Một mùa Cánh diều đã khép lại không trọn vẹn trong bối cảnh phim Việt còn rất nhiều chuyện ngổn ngang mà chính người làm nghề và khán giả đều nhận thấy. Sau đêm tôn vinh đáng lẽ cần sự trang trọng, nhưng rút cuộc đã để lại nhiều lùm xùm và cả những bất cập.
Lễ trao giải lộn xộn
145 phim dự thi ở 6 hạng mục, trong đó riêng phim truyện điện ảnh với 19 phim, không thể nói là con số hẻo trong bối cảnh hiện tại của nền điện ảnh Việt Nam. Tuy nhiên, bức tranh của phim điện ảnh, truyền hình lẫn các thể loại khác như hoạt hình, tài liệu - khoa học, phim ngắn... trong năm qua đã cho thấy, chúng ta đang hô hào cho nền “công nghiệp điện ảnh Việt Nam” nhưng thực chất còn quá nhiều tồn tại.
Trao giải hạng mục Nam/Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất phim truyện điện ảnh. Ảnh: Dũng Phương
Hơn 2 giờ của lễ trao giải tiếp tục bộc lộ không ít yếu kém, luộn thuộm và cả lộn xộn trong khâu tổ chức, khiến giải thưởng từng được ví von là “Oscar Việt Nam” mất đi tính trang trọng như nó cần phải có. Điển hình nhất, khi trao hạng mục giải thưởng Nam/Nữ diễn viên chính xuất sắc phim truyện truyền hình, NSƯT Minh Trang (phim Chiều ngang qua phố cũ) đã rất chưng hửng khi được mời lên sân khấu nhận giải, nhưng cuối cùng phải chấp nhận xuống tay trắng vì ban tổ chức chỉ chuẩn bị 2 kỷ niệm chương và đã trao cho diễn viên Hồng Đăng, Lã Thanh Huyền. MC Nguyên Khang sau đó phải chữa cháy bằng cách mời chị phát biểu và hứa kỷ niệm chương này sẽ được chuyển đến tận tay chị sau đó.
Khách mời và phần công bố các hạng mục giải thưởng tại Cánh diều vẫn luôn là vấn đề tồn tại từ nhiều năm nay. Nhiều NSND, các biên kịch, đạo diễn, diễn viên kỳ cựu đã được mời đến công bố giải thưởng cùng với các gương mặt trẻ đình đám, cũng nảy sinh nhiều vấn đề. Khi được mời lên sân khấu công bố giải Cánh diều vàng và Đạo diễn xuất sắc thể loại phim khoa học, diễn viên Nhật Kim Anh khiến nhiều người băn khoăn không biết giải thưởng này đã thuộc về ai sau khi cô đọc kết quả. Cuối cùng, đạo diễn phim tài liệu Lê Hồng Chương, Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh, một lần nữa phải đọc lại kết quả. Có thể thấy, các khách mời được ban tổ chức sắp xếp lên trao giải chủ yếu là lên đọc kết quả chứ ít có những chia sẻ hay tạo nên sự hài hước, dí dỏm cho chương trình. Ngay chủ nhân của các giải thưởng cũng lên sân khấu nhận giải một cách chóng vánh. Chỉ có một vài hạng mục được mời phát biểu, nhưng cũng chỉ nói dăm câu cảm ơn hay cười ngượng ngùng. Nhiều chủ nhân các giải thưởng quan trọng thì vắng mặt.
Đêm trao giải Cánh diều 2016 gặp phải sự cố mất điện ngay phần đầu chương trình và phải mất vài phút sau mới được khắc phục. Hai MC Nguyên Khang và Hồng Ánh chưa ăn ý nên trong một số trường hợp vẫn để lộ sự lúng túng. Khi trao giải Cánh diều vàng cho hạng mục Phim truyện điện ảnh (hạng mục cuối), khách mời đã đứng lên và ra về, MC mới công bố vẫn còn một tiết mục văn nghệ chào kết…
Đạo diễn trả lại giải thưởng
Ngay khi được ban tổ chức công bố Cha cõng con nhận bằng khen ở hạng mục Phim truyện điện ảnh, đạo diễn Lương Đình Dũng đã quyết định trả lại giải thưởng. Trong lá thư gửi đến cho báo chí vào rạng sáng 10-4, anh chia sẻ: “Sau khi các đoàn phim lên nhận giải Cánh diều vàng, Cánh diều bạc, tôi đã ra khu vực hàng ghế đầu nơi các giám khảo và quan khách ngồi, giới thiệu bản thân, bộ phim và trịnh trọng xin trả lại bằng khen cho ban giám khảo”.
Vị đạo diễn này cho biết, cách thể hiện khác lạ của Cha cõng con chính là nguyên nhân khiến ban giám khảo chưa tiếp cận được bộ phim một cách đầy đủ và đó là lý do anh đưa ra quyết định khá “sốc” này. Tại Cánh diều 2016, Cha cõng con được đề cử tại 3 hạng mục: Nam diễn viên chính xuất sắc (Ngô Thế Quân vai người cha), Đạo diễn xuất sắc nhất (Lương Đình Dũng) và Phim truyện điện ảnh xuất sắc. Cuối cùng, phim đã ra về với tấm bằng khen duy nhất của ban tổ chức. Trước đó, Cha cõng con đã ra mắt khán giả và nhận được nhiều phản hồi tích cực từ khán giả và báo chí. Tại buổi tọa đàm Những vấn đề của sáng tác điện ảnh và phim truyền hình hiện nay tổ chức sáng 9-4, đại diện ban giám khảo phim truyện điện ảnh và các thành viên hội đồng nghệ thuật cũng đánh giá phim được thực hiện khá tốt.
Việc trả lại bằng khen của đạo diễn đã không nhận được sự đồng tình từ phía ban tổ chức cũng như ban giám khảo. “Ai cũng cho rằng phim mình hay và khi không được giải cao thì giận dỗi, trả lại giải thưởng, như thế còn gì là sự nghiêm túc. Ban giám khảo gần 10 người, đều là những người có thâm niên làm nghề, chẳng nhẽ lại nhìn sai?! Đã là cuộc thi, đương nhiên sẽ có người thắng, người thua. Đâu thể ứng xử như trẻ con. Trả lại là việc của đạo diễn, còn giải thưởng thì vẫn giữ nguyên, không thể thay đổi”, một đại diện của ban tổ chức cho biết.
Một mùa phim thất bát
Đó là phát biểu của ông Đinh Trọng Tuấn, Tổng biên tập Tạp chí Thế giới Điện ảnh, Trưởng ban Lý luận phê bình Hội Điện ảnh Việt Nam tại tọa đàm Những vấn đề của sáng tác điện ảnh và phim truyền hình hiện nay. Đạo diễn Nguyễn Thanh Vân, Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật Hội Điện ảnh Việt Nam, cũng nhận định: “Có 3 điểm nổi cộm rất dễ nhận ra khi xem 19 phim dự giải năm nay, thứ nhất là việc bày trò để gây cười; thứ hai là lạm dụng các cảnh rượt đuổi, đánh nhau; cuối cùng là khai thác các yếu tố đồng tính. Rất thiếu các tác phẩm có tiếng nói mạnh mẽ, sâu sắc về các vấn đề xã hội, tạo ra được những xúc cảm về thân phận con người. Các đạo diễn đã không kiểm soát được cách kể chuyện, lẫn lộn giữa phim điện ảnh, sân khấu và truyền hình. Diễn viên hầu như không có cơ hội để thể hiện năng lực của mình”.
Theo NSND Đặng Xuân Hải, Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam, số lượng phim điện ảnh tăng nhanh nhưng không có nhiều tác phẩm có chiều sâu. Các tác phẩm có giá trị cao về nghệ thuật không nhiều.
TheoSGGP
(HBĐT) - Ngày 1-2/4, tại xã Mường Chiềng (Đà Bắc), Ban quản lý dự án phát triển nông thôn đa mục tiêu huyện Đà Bắc tổ chức lễ hội cầu Mường của dân tộc Tày, huyện Đà Bắc. Tham dự có lãnh đạo Sở VH,TT&DL, Sở Kế hoạch đầu tư, Học viện Dân tộc; lãnh đạo Huyện uỷ, UBND huyện Đà Bắc cùng đông đảo nhân dân xã Mường Chiềng và các xã lân cận.
Ngày 2-4 (tức 6 tháng 3 năm Đinh Dậu), tại Đền thờ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân trên núi Sim, Đền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ trên núi Vặn, thuộc Khu di tích lịch sử Đền Hùng (tỉnh Phú Thọ) đã diễn ra Lễ giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân và dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ.
(HBĐT) - Cách thành phố Hòa Bình 60 km về phía tây bắc, bản Lác, xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu nằm nép mình giữa những dãy núi. Nơi đây là điểm đến hấp dẫn của nhiều người, nhất là các bạn trẻ yêu thích vẻ đẹp thiên nhiên, văn hóa dân tộc.
(HBĐT) - Vượt qua con đường quanh co, gập ghềnh đến với chùa Khánh, xã Yên Thượng (Cao Phong), chị Phạm Mai Anh, phường Hai Bà Trưng, thành phố Phủ Lý (Hà Nam) chia sẻ: Đây là lần đầu tiên tôi đến tham quan, vãn cảnh chùa Khánh. Ngôi chùa với vẻ tĩnh lặng, uy nghiêm tọa lạc trên ngọn đồi cao nhìn xuống là những mái nhà sàn của bà con dân tộc Mường.
(HBĐT) - “Dù ai đi ngược về xuôi, Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng ba” Từ bao đời nay, trong tâm thức của mỗi người dân Việt Nam, các Vua Hùng là Quốc tổ có công dựng nên Nhà nước đầu tiên của đất nước Việt Nam, là tổ tiên chung của dân tộc và mọi người Việt Nam đều tự hào mang trong mình dòng máu “Con Lạc - cháu Hồng”. Trong di sản văn hóa dân tộc, Đền Hùng và ngày Giỗ Tổ Hùng Vương là biểu tượng của tinh thần yêu nước và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân.
Liên quan đến việc Nguyễn Thị Thành dù đã bị tước danh hiệu Á khôi 1 cuộc thi “Hoa khôi Du lịch Việt Nam 2017” nhưng vẫn tự ý sang Ai Cập dự thi “Mis Eco International”, lãnh đạo Cục Nghệ thuật biểu diễn khẳng định đó là việc làm trái quy định của pháp luật và sẽ bị xử lý nghiêm.