(HBĐT) - Pôông pêêng… pôông khùm…, về Cao Phong không chỉ có những đồi cam vàng óng mà khắp bản, khắp Mường còn ngân vang giai điệu của tiếng chiêng. Chiêng được trân trọng gìn giữ trong mỗi nếp nhà như những vật báu để rồi không thể thiếu trong những sự kiện của mỗi người, của làng, của tỉnh.

 

Mế Bùi Thị Thin, xóm Rú 5, xã Xuân Phong (Cao Phong) dạy cháu dâu Bùi Thị Thiệp đánh chiêng.

 

 Hơn 7 năm mới có dịp thăm lại gia đình mế Bùi Thị Thin, xóm Rú 5, xã Xuân Phong. Mế hồ hởi khi nhận ra người quen và nắm tay tôi bước lên bậc thang nhà sàn. Qua tuổi 75 nhưng bước chân mế vẫn nhanh nhẹn, nụ cười đen nhánh từ phong tục nhuộm răng. Mế vẫn vậy trong trang phục truyền thống dân tộc Mường với chiếc khăn trắng và bộ xà tích bạc như bao năm trước. Mế bảo, mình là người Mường phải giữ lấy văn hoá của dân tộc. Ham mê tiếng chiêng từ thuở ấu thơ, nhiều lần đi theo các bà, các mẹ tập, 12 tuổi, mế đã có thể tấu chiêng các bài đi đường, chúc phúc… Khi đã thành thạo, mế lại cầm tay truyền dạy từ cách xách chiêng đến tiết tấu các bài, trước hết cho con cháu trong nhà rồi đến các cháu trong làng. Giờ đã có mấy đứa chắt nhưng mỗi khi nghe tiếng chiêng hội mế vẫn thấy rạo rực, phấn chấn, bước chân như nhanh hơn, khỏe hơn.

 

Nói rồi mế cầm chìa khóa mở tủ lấy ra 3 chiếc chiêng cổ. Mế kể: Đời ông của mế đã thấy những chiếc chiêng này. Hồi xưa, bữa ăn có lúc không cơm, con trâu là đầu cơ nghiệp nhưng vẫn đổi để sắm đủ bộ chiêng 12 chiếc đúc bằng đồng thau. Riêng chiếc chiêng cái phải đổi hẳn một con trâu đực đầu đàn, chiêng con cũng phải 1 con bò. Mấy năm nay, con cháu dựng vợ gả chồng ra ở riêng không có chiêng, mế đã chia để chúng học đánh, để giữ lấy văn hóa truyền thống. Mế vui vì nhiều cháu cũng biết đánh chiêng hay. 

 

Cô gái Mường Bùi Thị Thiệp ở làng bên cạnh, xóm Rú 6 cũng mê chiêng. Thuở còn chăn trâu, Thiệp cũng theo các mế đi tập chiêng, 17 tuổi đã biết đánh chiêng. Giờ Thiệp là cháu dâu của mế Thin và là một trong những hạt nhân của đội chiêng 24 người xóm Rú 5. “Được chọn tham gia lễ hội chiêng Mường tỉnh, diễu hành đường phố, biểu diễn trên sân khấu chính Lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, em vui lắm! Trưởng đoàn hẹn 5 h sáng tập trung ở xã nhưng vì háo hức, đêm nào em cũng thức dậy từ lúc 3 h. Liên tiếp 4 ngày tập ngoài thành phố mệt hơn đi làm đồng nhưng em rất phấn khởi, tự hào được góp sức nhỏ bé lập nên kỷ lục Guiness cho màn chiêng lớn nhất Việt Nam lần thứ 2, tự hào bản sắc dân tộc” - Bùi Thị Thiệp chia sẻ.

 

Ngày xuống đồng, lên nương, tối gặp nhau tập chiêng rồi duyên dáng trong mỗi dịp hội làng, hội tỉnh. Mỗi điệu chiêng tấu lên làm rộn ràng lòng người, đánh thức nụ hoa đào nở, khơi dậy niềm tự hào dân tộc để rồi cùng nhắc nhau hãy giữ gìn để tiếng chiêng mãi ngân vang. Bản Mường thiếu tiếng chiêng như mất đi hồn cốt. Vì vậy, Đảng uỷ xã Xuân Phong đã có nghị quyết về gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Năm 2009, xã lưu giữ được trên 300 chiếc chiêng, năm nay, số lượng đã tăng lên hơn 400 chiếc. Tất cả 12 xóm đều có đội chiêng và thường xuyên tham gia các lễ hội của xóm, huyện, tỉnh. Những sự kiện quan trọng, nghệ nhân Xuân Phong luôn là nòng cốt. Lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, riêng Xuân Phong có 200 tay chiêng. “Xã có thể huy động nghệ nhân tham gia đông hơn thế. Ai cũng háo hức, tự  nguyện chẳng màng đến công. Chẳng vậy mà có người không được chọn đi đã “kiện”. Có người nóng lòng được đi dự thức trắng đêm. Chiêng gắn bó với người Xuân Phong từ lúc sinh ra đến khi về với tổ tiên. Đặc biệt, ngày hội đại đoàn kết, lễ hội xuống đồng khai xuân vào ngày mùng 6 âm lịch, cùng với các trò chơi dân gian không thể thiếu tiếng chiêng”. - Anh Bùi Xuân Mạo, cán bộ văn hóa xã Xuân Phong giới thiệu.

 

Mường Thàng từ lâu đã nổi danh với việc giữ gìn và phát triển văn hóa chiêng Mường. Vì vậy nên những dịp kỷ niệm lớn của tỉnh như lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh, lễ hội chiêng Mường, đại hội TDTT… đều không thể thiếu các nghệ nhân của Cao Phong. Thấy được nguy cơ mai một các giá trị văn hoá trước những tác động của sự giao lưu, hội nhập KT -XH, trong đó có văn hóa chiêng Mường, Huyện ủy Cao Phong đã ban hành Nghị quyết số 10 ngày 28/11/2007 về phát triển du lịch, TDTT, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc giai đoạn 2007 - 2010, định hướng đến năm 2015. Nghị quyết hợp lòng dân nên đã thực sự đi vào cuộc sống. Các cấp ủy Đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã nhận thức rõ và có những giải pháp tổ chức thực hiện hiệu quả. Cơ sở vật chất, kinh phí đối với sự nghiệp văn hoá và hoạt động bảo tồn, phát huy bản sắc được tăng cường, lễ hội truyền thống được phục dựng như lễ hội Mường Thàng tại xã Dũng Phong. Được quan tâm, tuyên truyền, động viên, khích lệ, nhân dân tích cực hưởng ứng và thấy được vai trò chủ thể của mình. Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Bùi Đăng Khoa giới thiệu sẽ nhân lên niềm vui với người dân Mường Thàng: Nếu năm 2007, toàn huyện chỉ có khoảng 300 - 400 chiếc chiêng, đến nay, theo thống kê ban đầu đã có gần 3.000 chiếc tại tất cả 13 xã, thị trấn. Tại lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, huyện Cao Phong có 800/1.600 nghệ nhân tham gia. Trong đó, các xã Dũng Phong, Đông Phong, Xuân Phong… là những nòng cốt, nghệ nhân biểu diễn ở các sân khấu chính.

 

                                                                          Cẩm Lệ

 

 

 

 

Các tin khác


Dân ca Mường - chất liệu quý trong sáng tác ca khúc mới

(HBĐT) - Năm 2016 diễn ra một số sự kiện quan trọng của tỉnh, tại đó, những ca khúc như Lời thương, Hòa Bình tay trong tay, Lời ru đất Mường, Hoa văn đất Mường… đã được sử dụng nhiều lần và được khán giá đánh giá cao. Đặc biệt, đáng quý khi đây đều là những ca khúc mang đậm âm hưởng, chất liệu dân ca Mường. Chất liệu dân ca Mường không chỉ góp phần giúp những sáng tác mới đạt giải cao trong các kỳ liên hoan âm nhạc mà còn giúp tác phẩm có sức sống mãnh liệt trong cuộc sống đời thường, được nhân dân yêu mến.

Huyện Lạc Sơn: Đồng bộ giải pháp nâng cao chất lượng gia đình văn hóa

(HBĐT) - Năm 2016, huyện Lạc Sơn có hơn 80% hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa. Không chỉ là số lượng mà chất lượng gia đình văn hóa được nâng lên rõ rệt. Trong những năm qua, phong trào xây dựng gia đình văn hóa trên địa bàn huyện đã trở thành phong trào sâu rộng, lan tỏa đến từng KDC thu hút đông đảo người dân tham gia.

Thác Gò Lào - kiệt tác của thiên nhiên

(HBĐT) - Với những ai đã phải lòng cảnh sắc của xã Ba Khan thơ mộng, hẳn sẽ dành những mỹ từ cho một kiệt tác thiên nhiên khác của huyện vùng cao Mai Châu, đó là thác Gò Lào, thuộc địa phận xóm Gò Lào, xã Phúc Sạn. Bất kể mùa nào trong năm, những dòng nước tươi mát trên con thác này vẫn uốn lượn “mái tóc” trắng xóa giữa trùng điệp rừng luồng xanh ngút ngàn.

 Đơn vị dẫn đầu phong trào văn nghệ - thể thao

(HBĐT) - Đồng chí Bùi Văn Đức, Giám đốc Trung tâm VH-TT Cao Phong hồ hởi cho biết: Năm 2016, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, TD-TT của huyện đã bám sát nhiệm vụ chính trị của tỉnh, huyện và của đất nước tổ chức nhiều hoạt động TD-TT, sôi nổi đạt được những kết quả khích lệ, phục vụ nhiệm vụ chính trị và phát triển KT-XH của huyện.

Trao Bằng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh Đền Ba Cô Tiên - Động Thăng

(HBĐT) - Ngày 10/3, tại Nhà văn hóa xóm Thăng, xã Hòa Bình (TP. Hòa Bình) đã diễn ra Lễ trao Bằng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh Đền Ba Cô Tiên - Động Thăng. Tham dự có đồng chí Bùi Ngọc Lâm, Giám đốc Sở VH,TT&DL; lãnh đạo Ban quản lý di tích tỉnh, UBND thành phố Hòa Bình, cùng đông đảo du khách và bà con nhân dân.

Trao đổi nghiệp vụ ảnh báo chí

(HBĐT) - Ngày 10/3, Báo Hòa Bình đã phối hợp với Câu lạc bộ ảnh báo chí thuộc Hội nhà báo Việt Nam tổ chức buổi trao đổi nghiệp vụ, kỹ năng tác nghiệp trong chụp ảnh báo chí với phóng viên Báo Hòa Bình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục