(HBĐT) - Bộ phim "Cô gái đến từ hôm qua” vừa nhận lời mời tham dự Liên hoan phim quốc tế giả tưởng Bucheon (Bucheon International Fantastic Film Festival - BIFAN) lần thứ 21, diễn ra từ ngày 13 đến 23-7 tại Bucheon, Hàn Quốc. Bộ phim sẽ có lần công chiếu đầu tiên tại BIFAN 2017 trước khi ra mắt khán giả Việt Nam.
BIFAN là một liên hoan phim chuyên trình chiếu và giới thiệu phim thuộc những thể loại đặc thù và có phần độc đáo. Tại BIFAN năm nay, "Cô gái đến từ hôm qua” tham gia trình chiếu tại hạng mục World Fantastic Blue - hạng mục giới thiệu những bộ phim quốc tế thuộc các thể loại từ khoa học viễn tưởng đến giả tưởng, hài hước và tâm lý mà các khán giả yếu tim vẫn có thể thưởng thức.
Mặc dù đây không phải là hạng mục tranh giải nhưng Ban tổ chức BIFAN 2017 sẽ vẫn lựa chọn các phim Châu Á trong World Fantastic Blue để trao giải thưởng NETPAC (Hệ thống phát triển điện ảnh Châu Á).
Được chuyển thể từ truyện dài của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, "Cô gái đến từ hôm qua” không đơn thuần là một bộ phim học trò lãng mạn, hài hước mà còn thu hút khán giả bởi các trường đoạn giả tưởng độc đáo. Đạo diễn Phan Gia Nhật Linh từng chia sẻ, những trường đoạn giả tưởng hấp dẫn sẽ xuất hiện xuyên suốt bộ phim, trở thành điểm nhấn đặc biệt của phiên bản điện ảnh "Cô gái đến từ hôm qua”, mang câu chuyện tình ngốc nghếch của Thư vượt ra khỏi những trang sách của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Đây cũng chính là lý do "Cô gái đến từ hôm qua” được mời đến BIFAN.
Được tổ chức lần đầu vào năm 1997, đến nay Liên hoan phim BIFAN đã nhanh chóng trở thành một liên hoan phim uy tín và trở thành biểu tượng của thành phố Bucheon. Hàng năm, BIFAN giới thiệu khoảng 300 bộ phim thuộc các thể loại đặc thù đến từ khắp nơi trên thế giới và đã mang đến khởi đầu thành công cho không ít dự án điện ảnh.
Theo báo HaNoiMoi
(HBĐT) - Ngày 26/6, tại Cảng du lịch Thung Nai, xã Thung Nai (Cao Phong), Sở VH,TT&DL đã tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ du lịch cho người điều khiển phương tiện thủy nội địa và nhân viên phục vụ trên tàu, thuyền vận chuyển khách du lịch khu vực Hồ Hòa Bình.
Kẹp Hạt Dẻ là tên gọi tủ sách do một nhóm dịch giả yêu văn chương và yêu trẻ em thực hiện, lấy cảm hứng từ một kiệt tác văn học thiếu nhi thế giới. Tủ sách này đã và đang mang đến cho các em nhỏ Việt Nam một kho tác phẩm lừng danh của các tác giả nước ngoài được các bạn đọc nhỏ tuổi mến mộ.
(HBĐT) - Lễ hội đánh cá suối tháng 3 là lễ hội truyền thống của người dân xã Lỗ Sơn, huyện Tân Lạc. Sau lễ "Khai hạ” khởi đầu cho một năm sẽ diễn ra lễ hội xuống đồng thu chiêm, làm vụ mùa nay đổi thành lễ hội "Đánh bắt cá suối truyền thống tháng 3”. Lễ hội được hình thành và phát triển từ xa xưa nhằm mục đích tuyên truyền sâu rộng tới người dân về việc bảo vệ môi trường sinh thái, tài nguyên thiên nhiên; nghiêm cấm các hình thức đánh cá như nổ mìn, xung điện…
(HBĐT) - Thủy điện Hòa Bình là điểm đến thăm quan không thể bỏ qua trong chuỗi hành trình khám phá hồ sông Đà. Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình còn là điểm tham quan du lịch hấp dẫn đối với du khách. Đến nhà máy Thủy điện, du khách được giới thiệu thăm quan các tổ máy phát điện, dâng hương tại Tượng đài Bác Hồ, thăm nhà truyền thống nơi lưu giữ bức thư thế kỷ gửi thế hệ mai sau và đài tưởng niệm những công nhân Việt Nam và chuyên gia Liên Xô hy sinh trên công trình thuỷ điện để hiểu thêm và trân trọng giá trị lịch sử và những cố gắng xây dựng công trình thủy điện Hòa Bình.
(HBĐT) - Sông Đà với tên gọi khác là sông Bờ, sông Đen (cách gọi của châu âu) có 543/910 km chảy trên đất Việt Nam. Sông chảy qua các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình và Phú Thọ. Thật may mắn cho thành phố Hòa Bình có dòng sông Đà uốn lượn chảy qua, tô điểm và làm mát lành thành phố qua những thăng trầm của lịch sử, thời gian..
(HBĐT) - Đi bất cứ nơi đâu trên mảnh đất hình chữ S thân yêu, trong tôi đều có những cảm nhận khó tả. Khi là những phong cảnh hùng vĩ đẹp đến nao lòng, khi lại là miền quê trù phú, thơ mộng hay chút tình của những con người nơi mình đặt chân đến.