(HBĐT) - Đồng chí Lê Quốc Khánh, Giám đốc Thư viện tỉnh chia sẻ: Mỗi chúng ta đều hiểu rằng, đọc sách và nâng cao kỹ năng đọc sách là điều cần thiết để xây dựng một xã hội học tập và tiến bộ. Sách là tri thức, là sự hiểu biết, là cây cầu không biên giới nối kết các dân tộc lại gần nhau hơn, là công cụ để giới thiệu đất nước, con người, truyền thống của văn hóa và chia sẻ tri thức với bạn bè thế giới một cách dễ dàng, hiệu quả nhất. Tuy nhiên, một thực trạng đáng báo động trong những năm gần đây là xu hướng lười đọc sách, ngại đọc sách và sự “phai nhạt” thói quen đọc sách. Điều này là nỗi niềm của những người làm công tác thư viện và cả cộng đồng xã hội.

 

Đối tượng đọc chủ yếu là người già và thiếu nhi

 

Đến Thư viện tỉnh vào một buổi sáng trung tuần tháng 4, không khí vắng lặng. Chúng tôi chứng kiến cảnh cán bộ thư viện miệt mài với công việc quét dọn, sắp xếp lại sách. Vào sâu phía trong chỉ thấy độc giả duy nhất là người đàn ông đã ngoài 70 tuổi. Đồng chí Lê Quốc Khánh cho biết: Bây giờ, đối tượng đọc sách chủ yếu của Thư viện tỉnh là người cao tuổi - lực lượng đọc lâu năm và các em thiếu nhi. Tiêu biểu có cụ Tô Nhuận ở phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) năm nay đã ngoài 90 tuổi (trước làm    ở ngành Y), 2 vợ chồng cụ đã có 55 - 60 năm gắn bó với Thư viện. Hiện nay, các cụ vẫn khỏe, minh mẫn, tuần nào cũng mượn sách Thư viện tỉnh về nhà đọc. Không chỉ vợ chồng cụ Tô Nhuận, trên địa bàn thành phố còn khoảng hơn 10 cụ tuổi đã cao nhưng vẫn duy trì thói quen đọc sách.

 

Đông đảo học sinh và bạn đọc tham dự Giao lưu văn hóa đọc nhân ngày Sách Việt Nam 21/4 do Phòng GD &ĐT huyện Kỳ Sơn tổ chức. (ảnh: HL) 

 

Lực lượng thứ hai là các em thiếu nhi rất thích đọc sách, báo, tạp chí. Riêng đối với cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước, sinh viên thì hầu như không thấy bóng dáng đến đọc sách. Chỉ duy nhất trong năm 2016, tỉnh tổ chức cuộc thi tìm hiểu lịch sử 130 năm thành lập tỉnh, Thư viện tỉnh miễn phí thẻ bạn đọc thì lực lượng này mới xuất hiện. Kết thúc cuộc thi lại thôi. Hiện nay, Thư viện tỉnh hầu như vắng bóng bạn đọc. Nguyên nhân có nhiều nhưng chủ yếu là vì phòng đọc không đáp ứng được nhu cầu bạn đọc. Thư viện vẫn ở nhờ Trung tâm Văn hóa tỉnh, các phòng làm bằng kính nóng về mùa hè, bí về mùa đông nên không thu hút được bạn đọc đến thư viện. Mặt khác, Thư viện tỉnh cũng tạo điều kiện cho bạn đọc mượn sách về nhà… nhưng chủ yếu là mọi người mất đi đam mê đọc sách nên cũng không mặn mà.

 

Theo thống kê của Bộ VH -TT&DL, tỷ lệ sách bình quân /đầu người tại các thư viện công cộng là 0, 38 cuốn. Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, truyền thông, văn hóa đọc đã bị lấn át bởi sự lôi cuốn của việc sử dụng mạng internet và các phương tiện nghe, nhìn. Thời gian mà giới trẻ hiện nay dành nhiều là lướt facebook hay truy cập zalo  nhiều hơn thời gian đọc sách hay đi thư viện truy cứu tài liệu. Theo đồng chí Lê Quốc Khánh, thực trạng văn hóa đọc ngày càng đi xuống, lực lượng đọc phát sinh mới không nhiều. Đây cũng là thực trạng chung các thư viện của cả nước. Theo thống kê của Thư viện tỉnh, trước năm 2000, số thẻ phát hành mới trên 1.000 thẻ /năm. Đến năm 2014 - 2015, giảm còn 130 thẻ / năm. Đến năm 2016 tăng lên 267 thẻ (vì có cuộc thi tìm hiểu lịch sử 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh).

 

Sách đi tìm người

 

Hiện nay, hệ thống thư viện tỉnh ta có 1 Thư viện tỉnh, 11 thư viện cấp huyện, 2 thư viện cấp huyện trực thuộc UBND… Xác định phương châm “Sách đi tìm người”, hàng năm, Thư viện tỉnh thực hiện chương trình luân chuyển sách về các xã vùng sâu, xa, vùng đặc biệt khó khăn. Trên địa bàn tỉnh, 2 năm (2015 - 2016), tiền sách về các xã khoảng trên 200 triệu đồng. Thực hiện chương trình phối hợp giữa Bộ VH -TT&DL với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ GD &ĐT, Bộ Công an, sách cũng được luân chuyển tới các trường học, điểm bưu điện văn hóa xã, trung tâm học tập cộng đồng, trại giam, tạm giam, trường giáo dưỡng, trường dân tộc nội trú, góp phần vào phục vụ chương trình xây dựng NTM và nâng cao dân trí, mức hưởng thụ văn hóa của người dân.

 

Bên cạnh đó, Thư viện tỉnh cũng đưa sách về những điểm có nhiều thời gian nhàn rỗi như: Trung tâm Công tác xã hội, Trung tâm Dạy nghề tư thục Long Thành, trường Năng khiếu TD -TT - nơi tập trung nhiều thanh - thiếu niên có thời gian để đọc sách. Tạo điều kiện hỗ trợ xây dựng thư viện ở Công an tỉnh. Tặng sách cho các thư viện, trung tâm học tập cộng đồng các xã. Các chương trình, cuộc thi lớn miễn phí làm thẻ bạn đọc. Tăng cường tuyên truyền, giới thiệu về sách mới. Cải cách thủ tục làm thẻ, tạo điều kiện thuận lợi cho bạn đọc. Đặc biệt, nhân Ngày sách và bản quyền thế giới 23/4 và Ngày sách Việt Nam 21/4 hàng năm, các ngành, hệ thống thư viện cơ quan, trường học tổ chức nhiều hoạt động lễ hội giới thiệu sách. Năm nay, các ngành, đơn vị cũng triển khai nhiều hoạt động khá rầm rộ như: Phòng GD &ĐT huyện Kỳ Sơn tổ chức điểm Giao lưu văn hóa đọc nhân ngày sách Việt Nam 21/4; Sở TT &TT phối hợp với UBND huyện Tân Lạc tổ chức Ngày hội sách Việt Nam lần thứ 3 tại huyện Tân Lạc; Sở VH -TT&DL phối hợp với UBND huyện Lạc Sơn tổ chức Ngày sách và văn hóa đọc năm 2017… Hy vọng với những việc làm cụ thể, sách sẽ đến gần hơn với bạn đọc.

 

                                                                           H.L

 

Các tin khác


NSƯT Duy Thanh: ''Người xấu'' được yêu mến

Khán giả màn ảnh nhớ nhiều đến Duy Thanh ở những vai phản diện. Nhớ và yêu mến ông vì hiểu được đằng sau những vai diễn thành công là nỗ lực không ngừng của người nghệ sĩ tâm huyết với nghề.

Thu hồi văn bản dừng phát hành năm bài hát trước năm 1975

Ngày 15-4, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thông báo, cơ quan này đã có văn bản vào ngày 14-4 yêu cầu Cục Nghệ thuật Biểu diễn thu hồi văn bản dừng lưu hành năm bài hát sáng tác trước năm 1975 đã được cấp phép phổ biến gồm "Cánh thiệp đầu xuân", tác giả Lê Dinh - Minh Kỳ; ''Rừng xưa", tác giả Lam Phương; "Chuyện buồn ngày xuân", tác giả Lam Phương; "Con đường xưa em đi", tác giả Châu Kỳ-Hồ Đình Phương và "Đừng gọi anh bằng chú", ghi tên tác giả An Diên.

Lăng Sương - nơi đất thiêng sinh thánh

(HBĐT) - Nếu không được cụ Phạm Tiến Thi, chủ tế đền Lăng Sương (xã Trung Nghĩa, Thanh Thuỷ, Phú Thọ) dẫn giải và nhất là được nhìn tận mắt, sờ tận tay những hiện vật linh thiêng trong truyền thuyết, tôi không tin đây là nơi sinh thành Đức thánh Tản Viên được coi là vị thần “Thượng đẳng tối linh” đứng đầu “Tứ bất tử” trong tín ngưỡng dân gian thờ thần của người Việt.

Hội Nhạc sĩ Việt Nam gửi kiến nghị về 5 ca khúc đang bị cấm lưu hành

“Các bài hát này không có vấn đề gì, âm nhạc và ca từ theo dòng nhạc phổ biến lúc bấy giờ tại các đô thị miền Nam, dễ hát, dễ nghe, dễ thuộc”.

Khai mạc Ngày Sách Việt Nam tỉnh Hoà Bình lần thứ 3 năm 2017

(HBĐT) - Ngày 14/4, tại trường phổ thông Dân tộc nội trú – Trung học cơ sở huyện Tân Lạc, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với UBND huyện Tân Lạc tổ chức khai mạc Ngày Sách Việt Nam tỉnh Hoà Bình lần thứ 3 năm 2017.

Cục Nghệ thuật Biểu diễn giải thích vụ dừng lưu hành một số bài hát

Ngày 12-4, tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, ông Đào Đăng Hoàn, Cục phó Cục Nghệ thuật Biểu diễn đã đưa ra những giải thích cho việc dừng lưu hành một số bài hát trong đó có “Nối vòng tay lớn” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục