“Các bài hát này không có vấn đề gì, âm nhạc và ca từ theo dòng nhạc phổ biến lúc bấy giờ tại các đô thị miền Nam, dễ hát, dễ nghe, dễ thuộc”.

 

Hội Nhạc sĩ Việt Nam vừa mới gửi công văn cho Hội đồng Lý luận, phê bình Văn học Nghệ thuật Trung ương kiến nghị về vấn đề 5 ca khúc ra đời trước 1975 đang bị cấm lưu hành, phổ biến.

 

"Cánh thiệp đầu xuân" là một trong những ca khúc đang bị cấm lưu hành hiện nay do bị cho là sai lời, tên tác giả.

Công văn cho biết: “Ngày 11 tháng 4 năm 2017, Hội Nhạc sĩ Việt Nam nhận được công văn số 34-CV/HĐ ngày 10 tháng 4 năm 2017 của Hội đồng Lý luận, phê bình Văn học Nghệ thuật Trung ương về việc Cục Nghệ thuật Biểu diễn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành văn bản yêu cầu tạm dừng lưu hành 5 ca khúc (Cánh thiệp đầu xuân, Rừng xưa, Chuyện buồn ngày xuân, Con đường xưa em đi, Đừng gọi anh bằng chú) sáng tác trước năm 1975. Hội nhạc sĩ đã triệu tập cuộc họp đại diện Ban Thường vụ, ban chấp hành, Hội đồng Nghệ thuật và tham khảo ý kiến của một số nhạc sĩ lão thành”.

 

Công văn của Hội Nhạc sĩ Việt Nam gửi Hội đồng Lý luận phê bình Văn học Nghệ thuật Trung ương.

5 ca khúc nêu trên nằm trong danh mục bài hát sáng tác trước năm 1975. Đối chiếu với Điều 3 của Quyết định số 47/2004-QĐ-BVHTT: Các hành vi bị nghiêm cấm và Điều 6 của Nghị định số 79/2012/NĐ-CP: Những quy định cấm thì 5 tác phẩm kể trên không vi phạm những quy định mà Nhà nước đã đề ra và trên thực tế cả 5 bài hát đã được cấp phép biểu diễn. Sau khi thẩm định bản nhạc gốc của 4 tác giả (riêng bài Chuyện buồn ngày xuân của tác giả Lam Phương chỉ có lời ca, không có bản nhạc), chúng tôi nhận thấy: về nội dung các bài hát này không có vấn đề gì, âm nhạc và ca từ theo dòng nhạc phổ biến lúc bấy giờ tại các đô thị miền Nam, dễ hát, dễ nghe, dễ thuộc.

Bàn về việc Cục NTBD, Bộ VHTT-DL quyết định thu hồi 5 ca khúc trên với lý do: ca từ và tác giả sáng tác các bài hát trên chưa đảm bảo đúng quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ, vi phạm quyền tác giả và quyền liên quan, Hội Nhạc sĩ VN cho rằng: “Về ca từ (dị bản) do Cục NTBD gửi kèm theo Quyết định số 20/QĐ-NTBD (và còn những dị bản trôi nổi khác), nhận thấy trong mỗi bài hát đã bị chỉnh sửa từ 1 đến 3 câu (trong trường hợp tổ chức, cá nhân không xin phép tác giả và không được tác giả đồng ý sửa lời) thì coi như là vi phạm Luật sở hữu trí tuệ. Với hành vi vi phạm quyền tác giả và quyền liên quan thì cơ quan chức năng nên xử lý đối với tổ chức, cá nhân vi phạm cụ thể.

 

Quyết định tạm dừng lưu hành 5 ca khúc ra đời trước 1975, trong đó có "Con đường xưa em đi" đã gây nên nhiều bức xúc trong dư luận.

Việc xác định văn bản gốc bài hát của các tác giả trước 1975 là việc làm cần thiết. Đơn vị có thẩm quyền cấp phép cần phối hợp với Trung tâm Bản Quyền tác giả Âm nhạc của Hội Nhạc sĩ Việt Nam để làm cơ sở đối chiếu với những dị bản phát sinh.

Vì không thể sưu tầm hết các bản gốc của các bài hát trước 1975 (ước tính có hàng ngàn bài), để cấp phép theo từng đợt như vẫn làm, vì thế, nên giao các Sở VHTT-DL các tỉnh, thành tự chịu trách nhiệm thẩm định trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Việc xét, thẩm định các bài hát trước 1975 cần thiết có sự phối hợp với cơ quan chuyên môn âm nhạc là Hội Nhạc sĩ Việt Nam và Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam, có thể tham khảo ý kiến của các tác giả hoặc đại diện gia đình của các tác giả.

Khuyến cáo đối với các tổ chức, cá nhân sử dụng các tác phẩm trước năm 1975, đặc biệt là các tác phẩm của các nhạc sĩ quá cố, không nên tự ý sửa lời khi chưa có sự đồng ý của tác giả hoặc người đại diện của cố tác giả.

Hội Nhạc sĩ Việt Nam cho rằng trong tình hình hiện nay, các cơ quan có thẩm quyền trong lĩnh vực văn hóa cần cân nhắc cẩn trọng, kỹ lưỡng trong việc thẩm định trước khi đưa ra những quyết định trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, tránh những sự hiểu lầm, những suy diễn không có lợi trong đời sống văn nghệ, nhằm góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, thực hiện tốt chính sách hòa giải, hòa hợp dân tộc của Đảng và Nhà nước đề ra./.

 

                                     

                                            TheoVOV.VN

Các tin khác


Thể Lệ Cuộc thi viết bài thuyết trình giới thiệu về các điểm đến hấp dẫn trên địa bàn tỉnh Hòa Bình năm 2017

(HBĐT) - I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 1. Mục đích: - Nhằm khuyến khích mọi người tìm hiểu, trải nghiệm và viết các bài thuyết minh giới thiệu về giá trị di sản văn hoá các dân tộc; các di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh đẹp; các khu, tuyến, điểm du lịch hấp dẫn trên địa bàn tỉnh để quảng bá, giới thiệu cho khách thăm quan du lịch khi đến Hoà Bình.

Ngày hội thể thao – văn nghệ công nhân lao động KCN Bờ trái Sông Đà

(HBĐT) - Ngày 9/4, Công đoàn các KCN tỉnh đã tổ chức ngày hội thể thao - văn nghệ hưởng ứng “Tháng công nhân” và triển khai “Tháng hành động VSATLĐ” năm 2017 tại KCN Bờ trái Sông Đà. Tới dự có đồng chí Đinh Văn Dực, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo LĐLĐ tỉnh, BQL các KCN tỉnh, đại diện lãnh đạo các DN và hơn 1.000 vận động viên, diễn viên, cổ động viên là công nhân lao động KCN Bờ trái Sông Đà.

Đặc sản rượu “thiêu” của người Mường

(HBĐT) - Nhắc đến những đặc trưng trong văn hóa ẩm thực người Mường, người ta vẫn thường nói: “Cơm đồ, nhà gác, nước vác, lợn thui…” nhưng ít ai nghe câu: “Rạo thiêu, cá náng (nướng), tháng rộng, ngày dài”. ý nói, rượu “thiêu” ngon, thức nhắm ngon mà tháng thì rộng, ngày còn dài lắm, ý chủ nhà muốn níu chân khách quý. Rượu thiêu (rượu đồ) là loại rượu đặc biệt từ mùi vị, hương thơm, cách làm cho đến cách thưởng thức và cách sử dụng...

Phát động các cuộc thi Viết bài thuyết minh giới thiệu về các điểm đến hấp dẫn và Cuộc thi ảnh đẹp du lịch Hòa Bình

(HBĐT) - Ngày 5/4, Sở VH,TT&DL tổ chức phát động cuộc thi Viết bài thuyết minh giới thiệu về các điểm đến hấp dẫn trên địa bàn tỉnh và Cuộc thi ảnh đẹp du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2017.

Phục dựng Lễ hội cầu Mường của dân tộc Tày

(HBĐT) - Ngày 1-2/4, tại xã Mường Chiềng (Đà Bắc), Ban quản lý dự án phát triển nông thôn đa mục tiêu huyện Đà Bắc tổ chức lễ hội cầu Mường của dân tộc Tày, huyện Đà Bắc. Tham dự có lãnh đạo Sở VH,TT&DL, Sở Kế hoạch đầu tư, Học viện Dân tộc; lãnh đạo Huyện uỷ, UBND huyện Đà Bắc cùng đông đảo nhân dân xã Mường Chiềng và các xã lân cận.

Giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân, dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ

Ngày 2-4 (tức 6 tháng 3 năm Đinh Dậu), tại Đền thờ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân trên núi Sim, Đền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ trên núi Vặn, thuộc Khu di tích lịch sử Đền Hùng (tỉnh Phú Thọ) đã diễn ra Lễ giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân và dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục