Ngày 12-4, tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, ông Đào Đăng Hoàn, Cục phó Cục Nghệ thuật Biểu diễn đã đưa ra những giải thích cho việc dừng lưu hành một số bài hát trong đó có “Nối vòng tay lớn” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và em gái Trịnh Vĩnh Trinh.
Ông Đào Đăng Hoàn cho biết, ngày 22-3-2017, Cục đã có quyết định gửi tất cả các sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu thu hồi năm bài hát “Cánh thiệp đầu xuân” (Lê Dinh - Minh Kỳ), “Rừng xưa” (Lam Phương), “Chuyện buồn ngày xuân” (Lam Phương), “Đừng gọi anh bằng chú” (Diên An) và “Con đường xưa em đi” (Châu Kỳ - Hồ Đình Phương). Việc này theo như ông Đào Đăng Hoàn giải thích là từ Sở Văn hóa và Thể thao TP Hồ Chí Minh đưa lên, sau khi phân cấp cho quản lý cho Sở theo nghị định 79, vì vấn đề liên quan đến bản gốc. Ban đầu Sở đề nghị 10 bài vì cho rằng có vấn đề, sau đó chúng tôi đã thảo luận rất nhiều lần và xác định trước hết phải dừng lưu hành năm bài”. Ông Đào Đăng Hoàn cũng cho rằng, có ý kiến yêu cầu phải công khai danh sách các bài hát bị cấm để công chúng được biết, điều này không thể thực hiện được ngay vì Cục không thể thu thập được tất cả các bài hát được sáng tác ở miền nam thời kỳ trước năm 1975, những bài người nước ngoài sáng tác, hoặc những bài mới sáng tác. “Chỉ khi các đơn vị biểu diễn xin phép, chúng tôi mới thẩm định và cấp phép được. Không thể tự tạo ra một danh sách các bài hát để cấm được. Tính từ năm 1989, đến nay Cục đã cấp phép cho khoảng hơn 2.000 bài hát sáng tác trước năm 1975 và của tác giả định cư ở nước ngoài. Còn rất nhiều bài khác, không phải là không cấp phép, mà chưa cấp phép, vì không thông qua các chương trình biểu diễn”. “Ngay cả một số bài hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn như “Ca dao mẹ”, “Huế - Sài Gòn – Hà Nội”, “Đêm thấy ta là thác đổ” đã được biểu diễn trong rất nhiều chương trình lớn, nhưng cũng chưa được cấp phép vì không có ai xin phép cả” – ông Đào Đăng Hoàn nói. Cục phó Cục Nghệ thuật Biểu diễn Đào Đăng Hoàn cũng cho biết, sau này việc cấp phép rà soát vấn đề bản quyền trước, vì “biết đâu sau này có thể có những nhạc sĩ giữ bản quyền có những bài hát mà họ không muốn phổ biến”. Về năm bài hát hát “Cánh thiệp đầu xuân” (Lê Dinh-Minh Kỳ), “Rừng xưa” (Lam Phương), “Chuyện buồn ngày xuân” (Lam Phương), “Đừng gọi anh bằng chú” (Diên An) và “Con đường xưa em đi” (Châu Kỳ-Hồ Đình Phương), ông Đào Đăng Hoàn cho biết Cục Nghệ thuật Biểu diễn đã có quyết định số 20 ngày 22-3-2017 thu hồi 5 bài hát vì lý do chưa xác định được bản gốc. * Ngay trong chiều 12-4, Cục Nghệ thuật Biểu diễn đã ban hành Giấy phép số 205/GP- NTBD về việc cho phép phổ biến tác phẩm sáng tác trước năm 1975 và của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, trong đó, ca khúc "Nối vòng tay lớn" của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã được cấp phép dựa trên đề nghị kèm theo hồ sơ ngày 28-3-2017 của Trường đại học Y dược Huế về việc cấp giấy phép phổ biến tác phẩm sáng tác trước năm 1975, căn cứ Biên bản thẩm định của Hội đồng nghệ thuật ngày 11-4-2017 và đề nghị của Trưởng phòng Quản lý Băng đĩa, ca khúc "Nối vòng tay lớn", tác giả Trịnh Công Sơn - tác phẩm sáng tác trước năm 1975, được phép phổ biến trên toàn quốc. Cục Nghệ thuật Biểu diễn đề nghị Đại học Y dược Huế và các tổ chức cá nhân có liên quan thực hiện đúng nội dung Giấy phép và các quy định tại Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 5-10-2012 của Chính phủ về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu; Nghị định 15 (Nghị định số 15/2016/NĐ-CP ngày 15-3-2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 79/2012/NĐ-CP; Thông tư số 01/2016/TT-BVHTTDL ngày 24-3-2016, Thông tư số 10/2016/TT- BVHTTDL của Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch và quy định pháp luật có liên quan. |
TheoNhandan
(HBĐT) - Nhắc đến những đặc trưng trong văn hóa ẩm thực người Mường, người ta vẫn thường nói: “Cơm đồ, nhà gác, nước vác, lợn thui…” nhưng ít ai nghe câu: “Rạo thiêu, cá náng (nướng), tháng rộng, ngày dài”. ý nói, rượu “thiêu” ngon, thức nhắm ngon mà tháng thì rộng, ngày còn dài lắm, ý chủ nhà muốn níu chân khách quý. Rượu thiêu (rượu đồ) là loại rượu đặc biệt từ mùi vị, hương thơm, cách làm cho đến cách thưởng thức và cách sử dụng...
(HBĐT) - Ngày 5/4, Sở VH,TT&DL tổ chức phát động cuộc thi Viết bài thuyết minh giới thiệu về các điểm đến hấp dẫn trên địa bàn tỉnh và Cuộc thi ảnh đẹp du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2017.
(HBĐT) - Ngày 1-2/4, tại xã Mường Chiềng (Đà Bắc), Ban quản lý dự án phát triển nông thôn đa mục tiêu huyện Đà Bắc tổ chức lễ hội cầu Mường của dân tộc Tày, huyện Đà Bắc. Tham dự có lãnh đạo Sở VH,TT&DL, Sở Kế hoạch đầu tư, Học viện Dân tộc; lãnh đạo Huyện uỷ, UBND huyện Đà Bắc cùng đông đảo nhân dân xã Mường Chiềng và các xã lân cận.
Ngày 2-4 (tức 6 tháng 3 năm Đinh Dậu), tại Đền thờ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân trên núi Sim, Đền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ trên núi Vặn, thuộc Khu di tích lịch sử Đền Hùng (tỉnh Phú Thọ) đã diễn ra Lễ giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân và dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ.
(HBĐT) - Cách thành phố Hòa Bình 60 km về phía tây bắc, bản Lác, xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu nằm nép mình giữa những dãy núi. Nơi đây là điểm đến hấp dẫn của nhiều người, nhất là các bạn trẻ yêu thích vẻ đẹp thiên nhiên, văn hóa dân tộc.
(HBĐT) - Vượt qua con đường quanh co, gập ghềnh đến với chùa Khánh, xã Yên Thượng (Cao Phong), chị Phạm Mai Anh, phường Hai Bà Trưng, thành phố Phủ Lý (Hà Nam) chia sẻ: Đây là lần đầu tiên tôi đến tham quan, vãn cảnh chùa Khánh. Ngôi chùa với vẻ tĩnh lặng, uy nghiêm tọa lạc trên ngọn đồi cao nhìn xuống là những mái nhà sàn của bà con dân tộc Mường.