP Hòa Bình đã tích cực thực hiện NSVM trong xây dựng cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp. Hệ thống cây xanh đường phố, hoa, cây cảnh trên các tuyến đường trục chính được quan tâm đầu tư. Đồng thời, thành phố hoàn chỉnh quy hoạch, tập trung nguồn lực để đầu tư phát triển như dự án thoát nước và xử lý nước thải, dự án Chương trình phát triển đô thị miền núi phía Bắc, các dự án về điện, nước... Năm 2016, Quảng trường Hòa Bình được hoàn thành, đưa vào sử dụng tạo cảnh quan đô thị hiện đại mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Ngoài ra, thành phố đã chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng công trình Công viên Tuổi trẻ, đầu tư hệ thống điện chiếu sáng. Hiện, trên địa bàn có trên 140 km điện chiếu sáng công cộng. Một số cơ quan đơn vị đã đầu tư hệ thống đèn trang trí tạo mỹ quan đô thị.
Những kết quả đạt được đã góp phần ổn định ANCT - TTATXH, định hướng xây dựng lối sống lành mạnh, bộ mặt đô thị khang trang, sáng - xanh - sạch - đẹp và cũng là đòn bẩy để cấp ủy, chính quyền và nhân dân tiếp tục phấn đấu đưa TP Hòa Bình phát triển nhanh; bền vững và trở thành đô thị loại II vào năm 2020.”
Thu Hiền
(HBĐT) - Năm 2016, huyện Lạc Sơn có hơn 80% hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa. Không chỉ là số lượng mà chất lượng gia đình văn hóa được nâng lên rõ rệt. Trong những năm qua, phong trào xây dựng gia đình văn hóa trên địa bàn huyện đã trở thành phong trào sâu rộng, lan tỏa đến từng KDC thu hút đông đảo người dân tham gia.
(HBĐT) - Với những ai đã phải lòng cảnh sắc của xã Ba Khan thơ mộng, hẳn sẽ dành những mỹ từ cho một kiệt tác thiên nhiên khác của huyện vùng cao Mai Châu, đó là thác Gò Lào, thuộc địa phận xóm Gò Lào, xã Phúc Sạn. Bất kể mùa nào trong năm, những dòng nước tươi mát trên con thác này vẫn uốn lượn “mái tóc” trắng xóa giữa trùng điệp rừng luồng xanh ngút ngàn.
(HBĐT) - Đồng chí Bùi Văn Đức, Giám đốc Trung tâm VH-TT Cao Phong hồ hởi cho biết: Năm 2016, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, TD-TT của huyện đã bám sát nhiệm vụ chính trị của tỉnh, huyện và của đất nước tổ chức nhiều hoạt động TD-TT, sôi nổi đạt được những kết quả khích lệ, phục vụ nhiệm vụ chính trị và phát triển KT-XH của huyện.
(HBĐT) - Ngày 10/3, tại Nhà văn hóa xóm Thăng, xã Hòa Bình (TP. Hòa Bình) đã diễn ra Lễ trao Bằng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh Đền Ba Cô Tiên - Động Thăng. Tham dự có đồng chí Bùi Ngọc Lâm, Giám đốc Sở VH,TT&DL; lãnh đạo Ban quản lý di tích tỉnh, UBND thành phố Hòa Bình, cùng đông đảo du khách và bà con nhân dân.
(HBĐT) - Ngày 10/3, Báo Hòa Bình đã phối hợp với Câu lạc bộ ảnh báo chí thuộc Hội nhà báo Việt Nam tổ chức buổi trao đổi nghiệp vụ, kỹ năng tác nghiệp trong chụp ảnh báo chí với phóng viên Báo Hòa Bình.
(HBĐT) - Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, đến cuối năm 2016, xã Ngọc Sơn (Lạc Sơn) đạt 10 tiêu chí. Còn 9 tiêu chí chưa đạt là giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, thông tin và truyền thông, thu nhập, hộ nghèo, hình thức tổ chức sản xuất, văn hóa, môi trường. Trong đó, tiêu chí về cơ sở vật chất văn hóa là tiêu chí khó thực hiện nhất. Xã để lại phấn đấu thực hiện xong vào cuối năm 2020.