(HBĐT) - Nhắc đến những người có đóng góp trong việc bắc nhịp cầu văn học Việt - Nga, không thể không nhắc đến nhà văn, dịch giả Hoàng Thúy Toàn, người đã dành cả cuộc đời cho sự nghiệp dịch thuật văn học Nga. éã ở độ tuổi gần 80, nhà dịch giả vẫn nặng lòng với công việc, cần mẫn, say mê lao động với mong muốn giữ cho ngọn lửa tình yêu đối với văn học Nga luôn cháy mãi trong lòng những người bạn Việt Nam.
Đối với những thế hệ người Việt Nam đi trước, nhất là những người có cơ hội sinh sống và học tập tại xứ sở bạch dương, nền văn hóa LB Nga luôn là một điều rất đỗi gắn bó và thân thuộc. Dịch giả Hoàng Thúy Toàn xúc động bày tỏ: "Từng may mắn có thời gian dài học tập tại Nga, một thời tuổi trẻ và quá trình trưởng thành của chúng tôi đã gắn bó sâu đậm với đất nước, con người nơi đây. Có thể nói, tâm hồn chúng tôi không chỉ được nuôi dưỡng bằng văn hóa dân tộc mà còn bằng nguồn văn hóa vĩ đại của nước Nga, đặc biệt là nền văn học với những cái tên tiêu biểu như éốt-xtôi-ép-xki, Goóc-ki, Pu-skin”.
Không chỉ riêng nền văn học Nga, con người Nga cũng để lại những ấn tượng khó phai và nuôi dưỡng mạch nguồn cảm xúc cho không ít nghệ sĩ, nhà văn, dịch giả Việt Nam. Dịch giả Thúy Toàn bộc bạch, người Nga giản dị, hồn hậu và rất chan hòa. ông không thể quên hình ảnh những thầy giáo, cô giáo Nga luôn quan tâm, chỉ bảo tận tình về chuyện học cũng như chuyện nghề cho học trò của mình. Những nhà giáo Nga ấy luôn là những tấm gương sáng cho các thế hệ học trò Việt Nam và quốc tế noi theo.
Một góc lưu niệm "Văn học Nga ở Việt Nam” của dịch giả Thúy Toàn.
Hàng chục năm gắn bó với nền văn học Nga, dịch giả Thúy Toàn đã để lại dấu ấn đậm nét trong lòng bạn đọc Việt Nam với các tác phẩm tiêu biểu như: Những con ngựa thồ, Không phải của riêng ai, Những con đường… Tên tuổi của ông cũng gắn với những bản dịch thơ Pu-skin trữ tình, giàu nhạc điệu, gần gũi với các thế hệ độc giả Việt Nam. Ngày 4/11/2010, tại điện Crem-li, dịch giả Thúy Toàn đã vinh dự được Tổng thống Nga é.Mét-vê-đép trao tặng Huân chương Hữu nghị vì những đóng góp to lớn cho việc quảng bá văn học, văn hóa Nga tới công chúng Việt Nam.
Vì tình yêu văn học Nga, ông đã khai trương Nhà lưu niệm "Văn học Nga ở Việt Nam” tại làng Chợ Giầu (nay là khu phố Phù Lưu), thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Nép mình trong lòng làng quê thanh bình, êm ả, nhà lưu niệm là nơi dịch giả Thúy Toàn gửi gắm tình yêu vô hạn dành cho văn hóa, văn học Nga. ý tưởng hình thành một công trình để lưu giữ "chút gì đó quý giá cho thế hệ mai sau” vốn được dịch giả ấp ủ từ lâu.
Ông từng bộc bạch: "Chỉ với sức của riêng mình, không biết bao giờ tôi mới thực hiện được ước mơ đó. Nhờ có quê hương tạo điều kiện để từng bước hình thành và hoàn thiện, ngôi nhà lưu niệm mới có thể mở rộng cửa đón mọi người dân yêu thích văn học Nga”. Nhà lưu niệm gồm các tư liệu, sách, báo, tranh, ảnh, ấn phẩm, kỷ vật… về quan hệ giao lưu văn hóa, văn học Việt Nam - Liên Xô (trước đây) và Việt Nam - LB Nga. Tất cả đều được dịch giả Thúy Toàn tỉ mẩn sưu tầm và lưu giữ.
Dịch giả Thúy Toàn từng chia sẻ, mỗi lần chuyển nhà ông đều cố gắng giữ các kỷ vật, tư liệu không bị hỏng hay thất lạc. Trong số các hiện vật quý mà dịch giả Thúy Toàn lưu giữ có một số lá thư mà Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi cho lớp học sinh tiếng Nga đầu tiên gồm 100 người, bản dịch đầu tiên ra tiếng Nga của cuốn Nhật ký trong tù của Bác Hồ, cùng các tác phẩm có giá trị của nhiều nhà văn, nhà thơ như: Kể chuyện Liên Xô vĩ đại của Nam Mộc xuất bản năm 1950; Một tháng thăm Liên Xô của éỗ éức Dục… Dịch giả Thúy Toàn mong muốn, những tư liệu, kỷ vật ông dày công lưu giữ sẽ góp phần tạo nên bức tranh đặc sắc về quá trình văn học Nga hòa nhập vào đời sống của người dân Việt Nam, về những hoạt động giao lưu văn hóa, văn học sôi nổi, đậm đà nghĩa tình giữa hai dân tộc.
Dịch giả Thúy Toàn đã thành công trong việc đưa văn học Nga đến gần với độc giả Việt Nam. Những công trình nghiên cứu, tác phẩm dịch, cùng các kỷ vật, tư liệu về giao lưu văn học Việt - Nga của dịch giả Thúy Toàn đang góp phần nối dài những nhịp cầu văn hóa, giúp cho tình hữu nghị giữa hai dân tộc Việt Nam và LB Nga luôn bền chặt qua năm tháng.
Theo Tapchiquehuong