(HBĐT) - Xóm Ải, xã Phong Phú (Tân Lạc) là thung lũng nhỏ với những triền đồi, vách núi bao quanh luôn luôn phảng phất mây trời, rì rào gió núi, dào dạt cây xanh. Xóm có dòng suối ải trong vắt, mát lành chảy quanh bao lấy xóm Ải. Ở trên các triền núi bao quanh thung lũng xóm Ải có rất nhiều hang động.


Hang Dơi: Là hang động đẹp nổi tiếng nhưng rất kỳ dị. Cửa hang rộng đến hàng trăm mét vuông. Lòng hang hun hút luồn sâu xuống lòng núi đá. Vì vậy, hang Dơi luôn luôn tối om và ẩm thấp. Hàng vạn con dơi trú ngụ trong hang. Vào cuối chiều hàng ngày, trời xâm xẩm tối, bầy dơi chen nhau bay ra kéo dài hàng tiếng đồng hồ. Trên triền núi, chung quanh hang Dơi có nhiều loại gỗ quý. ở đây cũng có nhiều muông thú về kiếm ăn.

Hang Ma: Các nhà khảo cổ học đã leo lên vách đá tai mèo, vào hang Ma để khai quật, khảo cứu các di vật từ thời cổ đại còn vương vãi ở trong lòng hang sâu. "Anh Nợi đã phát hiện một chiếc rìu có vai mài nhẵn mà phần lưỡi đã bị mòn vẹt, đó là chiếc rừu của cư dân thời đại hậu kỳ đá mới”(1). Cũng tìm thấy một chiếc rìu ngắn và rất nhiều hòn đá cuội nhẵn bóng, vỏ ốc, vỏ hến, vỏ trai… chỉ có ở dưới suối. Người cổ xưa đã xuống suối Chiềng cách hang khoảng 1.000 m để mò cua, bắt ốc… mang về hang làm thức ăn sinh sống. ở trong hang cũng tím thấy những mảnh xương dúi, nhím, cày, lợn rừng, hươu, nai, có cả xương voi, tê giác, bò rừng. Đặc biệt là những chiếc sọ người có hình dạng kỳ dị. Sau khi cạo, rửa sạch mới nhận ra đó là những sọ của người tiền sử.

Xóm Ải kỳ thú: Đến cuối thời "Văn hóa hang động” tới thời "Văn hóa thung lũng” những người tiền sử ở các hang động dần dần chuyển xuống chân các dãy núi, cách mặt bằng thung lũng khoảng 1 - 2 m, dựng những mái nhà mai rùa, tiếp là những ngôi nhà sàn cột chôn sấu xuống đất. Từ đó xóm núi được đặt tên là xóm ải.

Cách ngày nay trên dưới 100 năm, người dân xóm Ải ngày xưa phát triển rất nhanh. Phương thức làm ăn sinh sống cũng đổi mới. Nhân dân xóm ải đã chuyển cư xuống mặt bằng thung lũng nhỏ có những vạt cây xanh ngút ngát trùm lên dãy núi, triền đồi và dòng suối ải trong vắt chảy quanh.

Nhân dân xóm Ải đã xây cất được trên 50 ngôi nhà sàn truyền thống của dân tộc Mường. "Mùa thu năm 1987, anh Bùi Văn Bằng ở xóm ải, xã Phong Phú cuốc đất ở vườn sau nhà đã đào được hai chiếc trống đồng”(2). Tiếp sau anh Bằng là anh Bùi Văn Khoán, anh Bùi Văn Tiến ở xóm ải cũng đào được những chiếc trống đồng thứ 3, thứ 4. Chiếc trống đồng thứ năm do anh Bùi Văn Huynh người xóm Lý, xã Phong Phú phát hiện được. Cả 5 chiếc trống đồng đều thuộc loại lớn. Theo ý kiến học giả người áo Hê - Gơ về trống đồng Việt Nam và trống đồng Đông Nam á thì những chiếc trống đồng tìm được ở xóm ải, xóm Lý là loại sớm nhất, có niên đại khoảng thế kỷ thứ nhất trước công nguyên.

Trong số trên 50 ngôi nhà sàn xóm Ải, có một số nhà được làm bằng gỗ tốt, gỗ quý. Cột, xà, vách, cửa, sàn, cầu thang được cưa cắt vuông vức hoặc hình tròn, bào nhẵn đánh bóng, sơn son. Mái tranh xuôi mượt mà, khoang nhà rộng rãi, thoáng mát. Được chủ nhà trân trọng chia ra đầy đủ gồm không gian tín ngưỡng tâm linh, không gian văn hóa và không gian sống của các thành viên trong gia đình.

Một số gia đình đã cử con cháu đi đến một số vùng phát triển mạnh kinh tế, văn hóa du lịch để học tập. Khi về đã cùng gia đình dựng lên những ngôi nhà sàn truyền thống rộng rãi, cao đẹp. Đây là những ngôi nhà sàn dành riêng để đón khách tới xóm Ải.

Nhà được phân ra làm ba không gian: Không gian nghỉ dưỡng với đầy đủ chăn màn, đệm gối và các phương tiện làm mát dành cho khách nghỉ dưỡng. Không gian thưởng thức các món ẩm thực đặc sản như: cơm lam, xôi đồ, bánh dầy, thịt trâu nấu lá lồm, rau đố thập cẩm, thịt lợn muối chua, da trâu, da bò khô nấu với cây bon, thịt gà nấu măng chua, thịt lợn thui, luộc, chả quế, sườn lợn nướng, giò lụa, cá muối củ kiệu, rượu siêu sạo, rượu pha mật ong, rượu cần.

Chủ nhà đã chuẩn bị đầy đủ các món ăn đặc sản của người Mường và một số món ăn ngon lành khác, cũng đủ bia, nước ngọt. Du khách dùng món nào, chủ nhà cất lời vâng nhè nhẹ, dịu dàng, trân trọng bưng lên các món ăn, rượu uống mời khách.

Sau khi nhâm nhi những món ẩm thực đặc sản, nếu du khách có nhu cầu khám phá, tìm hiểu văn hóa dân tộc, các cô gái (chủ nhà) sẽ vui tươi mời khách đến khu nhà sàn lớn (nhà văn hóa) để thưởng thức chương trình nghệ thuật đặc sắc của đội văn nghệ bán chuyên nghiệp xóm ải.

Chương trình biểu diễn thường bắt đầu bằng màn trình tấu, trình diễn chiêng (vật báu hồn thiêng). Với các bản nhạc Đi đường nhịp nhàng, trầm bổng, ngân vang thẳm sâu vào lòng người. Bản nhạc bông trắng, bông vàng rộn rã, tươi vui. Tiếp theo là màn trình tấu các bản nhạc cổ truyền: lưu thủy, kim tiền, bình bán với các nhạc cụ hồ, nhị, đàn tam, sáo dọc, sáo ngang chiêng, trống, chũm chọe, phách. Độc tấu sáo ngang, sáo dọc, song ca nữ và các điệu múa dân gian cổ truyền: múa trằm thau (múa trống đồng), múa trằm đuống (múa giã gạo), múa hoa bông, múa sênh tiền, múa mời trầu…

Nếu du khách có nhu cầu tìm hiểu, khám phá sâu rộng về cảnh quan môi trường và cội nguồn - tâm hồn người Mường xóm ải, xã Phong Phú, Mường Bi xin mời quý khách ở lại thêm thời gian. Các già làng sẽ kể ngọn ngành về người Mường tiền sử và người Mường xóm ải ngày nay. Xóm sẽ cử người đưa quý khách đi vãng cảnh thiên nhiên vùng xóm ải. Với những dãy núi cao xanh bao quanh xóm ải và chạy dài ở hai bên thung lũng hẹp với suối nước trong vắt quanh năm rì rào chảy. Với những thửa ruộng bậc thang, một số ngọn núi thiên nhiên nơi đây ký thú là như vậy.

Con người ở nơi đây thuần phác, chịu thương, chịu khó, cần mẫn làm ăn, quý trọng tình người. Giàu ước mơ vươn tới, giữ gìn - phát huy cái nôi đầu tiên của xứ Mường.

(1), (2) Trích từ cuốn "Người Mường với văn hóa cổ truyền Mường Bi”. UBND huyện Tân Lạc, Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Hà Sơn Bình xuất bản.

NSƯT Bùi Chí Thanh


Các tin khác


Tổng kết công tác Văn hóa thông tin và hoạt động văn hóa , thể thao năm 2017

(HBĐT) - Ngày 27/12, tại khu du lịch Sunset (xã Tân Vinh) UBND huyện Lương Sơn đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác văn hóa thông tin và hoạt động văn hóa- thể thao năm 2017, triển khai nhiệm vụ năm 2018.

Hoa luôn là nguồn cảm hứng bất tận của nghệ sĩ

Không gian nhiếp ảnh, hội họa, điêu khắc, tranh bút lửa và thư pháp tại Công viên Xuân Hương là không gian của nghệ thuật với vẻ đẹp của hoa được đi vào tranh, ảnh, tượng bằng tài năng, tình yêu của những người sáng tạo nghệ thuật. Trong lạnh và gió, các họa sĩ, nhà điêu khắc, nghệ sĩ nhiếp ảnh, nghệ nhân đường phố đã tạo nên một không gian hoàn toàn khác biệt và có sức cuốn hút.

Đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú cho 11 nghệ nhân

(HBĐT) - Nhằm tôn vinh sự đóng góp, cống hiến của các nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể và thực hiện Kế hoạch số 33/KH-UBND ngày 3/4/2017 của UBND tỉnh về xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân ưu tú” trong di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Hòa Bình lần thứ 2, năm 2018, Sở VH-TT&DL là cơ quan thường trực đã thông báo rộng rãi và nhận được 18 hồ sơ đề nghị của cá nhân.

Tọa đàm văn học viết trung đại của người Mường Hòa Bình- Thực trạng và giải pháp

(HBĐT) - Ngày 26/12, Hội văn học nghệ thuật tỉnh tổ chức tọa đàm khoa học "Văn học viết trung đại của người Mường Hòa Bình- Thực trạng và giải pháp”. Đến dự có đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở VHTT&DL tỉnh, Sở KHCN, Công an tỉnh…. và các văn nghệ sĩ hội văn học nghệ thuật tỉnh.

Hội thảo khoa học “Cuộc khởi nghĩa chống Pháp của Tổng Kiêm - Đốc Bang”

(HBĐT) - Ngày 25/12, UBND huyện Kỳ Sơn tổ chức Hội thảo khoa học lịch sử "Cuộc khởi nghĩa chống Pháp của Tổng Kiêm - Đốc Bang” (1909 -1910). Đồng chí Trần Hải Lâm, Chủ tịch UBND huyện chủ trì hội thảo. Tới dự có lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh và một số nhà sử học Trung ương, nhà nghiên cứu lịch sử học của địa phương và đại diện hậu duệ đời thứ 4 cụ Tổng Kiêm và cụ Đốc Bang.

Khai mạc Festival Hoa Đà Lạt lần thứ 7 năm 2017

Tối 23-12, tại Quảng trường Lâm Viên, Festival hoa Đà Lạt lần thứ 7 năm 2017 chính thức khai mạc. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dự và phát biểu ý kiến. Cùng dự, có nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Dân vận T.Ư; nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa; đại diện các bộ, ngành T.Ư, các tỉnh, thành phố trong nước; các đoàn khách quốc tế và khoảng 15 nghìn người dân địa phương cùng du khách.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục