(HBĐT) - Sáng 21/4, Bảo tàng tỉnh tổ chức khai trương Phòng trưng bày chuyên đề “Chủ tịch Hồ Chí Minh với tỉnh Hòa Bình”. Dự khai trương có đồng chí Đinh Văn Dực, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh, các huyện Kỳ Sơn, Cao Phong, Kim Bôi, Tân Lạc, thành phố Hòa Bình và trên 100 giáo viên, học sinh trường PTTH Công Nghiệp.
Đồng chí Đinh Văn Dực, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành, huyện, thành phố cắt bằng khai trương phòng trưng bày.
Phát biểu khai mạc phòng trưng bày, đồng chí Bùi Ngọc Lâm, Giám đốc Sở VH- TT&DL tỉnh khẳng định: Việc tổ chức khai trương phòng trưng bày chuyên đề “Chủ tịch Hồ Chí Minh với tỉnh Hòa Bình” tại Bảo tàng tỉnh là hoạt động thiết thực chào mừng ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 30/4, ngày Quốc tế lao động 1/5, ngày Quốc tế Bảo tàng 18/5, ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh 19/5, kỷ niệm 70 năm ngày Bác Hồ lần đầu tiên về thăm tỉnh Hòa Bình (1947- 2017). Thông qua các tài liệu, hiện vật tại phòng trưng bày góp phần khẳng định tình cảm, sự quan tâm của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình, cũng như tình cảm của tỉnh Hòa Bình đối với Bác. Góp phần cung cấp tư liệu lịch sử khoa học cho công tác nghiên cứu lịch sử cách mạng của tỉnh, khơi dậy lòng tự hào, phát huy truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ…
Các đại biểu và học sinh trường THPT Công Nghiệp thăm Phòng trưng bày chuyên đề “Chủ tịch Hồ Chí Minh với tỉnh Hòa Bình”
Phòng trưng bày có khoảng trên 100 tài liệu hiện vật về 4 lần tỉnh Hòa Bình vinh dự được đón Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm. Lần thứ nhất vào tháng 2/1947, Bác thăm Nhà máy In tiền đầu tiên của chính quyền cách mạng, thăm chợ Chi Nê, huyện Lạc Thủy. Lần thứ 2 vào tháng 10/1958, Bác thăm và nói chuyện tại trường Cán bộ Hợp tác hóa Nông nghiệp của tỉnh tại Bến Ngọc, Kỳ Sơn, trên đường về Bác vào thăm Tập đoàn sản xuất Chí Hòa tại huyện Lương Sơn. Lần thứ 3 vào năm 1962, Bác tới thăm trường Thanh niên Lao động xã hội chủ nghĩa Hòa Bình (nay là trường Dân tộc Nội trú tỉnh). Lần thứ 4 vào tháng 9/1964, Bác tới thăm Huyện ủy Kim Bôi. Ngoài 4 lần về thăm, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn nhiều lần gửi thư thăm hỏi, khen ngợi, động viên quân và dân tỉnh Hòa Bình trong chiến đấu và sản xuất.
PV
(HBĐT) - Sáng 18/4, UBND thành phố Hòa Bình tổ chức Lễ đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh Đền và Đình Thịnh Lang. Đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tới dự. Dự buổi lễ còn có lãnh đạo Sở VH,TT&DL, TT&TT, đông đảo nhân dân trên địa bàn phường Thịnh Lang, thành phố Hòa Bình.
Khán giả màn ảnh nhớ nhiều đến Duy Thanh ở những vai phản diện. Nhớ và yêu mến ông vì hiểu được đằng sau những vai diễn thành công là nỗ lực không ngừng của người nghệ sĩ tâm huyết với nghề.
Ngày 15-4, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thông báo, cơ quan này đã có văn bản vào ngày 14-4 yêu cầu Cục Nghệ thuật Biểu diễn thu hồi văn bản dừng lưu hành năm bài hát sáng tác trước năm 1975 đã được cấp phép phổ biến gồm "Cánh thiệp đầu xuân", tác giả Lê Dinh - Minh Kỳ; ''Rừng xưa", tác giả Lam Phương; "Chuyện buồn ngày xuân", tác giả Lam Phương; "Con đường xưa em đi", tác giả Châu Kỳ-Hồ Đình Phương và "Đừng gọi anh bằng chú", ghi tên tác giả An Diên.
(HBĐT) - Nếu không được cụ Phạm Tiến Thi, chủ tế đền Lăng Sương (xã Trung Nghĩa, Thanh Thuỷ, Phú Thọ) dẫn giải và nhất là được nhìn tận mắt, sờ tận tay những hiện vật linh thiêng trong truyền thuyết, tôi không tin đây là nơi sinh thành Đức thánh Tản Viên được coi là vị thần “Thượng đẳng tối linh” đứng đầu “Tứ bất tử” trong tín ngưỡng dân gian thờ thần của người Việt.
“Các bài hát này không có vấn đề gì, âm nhạc và ca từ theo dòng nhạc phổ biến lúc bấy giờ tại các đô thị miền Nam, dễ hát, dễ nghe, dễ thuộc”.
(HBĐT) - Ngày 14/4, tại trường phổ thông Dân tộc nội trú – Trung học cơ sở huyện Tân Lạc, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với UBND huyện Tân Lạc tổ chức khai mạc Ngày Sách Việt Nam tỉnh Hoà Bình lần thứ 3 năm 2017.