(HBĐT) - Ngày 26/12, Hội văn học nghệ thuật tỉnh tổ chức tọa đàm khoa học "Văn học viết trung đại của người Mường Hòa Bình- Thực trạng và giải pháp”. Đến dự có đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở VHTT&DL tỉnh, Sở KHCN, Công an tỉnh…. và các văn nghệ sĩ hội văn học nghệ thuật tỉnh.


   Toàn cảnh buổi tọa đàm

Theo kết quả điều tra dân số năm 2009, người Mường có trên 1,2 triệu người. Ở Hòa Bình người Mường chiếm 63% dân số của cả tỉnh với gần 500 nghìn người. Mặc dù không có chữ viết riêng nhưng người Mường để lại trường ca "Đẻ đất đẻ nước" đồ sộ và những áng Mo Mường bất hủ bằng hình thức truyền miệng. Các nhà nghiên cứu đã dịch các áng văn truyền miệng ra tiếng việt. Đến nay, nhiều nhà khoa học đưa ra câu hỏi: với tác phẩm văn học đồ sộ như vậy người Mường trung đại có chữ viết không? Và chưa có ai trả lời được. Một số nơi trên địa bàn tỉnh chỉ lưu lại có một số sắc phong từ thời nhà Nguyễn chứ không có văn bản cổ nào của người Mường. Theo các nhà khoa học thì khi nước Nam dùng chữ Hán, chữ Nôm thì người Mường cũng có văn bản, văn học bằng chữ Hán, chữ Nôm mặc dù có thể không nhiều hoặc rất ít.

Qua buổi tọa đàm nhiều ý kiến của các nhà khoa học đưa ra luận cứ cho rằng: Hòa Bình cách trung tâm Hà Nội chỉ vài chục cây số và cũng có không ít người về kinh kỳ học, không ít người giỏi chữ Hán, Nôm chắc chắn sẽ có văn bản văn học của người Mường. Một số văn bản cổ các nhà khoa học đang nắm giữ cũng nói ít nhiều đến văn bản chữ viết của người Mường. Nếu có chữ viết, văn bản văn học thì đều nằm ở các nhà Lang. Và chưa có ai nghiên cứu tìm hiểu. Tìm và bảo tồn văn bản văn học của người người Mường trung đại là việc làm cấp thiết. Do vậy, đề nghị các cấp ngành liên quan cấp thiết xây dựng đề tài khoa học tìm hiểu, nghiên cứu văn học viết trung đại của người Mường.

Việt Lâm


Các tin khác


Hòa Bình học tập kinh nghiệm quản lý du lịch tại Quảng Ninh

(HBĐT) - Chiều ngày 21/12, Đoàn công tác của tỉnh Hòa Bình do đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc, trao đổi kinh nghiệm về mô hình quản lý du lịch tại Quảng Ninh. Đồng chí Lê Quang Tùng, Ủy viên Dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, cùng lãnh đạo các sở, ngành tiếp và làm việc với đoàn.

Thăm và tặng quà giáo xứ Khoan Dụ (Lạc Thủy) nhân dịp Noel 2017

(HBĐT) - Ngày 21/12, đoàn công tác của tỉnh gồm các đồng chí đại diện lãnh đạo UBMTQ Việt Nam tỉnh, Công an tỉnh, Sở Nội vụ, phòng Dân tộc tôn giáo (Ban Dân vận Tỉnh ủy), phòng Tôn giáo (Sở Nội vụ) đã đến thăm và tặng quà bà con giáo dân giáo xứ Khoan Dụ (huyện Lạc Thủy).

Tuyên truyền giao lưu văn nghệ “Chung sức xây dựng nông thôn mới”

(HBĐT) - Từ ngày 19 – 20/12, Trung tâm Văn hóa – Thông tin huyện Tân Lạc đã phối hợp tổ chức 2 đêm tuyên truyền giao lưu văn nghệ với chủ đề "Chung sức xây dựng nông thôn mới” tại xã Quyết Chiến và Quy Mỹ.

Đoàn công tác tỉnh thăm, tặng quà đồng bào công giáo nhân dịp lễ Noel

(HBĐT) - Nhân dịp lễ Noel năm 2017, Đoàn công tác của tỉnh bao gồm đại diện lãnh đạo Sở Nội Vụ, Ban Dân vận Tỉnh ủy, UBMTTQ tỉnh , Công an tỉnh, Tỉnh Đoàn Hòa Bình đã đến thăm, chúc mừng ngày lễ Giáng sinh và tặng quà các hộ giáo dân giáo xứ Gò Mu (Lương Sơn); giáo xứ Mỹ Thành, giáo xứ Văn Nghĩa (Lạc Sơn); giáo xứ Đồng Gianh (Lạc Thủy).

Đoàn công tác của tỉnh tặng quà Giáo phận Phát Diệm

(HBĐT) - Ngày 19/12, Đoàn công tác của tỉnh gồm đại diện lãnh đạo Sở Nội vụ, UBMTTQ tỉnh, Công an tỉnh, Ban Dân vận Tỉnh uỷ, Tỉnh Đoàn Hòa Bình đã đến thăm, tặng quà Giáo phận Phát Diệm, tỉnh Ninh Bình

Tìm hướng xây dựng sản phẩm du lịch trên tuyến sông Đà

(HBĐT) - Tuyến sông Đà kết nối các tỉnh: Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu và Điện Biên, là dòng sông tuyệt đẹp, uốn lượn quanh những dãy núi kỳ vĩ cánh rừng nguyên sinh đan xen, tạo nên bức tranh thủy mặc khổng lồ được xem là tiềm năng lớn để phát triển các loại hình du lịch văn hóa, bản sắc, du lịch sinh thái, tâm linh, mở ra những cơ hội thu hút du khách, cải thiện đời sống người dân. Xây dựng các điểm du lịch trên tuyến sông Đà được các tỉnh xác định là trọng tâm phát triển du lịch. Thực hiện chương trình hợp tác phát triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng, các tỉnh đã phối hợp tổ chức khảo sát đánh giá thực trạng, xây dựng các giải pháp kết nối tuyến du lịch đường thủy nhằm khai thác tiềm năng phát triển các loại hình du lịch của các địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục