Tối 23-12, tại Quảng trường Lâm Viên, Festival hoa Đà Lạt lần thứ 7 năm 2017 chính thức khai mạc. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dự và phát biểu ý kiến. Cùng dự, có nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Dân vận T.Ư; nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa; đại diện các bộ, ngành T.Ư, các tỉnh, thành phố trong nước; các đoàn khách quốc tế và khoảng 15 nghìn người dân địa phương cùng du khách.
Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch
UBND tỉnh Lâm Đồng Đoàn Văn Việt phát biểu ý kiến khai mạc, khẳng định Festival
Hoa Đà Lạt được tổ chức hai năm một lần là điểm đến văn hóa, du lịch cho người
dân, du khách; là sự nối tiếp, tôn vinh và quảng bá những giá trị về hoa và
người trồng hoa Đà Lạt; các mặt hàng nông sản nổi tiếng và đặc sắc của địa
phương như: rau, trà, cà-phê, tơ lụa... Đồng thời, đây là dịp để tỉnh Lâm Đồng
quảng bá thương hiệu du lịch và thu hút đầu tư, đưa thương hiệu nông sản và du
lịch Đà Lạt - Lâm Đồng tự tin vươn ra thế giới.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tại lễ khai mạc.
Phát biểu ý kiến tại lễ khai
mạc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chúc mừng những kết quả đạt được của
TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng trong phát triển kinh tế - xã hội thời gian qua. Đáng
chú ý, ngành sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển với tốc độ cao, giá trị
sản xuất ngành rau, hoa, nông sản chất lượng cao tăng nhanh. Sau gần 125 năm
hình thành và phát triển, Đà Lạt đã có nhiều thành công trong quá trình hội
nhập và phát triển, vừa chú trọng bảo tồn, giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, kiến
trúc, văn hóa, vừa mạnh dạn mở rộng quy hoạch và định hướng phát triển theo
hướng hiện đại. Đồng thời, nhấn mạnh, qua sáu lần tổ chức đến nay, Festival Hoa
Đà Lạt đã được xã hội ghi nhận là một sự kiện văn hóa, kinh tế, du lịch nổi
bật; là lễ hội đặc trưng của thành phố cao nguyên thơ mộng, có tác động thiết
thực thúc đẩy sự phát triển ngành nghề sản xuất - kinh doanh và xuất khẩu hoa,
nông sản của TP Đà Lạt - tỉnh Lâm Đồng nói riêng, cũng như các tỉnh, thành phố
trong cả nước nói chung. Đêm hội khai mạc bằng chương trình diễu hành, với dàn
kèn hoa cách điệu, cùng các tiết mục về Đà Lạt xưa, nay và Đà Lạt trong tương
lai, gắn với hình ảnh người nông dân Đà Lạt - Lâm Đồng, là những người tạo ra
sản phẩm hoa, tơ lụa, trà…
Tại lễ khai mạc, Ban tổ chức
chính thức công bố công nhận thương hiệu "Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất
lành”.
Với chủ đề "Hoa Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất
lành”, Festival Hoa Đà Lạt lần thứ 7 diễn ra 16 chương trình chính và hơn 30
chương trình hưởng ứng tại TP Đà Lạt, TP Bảo Lộc và một số địa phương trong
tỉnh Lâm Đồng. Festival diễn ra đến ngày 27-12.
TheoNhanDan
(HBĐT) - Từ ngày 19 – 20/12, Trung tâm Văn hóa – Thông tin huyện Tân Lạc đã phối hợp tổ chức 2 đêm tuyên truyền giao lưu văn nghệ với chủ đề "Chung sức xây dựng nông thôn mới” tại xã Quyết Chiến và Quy Mỹ.
(HBĐT) - Nhân dịp lễ Noel năm 2017, Đoàn công tác của tỉnh bao gồm đại diện lãnh đạo Sở Nội Vụ, Ban Dân vận Tỉnh ủy, UBMTTQ tỉnh , Công an tỉnh, Tỉnh Đoàn Hòa Bình đã đến thăm, chúc mừng ngày lễ Giáng sinh và tặng quà các hộ giáo dân giáo xứ Gò Mu (Lương Sơn); giáo xứ Mỹ Thành, giáo xứ Văn Nghĩa (Lạc Sơn); giáo xứ Đồng Gianh (Lạc Thủy).
(HBĐT) - Ngày 19/12, Đoàn công tác của tỉnh gồm đại diện lãnh đạo Sở Nội vụ, UBMTTQ tỉnh, Công an tỉnh, Ban Dân vận Tỉnh uỷ, Tỉnh Đoàn Hòa Bình đã đến thăm, tặng quà Giáo phận Phát Diệm, tỉnh Ninh Bình
(HBĐT) - Tuyến sông Đà kết nối các tỉnh: Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu và Điện Biên, là dòng sông tuyệt đẹp, uốn lượn quanh những dãy núi kỳ vĩ cánh rừng nguyên sinh đan xen, tạo nên bức tranh thủy mặc khổng lồ được xem là tiềm năng lớn để phát triển các loại hình du lịch văn hóa, bản sắc, du lịch sinh thái, tâm linh, mở ra những cơ hội thu hút du khách, cải thiện đời sống người dân. Xây dựng các điểm du lịch trên tuyến sông Đà được các tỉnh xác định là trọng tâm phát triển du lịch. Thực hiện chương trình hợp tác phát triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng, các tỉnh đã phối hợp tổ chức khảo sát đánh giá thực trạng, xây dựng các giải pháp kết nối tuyến du lịch đường thủy nhằm khai thác tiềm năng phát triển các loại hình du lịch của các địa phương.
Phiên họp của ủy ban Liên Chính phủ Công ước UNESCO 2003 về bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 12 diễn ra trong hai ngày 7 và 8-12 tại Hàn Quốc đã nhất trí ghi danh hồ sơ "Nghệ thuật bài chòi Trung Bộ Việt Nam” và "Hát xoan Phú Thọ” của Việt Nam là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là sự kiện mang ý nghĩa lớn, tôn vinh các giá trị văn hóa độc đáo và khẳng định tính hiệu quả trong công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di sản của Việt Nam.
(HBĐT) - Tự chụp ảnh "tự sướng” bên những cây cam sai trĩu quả; thích thú đeo găng tay tự cầm kéo thu hoạch trái cam canh đỏ mọng, cam lòng vàng chín vàng; thưởng thức ngay tại gốc múi cam thơm ngọt, mọng nước... Đó là những trải nghiệm vô cùng hấp dẫn, thú vị khi du khách đến với các vườn cam trên địa bàn huyện Cao Phong bắt đầu từ tháng 11 dương lịch hàng năm.